Nâng cao hiệu quả quản lý quy trình ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh long an (Trang 67 - 75)

. Đối tượng nghiên cứu

2. .1 Kết quả đạt được

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý quy trình ngân sách

Chu trình quản lý Ngân sách gồm các khâu: Lập DTNS, chấp hành Ngân sách và QTNS, mỗi khâu có vị trí vai trò quan trọng riêng, hiệu quả mỗi khâu phụ thuộc vào nhau trong đó lập DTNS là khâu đầu tiên tạo cơ sở để thực hiện tốt các khâu sau. Ngược lại, chấp hành Ngân sách và QTNS tốt sẽ có tác dụng đánh giá đúng đắn hiệu quả lập DTNS và tạo thuận lợi cho lập DTNS năm sau tốt hơn.

Nâng cao hiệu quả quản lý chu trình Ngân sách là nội dung quan trọng, cơ bản, chủ yếu trong quản lý tài chính ở Bộ CHQS tỉnh Long An. Hiệu quả quản lý chu trình ngân sách có ý nghĩa quyết định đến công tác quản lý tài chính của đơn vị.

Nhằm thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ và tổ chức để nâng cao hiệu quả thực hiện chu trình Ngân sách là trách nhiệm, nhiệm vụ trước hết và chủ yếu của cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ đơn vị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy và chỉ huy đơn vị.

Quá trình, lập DTNS năm mới chủ yếu dựa vào số đã thực hiện DTNS của năm báo cáo và dự kiến biến động có liên quan ở năm kế hoạch để lập. Cụ thể quản lý chu trình Ngân sách giai đoạn 2016-2018 ở Bộ CHQS tỉnh Long An cho thấy cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc dù có cố gắng rất lớn để thực hiện tốt việc lập DSNS, cấp phát, chỉ tiêu sử dụng, thanh toán các loại kinh phí và QTNS. Một số chỉ tiêu chưa được tính toán đúng theo phương pháp nên chưa sát nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đột xuất phát sinh, chưa được dự tính trước và thông báo kịp thời nên việc tổ chức bảo đảm và quản lý còn lúng túng. Chi tiêu sử dụng ngân sách còn có trường hợp vượt DTNS, lấy khoản này chi cho khoản khác, thiếu hồ sơ, tài liệu cần thiết, thanh quyết toán kinh phí của một số ngành nghiệp vụ còn chậm, phải để đôn đốc thúc dục nhiều lần.

chính của đơn vị. Vì vậy tập trung các biện pháp và tổ chức để nâng cao chất lượng thực hiện chu trình Ngân sách ở Bộ CHQS tỉnh Long An có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Muốn vậy cần tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

Một là, Thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý NSNN bao gồm:

Nguyên tắc th ng nhất, tập trung dân chủ, cân đ i Ngân sách.

Đảm bảo sự thống nhất về ý chí và lợi ích qua phân bổ DTNS phát huy tính chủ động và sáng tạo của các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.Trên cơ sở DTNS được giao, nhiệm vụ của các ngành, các đơn vị, đơn vị cấp trên thực hiện cân đối và giao DTNS, kinh phí cho các ngành, các đơn vị để bảo đảm chi tiêu cho các việc được giao: Cân đối Ngân sách ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hòa, hợp lý trong cơ cấu thu chi giữa các khoản thu, chi; giữa các ngành, các đơn vị, các cấp.

Quá trình phản ánh chi Ngân sách của mọi cấp, mọi ngành đều được phản ánh trong kế hoạch thống nhất, được quản lý thống nhất từ Bộ Tư lệnh quân khu đến các đơn vị dự toán cơ sở. Quá trình chi tiêu sử dụng kinh phí phải thống nhất từ nội dung chi đến nội dung quyết toán theo DTNS được cấp, lập báo cáo QTNS theo mẫu biểu qui định và theo hệ thống Mục lục NSNN áp dụng trong Quân đội.

Nguyên tắc công khai, minh bạch.

Công khai, minh bạch NS để bảo đảm thực hiện quyền kiểm tra giám sát của các cơ quan, đơn vị, của mọi quân nhân trong quá trình phân phối, quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước, Quân đội và các khoản thu tại đơn vị, thực hiện có hiệu quả Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.

Người tiếp nhận công khai Ngân sách có quyền chất vấn và người có trách nhiệm công khai phải trả lời chất vấn về các nội dung công khai.

Quy trình công khai NS phải được thực hiện hàng năm, công khai cả DTNS và QTNS. Số liệu và các thông tin công khai NS phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và phù hợp với chế độ bảo mật tới từng đối tượng tiếp nhận thông tin theo những hình thức thích hợp.

Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác, đảm bảo trách nhiệm.

nhiệm trước đơn vị về toàn bộ quá trình quản lý Ngân sách, về kết quả thu, chi Ngân sách. Chịu trách nhiệm hữu hiệu bao gồm khả năng điều trần và gánh trách nhiệm về quản lý tài chính, quản lý Ngân sách theo Điều lệ công tác tài chính QĐND Việt Nam.

Khi xây dựng nội dung Ngân sách phải rành mạch, theo mục lục NSNN áp dụng trong Quân đội. Dự toán thu, chi được tính toán một cách cụ thể, chính xác và đưa vào kế hoạch; không được phép che đậy, bào chữa đối với mọi khoản thu, chi kinh phí. Không được phép lập quỹ đen.

Hai là,đối với khâu lập DTNS

Đảng ủy, chỉ huy đơn vị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan tài chính phối hợp với các ngành nghiệp vụ xây dựng DTNS đúng, sát, phù hợp với khả năng bảo đảm của Bộ Tổng Tham Mưu, đáp ứng tốt nhu cầu nhiệm vụ cũng như đời sống, chính sách của đơn vị.

- Xây dựng kinh phí lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn; kinh phí nghiệp vụ thì các chỉ tiêu phản ánh đầy đủ và chính xác nhu cầu chi của đơn vị trên cơ sở quán triệt và tuân thủ đúng các qui định về chi, trình tự, phương pháp, căn cứ tính toán đặc biệt là yếu tố quân số và định mức, thống nhất mẫu biểu và thời gian gửi DTNS. Khi lập có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

+ Đối với các khoản tiền lương chính, tiền ăn, quân trang thường xuyên… Nhu cầu chi cả năm = Quân số từng đối tượng x Định mức tiêu chuẩn x Thời gian bảo đảm

+ Đối với các khoản phụ cấp lương, nghiệp vụ quản lý, bảo quản, sửa chữa nhỏ, huấn luyện thường xuyên, công tác phí…

Tổng nhu cầu chi cả năm KH = Số thực hiện năm báo cáo + Chi phí thay đổi tăng - Chi phí thay đổi giảm

+ Đối với các khoản chi mua sắm vật tư thiết bị, chi cho các chương trình dự án, nghiên cứu đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, diễn tập, tuyển quân…

Tổng nhu cầu chi cả năm = Tổng nhu cầu chi cho các công việc, nhiệm vụ.

Qua phân tích đánh giá tình hình thực hiện DTNS những năm trước liền kề để rút kinh nghiệm, tính toán DTNS năm kế hoạch sát thực hơn. Từ đó cơ quan tài

chính, các ngành nghiệp vụ phải quán triệt sâu sắc nghị quyết lãnh đạo, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ chính trị năm kế hoạch của đơn vị, nắm vững quân số từng loại và chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đồng thời phải dựa vào mức huy động vật tư hàng hóa năm trước chuyển sang, kế hoạch thu từ hoạt động có thu để cân đối Ngân sách.

- Đối với các khoản chi chính sách xã hội (NSNN giao), BHXH phải nắm vững nội dung chi, đối tượng được hưởng ở đơn vị, chế độ tiêu chuẩn được hưởng của từng đối tượng.

- Đối với vốn đầu tư XDCB phải căn cứ tiến độ thực hiện dự án và số dự báo do Bộ Tư lệnh, cấp trên thông báo. Lập kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng gồm:

+ Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn đầu tư tập trung của Nhà nước.

+ Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng thuộc dự toán kinh phí NS quốc phòng thường xuyên và ngân sách Quân sự địa phương.

+ Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn đơn vị tự bổ sung. Như vậy, chất lượng DTNS năm được thể hiện ở việc tính toán, xác lập các chỉ tiêu ngân sách.

Ba là,đối với khâu chấp hành Ngân sách

- Tổ chức tốt hội nghị giao DTNS năm để phân bổ giao chỉ tiêu Ngân sách chính thức cho các ngành, các đơn vị. Trên cơ sở DTNS năm được Bộ Tư lệnh giao, Ban Tài chính phối hợp cùng các cơ quan nghiệp vụ Tham mưu cho Đảng ủy, Chỉ huy đơn vị thực hiện tốt việc phân bổ dự toán có trọng tâm trọng điểm cho các đầu mối trực thuộc, chú trọng phân cấp, phân quyền về Ngân sách một cách rõ ràng, cụ thể, ưu tiên cho đơn vị đóng quân ở xa đơn vị, làm nhiệm vụ ở vùng biên giới, vùng có nhiều khó khăn.

- Chấp hành nghiêm chế độ chứng từ hóa đơn, thủ tục chi, thanh toán xong đợt chi tiêu trước mới cấp phát đợt sau, thanh toán đúng nội dung, trung thực, chính xác, kịp thời. Thực hiện tốt công tác thẩm định, thủ tục pháp lý trong chi tiêu sử dụng kinh phí đối với các khoản thanh toán tập trung.

- Cơ quan tài chính, các ngành nghiệp vụ cần lập nhu cầu chi quý đúng quy định về nội dung, thời gian lập và gửi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm kinh phí của cấp trên và kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi.

- Chấp hành nghiêm các điều kiện chi Ngân sách, các khoản chi và thanh toán trong ngày như tiền ăn phải có biện pháp quản lý, bảo đảm riêng cho từng đối tượng. Cấp phát và thanh toán chi ngân sách phải nắm và đánh giá đúng kết quả chi.

Bốn là,đối với khâu quyết toán Ngân sách

Nâng cao chất lượng QTNS ở Bộ CHQS tỉnh Long An cơ quan tài chính, các ngành nghiệp vụ, các đơn vị phải thực hiện tốt các qui định về QTNS Trong đó:

- Ban Tài chính phải có kế hoạch quyết toán cụ thể, hợp lý đối với các ngành, các đơn vị các đầu mối chi tiêu. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị về mặt số liệu, đôn đốc thanh quyết toán, kiểm tra lại tình hình các khoản thu nộp, phải thu, phải trả.

- Hàng tháng, quý, năm khi tiến hành QTNS phải thực hiện đúng yêu cầu. Quyết toán trung thực, đầy đủ, chính xác, chặt chẽ, kịp thời, nhanh gọn. Đồng thời phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong quyết toán Ngân sách là: Quyết toán đúng nội dung, đúng quân số, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và giá cả hiện hành; có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

- Cán bộ, nhân viên tài chính được phân công theo dõi cấp phát, thanh quyết toán phải có năng lực quản lý, quyết toán, tổng hợp quyết toán tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Kiên quyết không quyết toán những nội dung chi sai nội dung DTNS, chi không đúng chế độ tiêu chuẩn, thiếu chứng từ hợp pháp, hồ sơ chi tiêu không đầy đủ.

- Qui định cụ thể về trách nhiệm, thời hạn thanh quyết toán đối với từng nội dung chi tiêu, từng khoản chi của từng ngành nghiệp vụ để khắc phục triệt để tình trạng dây dưa, chậm thanh quyết toán ở một số ngành trong giai đoạn vừa qua.

- Để vận hành cơ chế quản lý Tài chính được chặc chẽ trên cơ sở tình hình số liệu quyết toán phải phân tích đánh giá toàn diện tình hình bảo đảm và quản lý Ngân sách, quản lý tài chính. Thực hiện tốt việc thẩm định số liệu, tài liệu, hồ sơ chứng từ trước khi quyết toán. kết quả sử dụng kinh phí cả phần đơn vị tự chi và phân cấp cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc, cả phần bảo đảm bằng tiền và phần bảo đảm

bằng hiện vật, cả nội dung kinh tế và tính pháp lý, vừa khái quát hệ thống, vừa chi tiết cụ thể ở từng nội dung chi kinh phí, từng ngành, từng đầu mối đơn vị.

3.2.3. Tăng c ờng ph i h p chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong quản lý tài chính

Quy trình quản lý tài chính tại Bộ CHQS tỉnh Long An là nghiệp vụ tài chính có liên quan trực tiếp đến mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị và cá nhân trong đơn vị. Cơ quan tài chính không thể độc lập tiến hành quản lý tài chính nếu không có sự phối hợp công tác với các cơ quan, ngành nghiệp vụ và cá nhân có chi tiêu sử dụng kinh phí, tài chính, tài sản. Hiệu quả quản lý tài chính ngoài các yếu tố thuộc vế trình độ, năng lực và trách nhiệm của cơ quan Tài chính thì còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào việc phát huy vai trò trách nhiệm và những hiểu biết nhất định của các cơ quan, các ngành, các bộ phận và cá nhân trực tiếp chi tiêu sử dụng tài chính cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Quản lý tài chính của một đơn vị là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành nghiệp vụ và tất cả mọi người. Chỉ huy đơn vị là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động tài chính của đơn vị. Tài chính là cơ quan Tham mưu giúp việc cho Đảng ủy, chỉ huy và cơ quan nghiệp vụ cấp trên về thực hiện các công việc chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ.

Xây dựng Hệ thống bảo đảm và quản lý tài chính Quân đội được dựa trên cơ sở kết hợp phân cấp theo ngành bảo đảm vật chất theo đơn vị sử dụng ở từng cấp. Quyền sử dụng tổng hợp các nguồn tài chính trên cơ sở tuân thủ chế độ, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, Quân đội được tổ chức thực hiện ở từng cấp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và trách nhiệm của đơn vị từng cấp. Vai trò của các ngành bảo đảm vật chất được phát huy nhằm tăng cường, thống nhất trong bảo đảm và quản lý trong phạm vi toàn quân. Sự kết hợp này được thực hiện thông qua các hợp đồng cung ứng giữa các ngành với đơn vị sử dụng.

Thông qua việc phát huy ý thức, trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các cá nhân có liên quan đến quản lý tài chính là phát huy tinh thần, trách nhiệm quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn … quản lý tài chính đơn vị và đó cũng chính là việc phát huy quyền làm chủ tập thể của mọi người. Do vậy, tùy theo tính chất, nội dung, yêu cầu của từng mối quan hệ mà cơ quan tài chính cần có cách giải quyết cho tốt để đảm bảo cho quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành tài chính được thuận lợi.

Quản lý Ngân sách nói riêng, quản lý tài chính tại Bộ CHQS tỉnh Long An trong các năm 2016-2018 cho thấy mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính với ngành nghiệp vụ có thời điểm có nội dung chưa thống nhất, hiệu quả trong giải quyết mối quan hệ chưa cao; một số ngành chưa nắm vững nguyên tắc và thủ tục trong lập, chấp hành, QTNS, trong quản lý chi tiêu tài chính, còn có hiện tượng chi tiêu không đúng nội dung, sử dụng chứng từ hóa đơn chưa đúng qui định...

Qua phân tích, đánh giá nêu trên, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm giữa cơ quan tài chính với các ngành nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý tài chính ở Bộ CHQS tỉnh Long An là rất cần thiết. Để thực hiện biện pháp nâng cao cần phải giải quyết tốt các nội dung sau:

- Ban Tài chính đơn vị cần phải nắm vững nguyên tắc, kỷ luật tài chính, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ tài chính, nắm vững được các hướng dẫn về công tác chuyên môn nghiệp vụ của các ngành. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ trong quản lý tài chính tại Bộ CHQS tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh long an (Trang 67 - 75)