9. Bố cục
2.1 Vài nét về Uỷ banGiám sát tài chính Quốc gia và Văn phòng Ủy banGiám
Giám sát tài chính Quốc gia
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (gọi tắt là Uỷ ban) được thành lập theo Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/03/2008 của Thủ tướng Chính
phủ.Theo đó, Ủy ban có các chức năng, "tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính
phủ trong phân tích, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính đến kinh tế vĩ mô và tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến thị trường tài chính; điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia”.
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chức năng
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong việc điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện giám sát chung thị trường tài chính quốc gia (Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 79/2009/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)
Nhiệm vụ:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện giám sát chung thị trường tài chính quốc gia, giám sát hợp nhất hoạt động của các tập đoàn tài chính. Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối hoạt động giám sát tài chính chuyên ngành thông qua các hoạt động: kiến nghị và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia; kiến nghị các cơ quan thực hiện đúng quy trình và cơ chế giám sát, việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát thị trường tài chính; tham gia ý kiến với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định về quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, các chiến lược, định hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa
đổi, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, định hướng phát triển thị trường tài chính quốc gia.
- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin về thị trường tài chính quốc gia; phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính, nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan, các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, không tuân thủ hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định, các điều kiện trong hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quy định về cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất phục vụ hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia.
- Chủ trì tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn để trao đổi, thảo luận các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được tổ chức họp báo và công bố thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
(Theo Chương 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 79/2009/QĐ-TTg ngày 18/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Uỷ ban gồm: Ban lãnh đạo: gồm Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch. Bộ máy giúp việc: gồm 5 đơn vị:
Văn phòng: Tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban.
Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát: Tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban trong hoạt động nghiên cứu và điều phối các chính sách giám sát tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).
Ban Giám sát tổng hợp: Tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban trong giám sát chung toàn bộ thị trường tài chính.
Ban Giám sát các tập đoàn tài chính: Tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban trong giám sát tổ chức và hoạt động của các tập đoàn tài chính tại Việt Nam.
Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia: Là đơn vị trực thuộc, có chức năng thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin giám
23
sát tài chính phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ cho Ban lãnh đạo và các đơn vị chức năng liên quan thuộc Ủy ban.
Bộ máy tổ chức của Ủy ban đang được phát triển và kiện toàn theo mô hình của một cơ quan ngang bộ để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính
phủ đã giao.(Phụ lục)
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban
Văn phòng Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia có chức năng tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban các mặt công tác: Hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, tài chính cơ quan, bảo vệ, quân sự - an ninh quốc phòng, phòng cháy, chữa cháy; bảo mật, y tế, và một số công tác khác trong công tác chỉ đạo điều hành hoạt động của Uỷ ban.
Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng
- Tiếp nhận, phát hành và quản lý công văn, tài liệu ... từ nơi khác gửi đến và từ Ủy ban gửi đi; kiểm tra thể thức văn bản và trình tự, thủ tục trong việc phát hành các văn bản của Uỷ ban.
- Tổ chức quản lý, điều hành công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, bảo mật, bảo vệ, y tế của cơ quan theo quy định của Nhà nước,
- Tổ chức các buổi họp giao ban lãnh đạo của Uỷ ban và các buổi làm việc do chủ tịch chủ trì, đồng thời thực hiện nhiệm vụ thư ký trong các buổi họp, buổi làm việc đó.
- Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất: Phương tiện, trang thiết bị của Văn phòng; bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc của cơ quan;
- Lập kế hoạch và thực hiện mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác của cơ quan;
- Xây dựng và trình Chủ tịch Uỷ ban phê duyệt các báo cáo công tác định kỳ gửi Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp tổ chức, phục vụ các phiên họp, hội nghị, buổi làm việc, tiếp khách, việc hiếu, hỷ và các hoạt động khác của ủy ban;
- Bảo đảm an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan;
- Thực hiện công tác thư ký cho Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban;
- Thực hiện công tác pháp chế của Uỷ ban; thực hiện cải cách hành chính trong các lĩnh vực hoạt động của Uỷ ban theo kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ;
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền của Uỷ ban; xây dựng và vận hành hoạt động của trang tin điện tử (Website) của Uỷ ban;
- Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc của cơ quan;
- Thực hiện nhiệm vụ lễ tân, khánh tiết, tiếp khách của Uỷ ban; - Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Uỷ ban;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban giao.
. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức nhân sự của bộ phận Văn thư, lưu trữ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Bộ phận làm công tác lưu trữ có nhiệm vụ thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Hướng dẫn công chức, viên chức trong cơ quan tổ chức lập hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu nộp vào lưu trữ cơ quan;
- Thu thập hồ sơ, tài liệu đến hạn giao nộp vào lưu trữ cơ quan; - Phân loại, chỉnh lý khoa học tài liệu, xác định giá trị tài liệu; - Thống kê, sắp xếp và bảo vệ, bảo quản an toàn hồ sơ, tài liệu; - Phục vụ việc khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu lưu trữ;
- Lựa chọn hồ sơ, tài liệu thuộc diện nộp lưu để nộp lưu vào lưu trữ cơ quan; - Quản lý kho lưu trữ của cơ quan;
- Tổng kết, báo cáo công tác lưu trữ trong năm vừa qua, xây dựng kế hoạch, đề án về công tác lưu trữ.
Hiện nay, bộ phận lưu trữ thuộc Phòng Pháp chế – Tổng hợp Văn phòng của Uỷ ban có 01 chuyên viên vừa làm công tác văn thư và làm công tác lưu trữ, trình độ trung cấp văn thư – lưu trữ, cử nhân tài chínhhiện đang học Thạc sỹ lưu trữ học. Với số lượng cán bộ như hiện tại của Ủy bancho thấy tình trạng quá tải trong công việc vì vậy công tác chỉ đạo điều hành với hoạt động nàygặp rất nhiều khó khăn.
2.2. Thành phần, nội dung,đặc điểm, ý nghĩa tài li ệu lưu trữ hình thành trong hoạt động của Uỷ ban
2.2.1.Thành phần tài liệu lưu trữ của Uỷ ban
Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia là cơ quan thuộc Thủ tướng Chính phủ có chức năng nhiệm vụ tương đương với các Bộ, Ban, Ngành. Vì vậy trong quá trình hoạt động của mình trung bình mỗi nămUỷ ban sản sinh và tiếp nhận hàng nghìn văn bản, tài liệu phục vụ cho việc triển khai chức năng nhiệm vụ của mình.
Tuy số lượng tài liệu của Uỷ ban tương đối nhiều nhưng chủ yếu là 02 loại hình tài liệu đó là tài liệu hành chính (tài liệu lưu trữ bằng giấy) là chủ yếu và một số ít tài liệu nghe nhìn, tài liệu ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình. Trong đó:
25
-Nhóm tài liệu về hoạt động quản lý của Uỷ ban và các cơ quan hữu quan như: Văn phòng Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; Bộ Nội Vụ; Bộ Ngoại giao, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; Công đoàn viên chức Việt Nam; Bộ Tư Pháp và một số bộ ban ngành khác...
- Nhóm tài liệu về hoạt động chuyên môn giám sát tài chính của các bộ phận chuyên môn thuộc Uỷ ban và các cơ quan hữu quan như: Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam; Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Thanh tra Ngân hàng Nhà Nước ;120 tổ chức tín dụng và một số bộ ban ngành...Đây được đánh giá là khối tài liệu có giá trị đặc biệt phản ánh hiệu quả hoạt động của Ủy ban trong thời gian qua.
2.2.2. Nội dung tài liệu lưu trữ của Uỷ ban
Tài liệu lưu trữ tại Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia không chỉ phong phú về thành phần khối lượng mà còn phong phú cả về nội dung thông tin trong văn bản, tài liệu. Tài liệu trong phông phản ánh các lĩnh vực sau:
Tài liệu về tổng hợp: Bao gồm các tài liệu chứa đựng những nội dung như công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chủ trương chính sách chung của Đảng và Nhà nước về kinh tế, văn hoá, các tài liệu về chương trình, kế hoạch, báo cáo công tác kinh tế, thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo, hội nghị sơ kết, tổng kết: báo cáo công tác năm của các phòng, ban, đơn vịcủa Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Tài liệu về thi đua khen thưởng: Bao gồm các văn bản về quy định, quy chế về công tác thi đua khen thưởng; báo cáo về các phong trào thi đua khen thưởng; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần của Hội đồng khen thưởng của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Tài liệu về tổ chức cán bộ: Là nhóm tài liệu về chỉ tiêu biên chế, lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động các lãnh đạo, chuyên viên thuộc Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Tài liệu chuyên môn: Trong đó chủ yếu là các báo cáo giám sát thị trường Tài chính , báo cáo tổng quan, báo cáo giám sát các tập đoàn tài chính là thành phần tài liệu rất quan trọng, chiếm khối lượng lớn nhất của Uỷ banGiám sát tài chính Quốc gia. Hằng năm, Uỷ ban đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá, nhận định và dự báo xu hướng các vấn đề kinh tế vĩ mô tư vấn kịp thời các chính sách điều hành cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thông qua các báo cáo phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ (hằng tháng), báo cáo phục vụ Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia (hằng quý) và các báo cáo định kỳ khác. Qua đó, Ủy ban đề xuất các giải pháp và các chính sách phù hợp để tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì, phát triển đất nước vững mạnh và bền vững.Ngoài ra tài liệu Uỷ ban còn là các báo cáo chuyên đề: Báo cáo tham mưu giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Tài liệu khoa học: Là tài liệu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và nghiên cứu khoa học cấp Uỷ ban. Số lượng tài liệu này rất ít từ khi thành lập tới nay, Uỷ ban có khoảng 30 đề tài nghiên cứu khoa học.
Tài liệu dự án: Ngoài những tài liệu trên Uỷ ban có tài liệu của dự án. Số lượng tài liệu dự án của Uỷ ban cũng rất ít từ khi thành lập tới nay Ủy ban có 03 dự án đó là: 01 dự án cải tạo sửa chữa trụ sở số 8 Lê Hồng Phong; 01 dự án cải tạo sữa chữa trụ sở số 109 Quán Thánh; 01 dự án Hệ thống thông tin Giám sát tài chính Quốc gia.
Tài liệu về tài chính: Là nhóm tài liệu về hướng dẫn, chỉ đạo về công tác tài chính, kế hoạch, báo cáo công tác tài chính hằng năm của các đơn vị trực thuộcdự toán, chỉ tiêu ngân sách hằng năm; báo cáo quyết toán năm; thanh tra, kiểm tra tài chính. Chứng từ kế toán, hồ sơ thanh toán dự án, thanh toán đề tài nghiên cứu khoa học…
Tài liệu của Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên gồm các tài liệu về Đại hội Đảng, đại hội Công đoàn, đại hội Đoàn Thanh niên, chương trình báo cáo tổng kết công tác năm của Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên; các báo cáo thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết, các cuộc vận động lớn của Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên,…
Toàn bộ các nội dung tài liệu nêu trên là các tài liệu quan trọng, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động quản lý, điều hành của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia và gắn, liền với hoạt động hàng ngày của cơ quan.
2.2.3. Đặc điểm tài liệu lưu trữ của Uỷ ban
Tài liệu lưu trữ Ủy ban có tính chính xác cao: Tài liệu lưu trữ của Ủy ban được sinh ra đồng thời với sự hình thành và phát triển của Uỷ ban nên thông tin phản ánh trong đó có tính chân thực cao. Tài liệu lưu trữ là bản chính, bản gốc hoặc bản sao hợp pháp của văn bản, tài liệu. Tài liệu lưu trữ của Uỷ ban có đầy đủ các yếu tố thuộc về thể thức của văn bản theo những quy định hiện hành của nhà nước. Trong tài liệu lưu trữ của Uỷ ban có những bằng chứng thể hiện, đảm bảo độ chân thực cao của thông tin như chữ ký của người có thẩm quyền, dấu xác nhận của Uỷ ban, thời gian sản sinh ra tài liệuchính vì vậy tài liệu lưu trữ Ủy ban luôn được coi