7. Bố cục của luận văn
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống ma
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là cho lực lượng ở cơ sở.
Hai là, sắp xếp tổ chức bộ máy mới đi đôi với việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy. Tập trung xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là lực lượng Điều tra viên, Trinh sát viên, cán bộ làm công tác tham mưu chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được. Tiếp tục đưa bộ máy công an chính quy về các xã để phát huy tốt nhiệm vụ điều tra, phá án.
Ba là, coi trọng công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị, tư tưởng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm điều lệnh Công an nhân dân, đề cao tính gương mẫu, trách nhiệm người đứng đầu, tiếp tục cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ huy; quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, hậu cần phục vụ chiến đấu nhằm xây dựng lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy thực sự trong sạch, vững mạnh.
Bốn là, bổ sung lực lượng làm công tác cai nghiện theo định mức tại Thông tư 25/2018/TT-BLĐTBXH ngày 10/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc của cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Năm là, tiếp tục đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy. Đồng thời phát huy vai trò Đội công tác xã hội tình nguyện ở địa phương. Bên cạnh đó cần giao rõ trách nhiệm trong việc hỗ trợ sau cai nghiện cho học viên đã hoàn thành cai nghiện trở về địa phương nơi sinh sống. Tập huấn các kỹ năng, hoàn thiện về nhân sự, chức năng nhiệm vụ cho đội ngũ làm công tác này.
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống ma túy ma túy
63
Đài Truyền hình tỉnh Lâm Đồng và đài truyền hình các huyện tăng thời lượng, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, xây dựng chương trình, tin bài đạt mục tiêu của Đề án “Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm”; ưu tiên kinh phí thực hiện các sản phẩm truyền thông có hiệu quả, phát sóng vào các khung giờ có nhiều người theo dõi; chú trọng tuyên truyền về tác hại của các chất gây nghiện, chất hướng thần mới và giáo dục kỹ năng phòng ngừa ma túy trong giới trẻ.
Đổi mới công tác tuyên tuyền phổ biến về phòng chống ma túy theo từng đối tượng cụ thể và đặt biệt công tác tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số các vùng sâu, vùng xa.
Sở Lao động Thương binh xã hội chỉ đạo tiếp tục duy trì các văn phòng tư vấn cai nghiện ma túy tại Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng và mở thêm nhiều điểm tư vấn cai nghiện ở các huyện có điểm nóng về nghiện ma túy.
Tuyên truyền phương pháp điều trị thay thế methadon cho người nghiện và thân nhân được biết.
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy nhất là quy chế chuyển gửi học viên sau khi hoàn thành việc cai nghiện xong đươc bàn giao cho gia đình, địa phương quản lý, địa phương sẽ theo dõi hỗ trợ chuyển đến những đơn vị có chức năng để hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho học viên.
Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng; chủ động tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy; tập trung triệt xóa các điểm, tụ điểm, các đường dây, ổ nhóm, đối tượng sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy, triệt để thu hồi tài sản do phạm tội về ma túy mà có.
64
Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát chặt chẽ các loại tiền chất, thuốc gây nghiện cả trong xuất nhập khẩu và sản xuất kinh doanh, kịp thời ngăn chặn không để tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy trong nội địa.
Về công tác cai nghiện ma túy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với UBND các huyện triển khai thực hiện cai nghiện tự nguyện hoặc cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh với các ngành chức năng và địa phương trong việc tiếp nhận, tổ chức điều trị, cai nghiện, quản lý người nghiện và sau cai nghiện. Đa dạng hóa các hình thức điều trị, cai nghiện ma túy; tiếp tục nghiên cứu, mở rộng mô hình cai nghiện dựa vào cộng đồng và các dịch vụ tư vấn hỗ trợ người nghiện. Chú trọng rà soát, thống kê, đánh giá chính xác tình hình người nghiện và người sử dụng trái phép ma túy để có biện pháp ngăn chặn sự gia tăng người nghiện mới, đồng thời, quản lý chặt chẽ người nghiện, người sử dụng ma túy không để phát sinh tội phạm.
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp dưới và trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chi đạo, quản lý nhà nước về phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Ủy ban nhân tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt các sở ban ngành, đoàn thể thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy tại các cơ sở kinh doanh, nhất là những nơi phức tạp như nhà hàng, vũ trường, karaoke, khách sạn.
Thường xuyên tổ chức các đoàn liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tại các địa phương.
Công an tỉnh tăng cường kiểm duyệt, điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức giới thiệu, mua bán, khuyến khích sử dụng ma túy, các
65
chất gây nghiện, chất gây ảo giác trên mạng internet, mạng xã hội. Tổ chức tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp lái xe dương tính với các chất ma túy trong quá trình tham gia giao thông.
66
Tiểu kết chương 3
Hiện nay có nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế, xã hội trong điều kiện hiện nay do đó tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ còn diễn biến phức tạp. Tội phạm ma túy liên kết chặt chẽ với các loại tội phạm khác như tham nhũng, rửa tiền, buôn bán vũ khí, trẻ em và phụ nữ... đang và sẽ là thách thức lớn đối với toàn xã hội. Chính vì thế, nếu không có những phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng chống ma túy thì có thể làm cho tình hình này để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng.
Trên cơ sở phân tích định hướng, quan điểm chủ trương về phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung, Luận văn đã đề xuất 6 giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cụ thể (1) Hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống ma túy; (2) Đẩy mạnh việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về phòng, chống ma túy; (3) Kiện toàn bộ máy Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy; (4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống ma túy; (5) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy; (6) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy. Tuy nhiên để các giải pháp này tối ưu nhất thì phải tổ chức triển khai một cách đồng bộ và thống nhất trong thời gian tới.
67
KẾT LUẬN
Trong những năm qua cấp ủy và chính quyền địa phương đã chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn ma túy; triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm ma túy, ngăn chặn có hiệu quả ma túy thẩm lậu các tỉnh lân cận vào tỉnh Lâm Đồng; Hoạt động cai nghiện tại cơ sở cai nghiện tỉnh Lâm Đồng đạt được nhiều kết quả tốt, công tác triệt phá cây có chứa chất ma túy và hoạt động thay thế cây có chứa chất ma túy đã được triển khai và đẩy mạnh ở nhiều huyện, thành phố, đạt kết quả tích cực; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy đã mở rộng đến tận nhiều tầng lớp trong xã hội.
Vì thế để làm rõ đề tài “Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng” luận văn đã giải quyết:
Thứ nhất, luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về
phòng, chống ma túy; trên cơ sở đó làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy đồng thời nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm của một số tỉnh lân cận và rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lâm Đồng.
Thứ hai, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về
phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như (1) Xây dựng thể chế, chính sách về phòng, chống ma túy; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về phòng, chống ma túy; (3) Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma tuý; (4) Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống ma túy; (5) Phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy; (6) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
68
Thứ ba, trên cơ sở mục tiêu phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nêu những kết quả đạt được, nguyên nhân của kết quả và hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Những kết quả nghiên cứu luận văn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới./.
69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (1996), Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30/11/1996 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy;
2. Bộ Chính trị (2008), Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới;
3. Công an tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy từ năm 2015-2019;
4. Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991.
5. Đàm Thanh Thế (2008), Tổ chức hoạt động của Công an cấp quận trong
phát hiện, xử lý tin ban đầu tội phạm về ma túy trên địa bàn đô thị, Luận án Tiến sỹ luật học;
6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, Bộ Luật Hình sự năm 1999.
7. Luật Phòng chống ma túy ngày 9/12/2000;
8. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma túy ngày 3/6/2008;
9. .Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
10.Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện ( 2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, NXBCAND Hà Nội;
11.Ngô Đức Tuấn ( 2006), hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma
túy của lực lượng Công an cấp huyện. Luận án Tiến sỹ Luật học;
12.Phan Thị Mỹ Hạnh (2010), " Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công
tác cai nghiện ma túy", Tạp chí phòng, chống ma túy, số 11/2010;
13.Phan Thị Mỹ Hạnh (2012), "Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tái phạm tội
về ma túy đối với phạm nhân", Tạp chí phòng, chống ma túy, số 6/2012.
70
14.Phan Thị Mỹ Hạnh (2012), "Tăng cường công tác quản lý tiền chất nhằm
phòng ngừa tội phạm về ma túy", Tạp chí phòng, chống ma túy, số 9/2012.
15.Phan Thị Mỹ Hạnh (2013), "Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công
tác thống kê phòng, chống ma túy " , Tạp chí phòng, chống ma túy, số 2/2013;
16.Phan Thị Mỹ Hạnh (2013), "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
sưu tra đối tượng về ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân ", Tạp chí Cảnh
sát nhân dân, số 2/2013.
17.Phan Thị Mỹ Hạnh (2014), “Tình hình và giải pháp tạo việc làm sau cai cho người nghiện ma túy” , Tạp chí phòng, chống ma túy, số 5/2014;
18.Phan Thị Mỹ Hạnh (2016), “Quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma
túy ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập“, Luận án Tiến sỹ, học viện Hành chính
Quốc gia;
19.Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng, báo cáo công tác cai nghiện và quản lý sau cai từ năm 2015-2019;
20.Thủ tướng Chính phủ (1993), Nghị quyết số 06/CP ngày 29/1/1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy;
21.Thủ tướng Chính phủ (1997), Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 25/8/1997 về việc thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống ma túy.
22.Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 150/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống ma túy 2001- 2005;
23.Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 31/8/2000 về việc bổ nhiệm các thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
24.Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 61/2000/QĐ-TTg ngày 05/6/2000 về việc thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
71
25.Thủ tướng Chính phủ (2001), Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 “Ban hành vào danh mục các chất ma túy và tiền chất’; Nghị định số 133/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 “Bổ sung một số chất vào danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ. Nghị định số 73/2018 /NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định danh mục chất ma túy và tiền chất;
26.Thủ tướng Chính phủ (2004), Nghị định số 135/2004 qui định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
27.Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2000 về việc phê duyệt “ kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010”;
28.Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
29.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 127/2009/QĐ-TTg ban hành