Đơn vị thông tin thuốc tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát vai trò dược sĩ thông tin thuốc tại bệnh viện quận 4 (Trang 25 - 28)

1.2.3.1 Vị trí

Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện thường trực thuộc khoa Dược, hoạt động dưới sự giám sát của Hội đồng thuốc và điều trị và Ban giám đốc bệnh viện nhằm tư vấn, cung cấp TTT cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế trong khoa Dược, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động TTT trong bệnh viện. Trách nhiệm này được thực hiện thông qua đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện [4]

1.2.3.2 Nhiệm vụ

Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện có những nhiệm vụ sau:

 Cung cấp TTT cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế, bệnh nhân trong bệnh viện

 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về TTT của bênh viện

 Xây dựng kế hoạch và triển khai tuyên truyền TTT trong bệnh viện  Hỗ trợ công tác dược lâm sàng trong giám sát sử dụng thuốc

 Thu thập, tiếp nhận, tổng hợp thông tin liên quan thuốc

 Cung cấp TTT nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh)

 Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện, Trung tâm Quốc gia/Trung tâm khu vực về TTT và theo dõi phản ứng có hại của thuốc

 Các vấn đề khác có liên quan đến TTT.  Đào tạo và nghiên cứu khoa học

1.2.3.3 Tổ chức hoạt động

 Trang thiết bị: phải có hệ thống máy vi tính, nối mạng internet, máy in, máy fax, điện thoại;

 Bàn, ghế làm việc, tủ sách, tài liệu, sách, báo, tạp chí, phần mềm tra cứu TTT khoa học: phải có tối thiểu các tài liệu, sách, báo, tạp chí, phần mềm tra cứu TTT thuộc danh mục ưu tiên [7]

Người làm công tác TTT: Thông thường, dược sĩ là người làm công tác TTT, tuy nhiên cũng có thể là bác sĩ tùy tình hình thực tế. Người làm TTT phải có những yếu tố sau:

 Nhiệt tình, ham hiểu biết, có trách nhiệm  Biết ngoại ngữ, tối thiểu là tiếng Anh  Được đào tạo về nghiệp vụ thông tin  Có kiến thức dược lý, dược lâm sàng  Có kiến thức sử dụng thuốc trên lâm sàng.  Nguồn tài liệu: nguồn tài liệu bao gồm:

 Tài liệu gốc: Dược điển, Dược thư, tập san Dược học; tài liệu từ WHO; tài liệu từ Cục quản lý Dược; hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế;…

 Tài liệu tham khảo: sách, báo, tạp chí (trong và ngoài nước); Kinh nghiệm sử dụng do Hội đồng thuốc của bệnh viện xây dựng; kinh nghiệm sử dụng của các đơn vị khác được đúc kết và thừa nhận; các tài liệu cập nhật về các nghiên cứu mới; thông tin phản hổi từ thầy thuốc và người bệnh trong quá trình điều trị.

1.2.3.4 Nội dung hoạt động thông tin thuốc

Công tác TTT và tư vấn về sử dụng thuốc của khoa Dược bệnh viện bao gồm [6]:  Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

 Thông tin về thuốc: tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều; hiệu chỉnh liều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt; chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp, tương kỵ của thuốc; lựa

chọn thuốc trong điều trị; sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai/cho con bú, các lưu ý khi sử dụng thuốc.

 Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các khoa lâm sàng.

 Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong đấu thầu.

 Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị.  Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng thuốc; hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị.

 Tham gia phổ biến, cập nhật các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc và sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.

 Tham gia công tác cảnh giác dược; theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Đề xuất biện pháp giải quyết và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

 Tham gia nghiên cứu khoa học về sử dụng thuốc, về thử nghiệm thuốc trên lâm sàng, đánh giá hiệu quả kinh tế y tế trong bệnh viện.

 Tham gia chỉ đạo tuyến trước đối với bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát vai trò dược sĩ thông tin thuốc tại bệnh viện quận 4 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)