PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát vai trò dược sĩ thông tin thuốc tại bệnh viện quận 4 (Trang 32)

2.2.1 Ước tính cỡ mẫu

2.2.1.1 Bệnh nhân: Dân số không xác định

Thời gian khảo sát 30 ngày. Từ 15/07/2018 đến 15/08/2018. Độ tin cậy = 95% => α = 0,05 => z = 1,96 Sai số (d): d = 5-10% (chọn 5%) = 0,05 Tỉ lệ điều tra (p): p = 0, 5 Cỡ mẫu [1]: 𝑛 = 𝑧2𝑝(1−𝑝) 𝑑2 = 1,962∗0,25 0,052 = 384 Vậy cỡ mẫu khảo sát là 384 bệnh nhân.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện khóa luận, vì lý do lỗi sai số trong vài mẫu khảo sát nên chỉ thu thập được số liệu từ 380 bệnh nhân.

2.2.1.2 Cán bộ y tế: Dân số xác định

Bệnh viện có 300 cán bộ y tế (Y- Bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh )

Thời gian khảo sát 15 ngày. Từ 16/08/2018 đến 01/09/2018 N = 300 Độ tin cậy = 95% => α = 0,05 => z = 1,96 Sai số (d): d = 5-10% (chọn 6%) = 0,06 Tỉ lệ điều tra (p): p = 0, 5 Cỡ mẫu [1]: 𝑛 = 𝑁𝑧2𝑝(1−𝑝) 𝑑2(𝑁−1)+𝑧2𝑝(1−𝑝) = 300∗1,962∗0,25 0,062∗(300−1)+1,962∗0,25 = 142 Vậy khảo sát 142 cán bộ y tế.

2.2.2 Lấy mẫu ngẫu nhiên [1]

Quá trình điều tra chọn mẫu thường gồm 6 bước sau: - Xác định tổng thể chung.

- Xác định khung chọn mẫu hay danh sách chọn mẫu.

- Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu xác suất hay phi xác suất.

- Xác định quy mô mẫu: thường dựa vào yêu cầu về độ chính xác, khung chọn mẫu đã có sẵn chưa, phương pháp thu nhập dữ liệu, chi phí phép. Đối với mẫu xác suất: thường có công thức để ước tính cỡ mẫu; đối với mẫu phi xác suất: thường dựa vào kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu để chọn cỡ mẫu.

- Xác định chi phí để nhận diện được đơn vị mẫu trong thực tế: đối với mẫu xác suất phải xác định rõ cách thức để chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu sao cho đảm bảo mọi đơn vị đều có khả năng được chọn như nhau.

- Kiểm tra quá trình chọn mẫu: thường kiểm tra đơn vị trong mẫu có đúng đối tượng nghiên cứu không, kiểm tra sự cộng tác của người trả lời, kiểm tra tỷ lệ hoàn tất,… Chi tiết hơn về phương pháp chọn mẫu, có 2 phương pháp chọn mẫu cơ bản [1]:

2.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn mẫu xác suất)

Là phương pháp mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị tổng thể đều như nhau. Đây là phương pháp tốt nhất để ta có thể chọn được ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung. Tuy nhiên, khó áp dụng phương pháp này khi không xác định được danh sách cụ thể cho tổng thể chung, tốn kém nhiều thời gian, nhân lực, chi phí cho việc thu thập dữ liệu khi đối tượng phân tán trên nhiều địa bàn cách xa nhau.

Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:

- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling). - Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (systematic sampling). - Chọn mẫu cả khối (cluster sampling).

- Chọn mẫu phân tầng (straitified random sampling). - Chọn mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling).

2.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu phi xác suất)

Là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung [1].

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

- Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling): lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dể tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng, hoặc khi muốn ước lượng sơ bô vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

- Chọn mẫu phán đoán (judgement sampling): là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy, tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu.

- Chọn mẫu định ngạch (quota sampling): trước tiên, tiến hành phân nhóm tổng thể theo một tiêu chuẩn được quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng nhóm để tiến hành điều tra. Sự phân bố số đơn vị cần điều tra cho từng nhóm được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu [1].

2.2.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn

Nghiên cứu mô tả, dựa vào 2 bộ câu hỏi cho hai nhóm đối tượng nghiên cứu khác nhau, tôi tiến hành khảo sát và ghi lại câu trả lời vào phiếu điều tra. Sau đó, tập hợp và phân tích số liệu để đưa ra các kết quả về nhu cầu TTT của bệnh nhân và cán bộ y tế tại bệnh viện quận 4.

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Exel 2016, SPSS 20 và các lý thuyết phương pháp thống kê mô tả kiểm định Chi bình phương để phân tích các mối quan hệ liên quan với mức ý nghĩa α = 0,05.

Bước 1: Đặt giả thiết thống kê: Ho : Hai biến độc lập với nhau H1 : Hai biến có liên hệ với nhau Bước 2: Tính toán đại lượng X2

 Công thức tính toán đại lượng X2 [9]:

(𝑂𝑖𝑗 − 𝐸𝑖𝑗)2 𝐸𝑖𝑗

Trong đó: X2 : Đại lượng Chi bình phương dùng để kiểm định

Oij: Đại lượng cho số trường hợp được quan sát trong 1 ô cụ thể của bảng chéo (tần số quan sát)

Eij: Đại diện cho số trường hợp mà bạn mong đợi gặp trong những ô của bảng chéo đó nếu không có mối liên hệ giữa 2 biến trong bảng

c: Số cột của bảng r: Số hàng của bảng

Eij được tính theo công thức sau: 𝐸𝑖𝑗 = 𝑅𝐼𝑥𝐶𝑗 𝑛 [9] Ri: tổng số quan sát của hàng thứ i

Cj: tổng số quan sát của cột thứ j Bước 3: Tìm giá trị tới hạn X2 α

Bước 4: Tiêu chuẩn quyết định là so sánh giá trị tới hạn và giá trị X2

 Bác bỏ giả thuyết Ho nếu: X2 > X2 α

 Chấp nhận giả thuyết Ho nếu: X2 ≤ X2 α

2.3 CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.3.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú

 Nghề nghiệp

 Giới tính

 Bệnh

 Đối tượng (bệnh nhân/ người thân, khám bảo hiểm/ khám dịch vụ)  Nhu cầu TTT:

 Mong muốn nhận được tư vấn sau khi kê đơn

 Mức độ cần thiết các nội dung TTT muốn được cung cấp

 Hình thức tư vấn mong muốn nhận được

 Thời gian tư vấn mong muốn nhận được

 Mối quan hệ giữa đặc điểm bệnh nhân với nhu cầu TTT  Đánh giá sơ bộ của bệnh nhân về công tác TTT tại bệnh viện

 Thắc mắc về thuốc của bệnh nhân sau khi mua hoặc cấp phát thuốc

 Phương pháp tìm kiếm thông tin giải đáp các thắc mắc về thuốc

 Mức độ hài lòng của bệnh nhân về công tác cung cấp thông tin tại bệnh viện

2.3.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế

 Đánh giá mức độ cần thiết của TTT  Mục đích của tra cứu TTT

 Thời gian cần cập nhật TTT, thời gian cần nhận được phản hồi  Hình thức trao đổi TTT đang sử dụng và mong muốn nhận được  Mức độ quan trọng của các nội dung TTT

 Khó khăn gặp phải khi tra cứu TTT

 Thời gian tư vấn TTT cho bệnh nhân thực tế và mong muốn  Nhu cầu nhận được TTT từ đơn vị thông tin thuốc

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú

3.1.1.1 Đặc điểm bệnh nhân

Bảng 3.1: Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Thông số nghiên cứu Số bệnh nhân

Số lượng Phần trăm (%) Tuổi Dưới 18 tuổi 42 11,1 Từ 18 đến dưới 40 tuổi 201 52,9 Từ 40 đến dưới 60 tuổi 116 30,5 Từ 60 tuổi trở lên 21 5,5 Giới tính Nam 124 32,6 Nữ 256 67,4 Học vấn Dưới 12/12 140 36,8 12/12 195 51,3 Trung cấp 14 3,7 Cao đẳng, Đại học 31 8,2 Nghề nghiệp Hưu trí 27 7,1 Trí thức 56 14,7

Học sinh – Sinh viên 104 27,4

Lao động chân tay 193 50,8

Nơi ở Quận 4 259 68,2 Quận 7 78 20,5 Quận khác 43 11,3 Bệnh Dị ứng – Miễn dịch 10 2,38 Hô hấp 113 26,9 Tim mạch 58 13,81 Tiêu hóa 58 13,81

Sinh dục – Tiết niệu 14 3,33

Nội tiết 34 8,1

Máu và cơ quan tạo máu 7 1,67

Nhiễm khuẩn 15 3,58 Thần kinh 25 5,95 Cơ – Xương – Khớp 50 11,9 Thai sản – Phụ khoa 11 2,62 Răng – Hàm – Mặt 16 3,81 Da liễu 9 2,14 Số bệnh 1 bệnh 350 92,1 2 bệnh 22 5,8 3 bệnh trở lên 8 2,1 Hình thức khám Bảo hiểm y tế 288 75,8 Dịch vụ 92 24,2 Nhận xét:

 Trong 380 bệnh nhân được phỏng vấn phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi từ 18 đến dưới 40 tuổi (52,9%), kế tiếp là độ tuổi từ 40 đến dưới 60 tuổi (30,5%) và dưới 18 tuổi (11,1%), thấp nhất là trên 60 tuổi (5,5%).

 Tỷ lệ nữ đến khám gấp 2,07 lần nam (67,4% nữ so với 32,6% nam).

 Phần lớn bệnh nhân làm công việc lao động chân tay (50,8%), học sinh – sinh viên cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (27,4%), tiếp đến là trí thức (14,7%), thấp nhất là hưu trí (7,1%).

 Về trình độ học vấn, chiếm tỷ lệ cao nhất là tốt nghiệp trung học phổ thông 12/12 (51,3%), kế tiếp là trình độ dưới 12/12 (36,8%), Đại học – Cao đẳng (8,2%), thấp nhất là trình độ trung cấp (3,7%).

 Tỷ lệ bệnh nhân đến khám nhiều nhất thuộc nhóm bệnh hô hấp (26,9%), gấp đôi nhóm thứ 2 là các bệnh thuộc hệ tim mạch, tiêu hóa, cơ – xương – khớp (với tỷ lệ tương ứng là 13,81%; 13,81% và 11,9%). Nhóm bệnh có ít bệnh nhân đến khám hơn thuộc về các hệ cơ quan còn lại. Hầu như bệnh nhân đến khám vì một bệnh (chiếm 92,63%), chỉ có 5,79% đến khám vì 2 bệnh và 1,58% đến khám vì 3 bệnh.

3.1.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc bệnh nhân

Nhận xét: Trong tổng số 380 bệnh nhân được khảo sát, có 257 bệnh nhân có nhu cầu TTT chiếm 67,6% và 123 bệnh nhân không có nhu cầu TTT chiếm 32,4%.

67.6% 32.4%

Có Không

Hình 3.2: Lý do bệnh nhân không có nhu cầu thông tin thuốc

Nhận xét: Trong 123 bệnh nhân không có nhu cầu TTT có 75 bệnh nhân (61,0%) cho rằng bác sĩ đã hướng dẫn đầy đủ, 22 bệnh nhân không có thời gian (17,9%,), 19 bệnh nhân do uống thuốc quen thuộc lâu năm (15,4%), 4 bệnh nhân chỉ cần tham khảo internet (3,3% ) và 3 bệnh nhân có lý do khác (2,4%).

3.1.1.3 Đặc điểm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc

Bảng 3.2: Đặc điểm bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc

Thông số nghiên cứu Số bệnh nhân

Số lượng Phần trăm (%) Tuổi Dưới 18 tuổi 21 8,2 Từ 18 đến dưới 40 tuổi 148 57,6 Từ 40 đến dưới 60 tuổi 73 28,4 Từ 60 tuổi trở lên 15 5,8 Giới tính Nam 69 26,8 Nữ 188 73,2 Học vấn Dưới 12/12 94 36,6 12/12 131 51,0 61 15.4 3.3 17.9 2.4 0 10 20 30 40 50 60 70 Bác sĩ hướng dẫn Uống thuốc quen thuộc Tham khảo internet Không thời gian Khác T ỉ l ệ phần tr ăm

Trung cấp 9 3,5 Cao đẳng, Đại học 23 8,9 Nghề nghiệp Hưu trí 21 8,2 Trí thức 47 18,3

Học sinh – Sinh viên 79 30,7

Lao động chân tay 110 42,8

Nơi ở Quận 4 176 68,5 Quận 7 51 19,8 Quận khác 30 11,7 Bệnh Dị ứng – Miễn dịch 3 1,05 Hô hấp 85 29,82 Tim mạch 44 15,44 Tiêu hóa 40 14,04

Sinh dục – Tiết niệu 11 3,86

Nội tiết 8 2,81

Máu và cơ quan tạo máu 3 1,05

Nhiễm khuẩn 10 3,51 Thần kinh 15 5,25 Cơ – Xương – Khớp 40 14,04 Thai sản – Phụ khoa 8 2,81 Răng – Hàm – Mặt 12 4,21 Da liễu 6 2,11 Số bệnh 1 bệnh 236 91,8 2 bệnh 16 6,2 3 bệnh trở lên 5 1,9 Hình thức khám Bảo hiểm y tế 197 76,7 Dịch vụ 60 23,3

Nhận xét: Trong 257 bệnh nhân có nhu cầu TTT:

 Độ tuổi từ thanh niên và trung niên có nhu cầu TTT nhiều hơn: Từ 18 đến dưới 40 tuổi là 57,6% so với 52,9% tỉ lệ chung.

 Nữ có nhu cầu TTT nhiều hơn nam 73,2% so với 67,4% tỉ lệ chung.

 Bệnh nhân lao động trí óc như học sinh – sinh viên, trí thức và hưu trí có nhu cầu TTT nhiều hơn bệnh nhân làm công việc lao động chân tay. Tỉ lệ học sinh – sinh viên có nhu cầu TTT là 30,7% so với 27,4% tỉ lệ chung, trí thức là 18,3% so với 14,7% tỉ lệ chung, hưu trí chiếm tỉ lệ 8,2% so với 7,1% tỉ lệ chung.

 Về trình độ học vấn, chiếm tỷ lệ cao nhất là tốt nghiệp trung học phổ thông 12/12 (51%), kế tiếp là trình độ dưới 12/12 (36,6%), Đại học – Cao đẳng (8,9%) cao hơn tỉ lệ chung 8,7%, thấp nhất là trình độ trung cấp (3,5%).  Tỷ lệ bệnh nhân đến khám nhiều nhất thuộc nhóm bệnh hô hấp (29,82%),

gấp 1,93 lần so với nhóm thứ 2 là các bệnh thuộc hệ tiêu hóa (15,04%), kế đến là tim mạch và cơ – xương – khớp (đều 14,04%). Nhóm bệnh có ít bệnh nhân đến khám hơn thuộc về các hệ cơ quan còn lại với tỉ lệ phần lớn dưới 5%.

 Bệnh nhân có từ 2 bệnh trở lên có nhu cầu tư vấn TTT nhiều hơn: 8,1% so với 7,37% tỉ lệ chung.

3.1.1.4 Mối quan hệ giữa đặc điểm bệnh nhân và nhu cầu thông tin thuốc Bảng 3.3: Bảng giá trị Chi bình phương

Yếu tố Giá trị X2 Giá trị X2 α Giá trị p value

Giới tính 12,986 0,001514 0,002

Tuổi 10,579 0,014234 0,014

 Giới tính: Giá trị X2 = 0,002 > X2 α = 0,001514 nên bác bỏ H0 [9], nghĩa là giữa giới tính và nhu cầu thông thuốc có mối quan hệ với nhau.

3.1.1.5 Nội dung thông tin thuốc theo nhu cầu bệnh nhân

Bảng 3.4: Mức độ cần thiết về nội dung thông tin thuốc của bệnh nhân

Nội dung thông tin thuốc Phần trăm (%) Trung bình Độ lệch chuẩn A (1) B (2) C (3) D (4) 1. Tác dụng 29,2 62,6 4,7 3,5 1,82 0,672 2. Tác dụng không mong muốn 27,6 55,3 10,9 6,2 1,95 0,799 3. Tình trạng cơ thể có

dùng thuốc được không 24,1 52,5 11,3 12,1 2,12 0,907 4. Liều dùng, thời gian

dùng 21,8 60,7 10,1 7,4 2,03 0,788

5. Cách dùng các dạng

thuốc đặc biệt 12,8 37,7 7,8 41,7 2,77 1,13

6. Lưu ý trong ăn uống,

sinh hoạt 16 70,8 6,2 7 2,04 0,709 7. Tương tác thuốc 17,9 61,5 6,2 14,4 2,18 0,888 8. Cách quan sát, xử trí triệu chứng khác lạ khi dùng thuốc 15,6 66,1 13,6 4,7 2,07 0,689 9. Cách bảo quản 11,3 47,1 33,4 8,2 2,38 0,796 10 Giá tiền 9,7 37,8 38,9 13,6 2,56 0,841

11. Thông tin về thuốc bảo

hiểm 9,0 41,7 35,8 13,6 2,54 0,839

Chú thích: A (1): Rất cần thiết – B (2): Cần thiết – C (3): Bình thường – D (4): Không cần thiết.

Hình 3.3: Nội dung thông tin thuốc theo mức độ cần thiết của bệnh nhân Nhận xét: Theo thang chia điểm, mức độ cần thiết được chia thành 4 mức điểm: Rất cần thiết = 1, Cần thiết = 2, Bình thường =3, Không cần thiết = 4, điểm số càng nhỏ thì mức độ cần thiết càng cao. Ta có mức độ cần thiết TTT của bệnh nhân như sau: Tác dụng > Tác dụng không mong > Liều dùng > Lưu ý trong sinh hoạt > Cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát vai trò dược sĩ thông tin thuốc tại bệnh viện quận 4 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)