Nhu cầu thông tin thuốc cán bộ y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát vai trò dược sĩ thông tin thuốc tại bệnh viện quận 4 (Trang 63)

3.2.2.1 Nhu cầu thông tin thuốc cán bộ y tế

100% cán bộ y tế đều cho rằng TTT rất cần thiết hoặc có cần thiết cho công việc của mình. Cán bộ y tế sử dụng TTT nhẳm mục đích bổ sung kiến thức chuyên môn (30,1%), ứng dụng trong công việc (37,2%) nhiều nhất và phần lớn cán bộ y tế sử dụng TTT cho nhiều mục đích.

Cán bộ y tế cập nhật TTT nhiều nhất vào mỗi tuần (34,4%), khi gặp ca lâm sàng đặc biệt (29,3%), mỗi ngày (19,8%) hoặc khi có TTT mới, khi có hội nghị định kỳ. TTT cán bộ y tế cần mang tính chuyên sâu, hỗ trợ đắc lực trong công tác lâm sàng. Cán bộ y tế mong muốn nhận được các thông tin theo thứ tự mức độ quan trọng như sau: Chống chỉ định > Chỉ định > Liều dùng thông thường > Phác đồ và hướng dẫn điều trị > Liều dùng bệnh nhân suy gan = Đường dùng, cách dùng > Phản ứng bất lợi > Tương kỵ và tương tác > So sánh các nhóm thuốc > Thông tin đánh giá hiệu quả > Dược lực học = Dạng bào chế > Thông tin về giá thuốc.

Về hình thức cập nhật kiến thức TTT cán bộ y tế thường dùng là trao đổi với đồng nghiệp (24,6%) vì thuận tiện và nhanh. Ít dùng nhất là website nước ngoài (5,6%).

3.2.2.2 Thực hành tra cứu thông tin thuốc của cán bộ y tế

Khó khăn các cán bộ y tế gặp phải nhiều nhất khi tra cứu TTT là mất nhiều thời gian (47,2%) và nghi ngờ độ chính xác thông tin (40,8%). Vì vậy dược sĩ TTT cần vận dụng kiến thức chuyên môn của mình nhanh chóng cập nhật thông tin mới cho cán bộ y tế.

Đa số cán bộ y tế đều mong muốn nhận được câu trả lời từ 1 cơ quan TTT riêng biệt (94,3%) nhằm đảm bảo tính chính xác, cập nhật.

Thời gian mong muốn nhận được giải đáp là ngay lập tức (37,8%) hoặc tùy theo tình huống lâm sàng (36,5%). Rất ít cán bộ y tế mong nhận giải đáp sau 1 tuần (4,1%). Vì vậy cán bộ TTT cần cố gắng cung cấp TTT nhanh chóng và theo sự nhận định về tình huống lâm sàng.

Hình thức mong muốn nhận được phản hồi là trao đổi trực tiếp 35,6% vì có thể dễ dàng hỏi các thắc mắc và đánh giá thông tin ứng dụng cho công việc. Các hình thức còn lại đều khá ít cán bộ lựa chọn và thấp nhất là qua điện thoại (1,4%).

3.2.2.3 Công việc tư vấn thông tin thuốc của cán bộ y tế

Tần suất tư vấn TTT của cán bộ y tế là khác nhau ở mỗi khoa, tuy nhiên các cán bộ y tế luôn cố gắng làm tốt công tác tư vấn cho bệnh nhân. 54,9% cán bộ thường xuyên và 10,6% luôn luôn tư vấn cho bệnh nhân. 33,8% thỉnh thoảng tư vấn và 0,77% không bao giờ (đây 1 số kỹ thuật viên khoa chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm không tiếp xúc với thuốc và công việc không yêu cầu).

Theo các cán bộ y tế thì thời gian tư vấn hợp lý cho bệnh nhân là 5 -10 phút (51,4%) hoặc dưới 5 phút (43%) vì thời gian có hạn và số bệnh nhân mỗi ngày rất nhiều. Tuy nhiên có đến 52,1% cán bộ y tế vẫn tư vấn cho đến hết câu hỏi bệnh nhân và 31,7% thực tế tư vấn từ 5 đến 10 phút như mong muốn.

3.2.2.4 Cán bộ y tế đánh giá về công tác thông tin thuốc khoa Dược

Đa số cán bộ y tế đánh giá cao hoạt động TTT của khoa Dược (53,5% hài lòng và 24% rất hài lòng). Tuy nhiên vẫn còn 21,1% cho rằng bình thường và 1,4% cho rằng chưa tốt, cần cải thiện.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Tôi thực hiện khảo sát tại bệnh viện quận 4 từ ngày 15/07/2018 đến ngày 01/09/2018 và thực hiện khảo sát trên 380 bệnh nhân ngoại trú và 142 cán bộ y tế. Kết quả thu được như sau:

4.1.1 Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân ngoại trú

Đa số bệnh nhân có nhu cầu tư vấn TTT (62,6%).

Bệnh nhân mong muốn nhận được các thông tin về tác dụng thuốc, tác dụng không mong muốn, liều dùng, tình trạng cơ thể có sử dụng được thuốc không, liều dùng, lưu ý sinh hoạt, tương tác, cách quan sát và xử trí triệu chứng khác lạ

Bệnh nhân mong muốn hỏi đáp trực tiếp tại bàn tư vấn (49,6%) hoặc quầy mua/ cấp/phát (26,2%) trong thời gian 5-10 phút (43,2%) hoặc dưới 5 phút (26,1%). Đa số bệnh nhân không có thắc mắc khi rời bệnh viện (70,4%)

Bác sĩ kê đơn là người cung cấp TTT cho đa số bệnh nhân (78,6%). Giới tính và độ tuổi có liên quan đến nhu cầu TTT của bệnh nhân.

4.1.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế

100% cán bộ y tế cho rằng TTT cần thiết hoặc rất cần thiết.

Cán bộ y tế đa số đều thấy TTT cần thiết vì mục đích công việc (37,2%), chuyên môn (30,1%), trong tham khảo (25,1%) và nghiên cứu (7,6%).

Thời gian cán bộ y tế thường cập nhật TTT là mỗi tuần (34,4%) và khi gặp ca lâm sàng đặc biệt (29,3%). Thời gian muốn nhận câu trả lời là 1 ngày (37,8%) hoặc tùy tình huống lâm sàng (36,5%).

Hình thức cán bộ y tế thường sử dụng là trao đổi với đồng nghiệp (24,6%) và cũng mong muốn nhận được câu trả lời bằng trao đổi trực tiếp (35,6%).

TTT cán bộ y tế cần được cung cấp là chống chỉ định, chỉ định, đường dùng và cách dùng, liều dùng bình thường, liều dùng bệnh nhân suy gan thận, phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác và tương kỵ, dạng bào chế và sinh khả dụng, dược lực học, dược động học, thông tin đánh giá độ an toàn, phác đồ và thông tin giá thuốc, chi trả bảo hiểm.

Khó khăn thường gặp phải là mất nhiều thời gian (47,2%) và nghi ngờ độ chính xác thông tin (40,8%).

Về công tác tư vấn bệnh nhân của cán bộ y tế: cán bộ y tế luôn luôn và thường xuyên tư vấn TTT cho bệnh nhân (65,5%). Thời gian mong muốn tư vấn là từ 5 đến 10 phút (51,4%) hoặc dưới 5 phút (43%). Thực tế cán bộ y tế tư vấn đến hết câu hỏi bệnh nhân (52,1%) và dưới 5 phút (31,7%)

4.1.3 Đánh giá về công tác thông tin thuốc của bệnh nhân và cán bộ y tế

Bệnh nhân đa số thấy hài lòng (61,9%) và rất hài lòng (14,8%) về công tác TTT của cán bộ y tế tại bệnh viện.

Cán bộ y tế đa số đánh giá tốt (53,5%) và rất tốt (24%) về công tác TTT của khoa Dược bệnh viện.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Từ kết quả của nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:

 Xây dựng mô hình tư vấn phù hợp cho bệnh nhân trung – thanh niên điều trị ngoại trú tại bệnh viện quận 4.

 Mở rộng khảo sát dành cho bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú trong lứa tuổi người già.

 Khoa Dược cần bổ sung nhân lực cho việc triển khai hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ môn Công nghệ Thông tin Dược Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh (2016), Công nghệ thông tin ứng dụng trong ngành dược, Tp. Hồ Chí Minh, 107- 117.

2. Bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học Dược Hà Nội (2011), Dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 120-129.

3. Bộ Y tế (2003), Công văn số 10766/YT-Đtr về việc hướng dẫn tổ chức, hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện.

4. Bộ Y tế (2009), Quyết định số 991/QĐ-BYT về việc thành lập Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

5. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 13/2009/TT-BYT hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc.

6. Bộ Y tế (2012), Thông tư 22/2011/TT-BYT về quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.

7. Bộ Y tế (2012), Thông tư 31/2012/TT-BYT hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.

8. Quốc hội (2016), Luật Dược số 105/2016/QH13, 55-56.

9. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh, 116 – 123.

Tiếng Anh

10. American Society of Health-System Pharmacists (2015), “ASHP Guidelines on the Pharmacist’s Role in Providing Drug Information”, American Journal of Health-System Pharmacy, 72 (7), 573-577.

11. Embrey M (2012), MDS-3: Managing Access to Medicines and Health Technologies, Management Sciences for Health, Inc.

12. Kier K.L, Malone P.M, Stevanovich J.E (2006), Drug Information: A Guide for Pharmacists,3rd edition, The McGraw-Hill Companies, Inc.

13. Warner-Smith M (2003), “The challenge of developing drug information systems in Africa”, Bulletin on Narcotics, 55(1-2), 95-98.

14. Watanabe AS, McCart G, Shimomura S, Kayser S (1975), “Systematic approach to drug information requests”, Am J Hosp Pharm, 32(12), 1282- 1285

PHỤ LỤC 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH BỆNH VIỆN QUẬN 4

KHOA DƯỢC

PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU THÔNG TIN THUỐC BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ

Thông tin thuốc (TTT) là các thông tin gắn liền với thuốc, giúp bệnh nhân hiểu rõ lợi ích và tác hại thuốc, đảm bảo bệnh nhân thực hiện sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Nhằm mục đích nghiên cứu và góp phần cải thiện công tác tư vấn TTT cho bệnh nhân, trân trọng đề nghị quý Cô/Bác/Anh/Chị dành chút thời gian thực hiện bảng khảo sát. Ý kiến của quý Cô/Bác/Anh/Chị là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với nghiên cứu. Mọi thông tin sẽ được bảo mật và chỉ để nghiên cứu, không dùng cho mục đích nào khác.

Nếu Cô/Bác/Anh/Chị có các câu hỏi về nghiên cứu này, xin liên hệ: Sinh viên Huỳnh Phúc Diễm Hoàng qua email: diemhoang1804@gmail.com hoặc số điện thoại: 01212597079. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ.

I. PHẦN THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Họ và tên:

2. Tuổi: Giới tính:

3. Nghề nghiệp: Học vấn:

4. Nơi ở hiện tại:

5. Số điện thoại hoặc địa chỉ email (nếu có): 6. Đối tượng:

 Bệnh nhân  Người thân bệnh nhân

Hình thức khám

 Khám bảo hiểm y tế  Khám dịch vụ

7. Địa điểm khảo sát:

 Đang chờ mua/ lấy thuốc

 Đã mua/ lấy thuốc

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Cô/Bác/Anh/Chị hoặc người thân được chẩn đoán bệnh gì?

……….

2. Đây là lần thứ mấy Cô/Bác/Anh/Chị đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 4?

 Lần đầu tiên  Lần thứ hai

 Khác: ...

3. Cô/Bác/Anh/Chị mua thuốc hoặc được nhận cấp/ phát ở đâu?

 Khoa Dược bệnh viện

 Nhà thuốc bệnh viện

 Nhà thuốc tư nhân hoặc chuỗi nhà thuốc bên ngoài bệnh viện

4. Cô/Bác/Anh/Chị có muốn được dược sĩ tư vấn thêm sau khi bác sĩ kê đơn không?

 Có  Không

Nếu KHÔNG, xin vui lòng cho biết lý do tại sao?

………

5. Cô/Bác/Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào ý kiến cho là đúng nhất:

Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

A B C D

Cô/Bác/Anh/Chị xin cho biết về mức độ cần thiết của các nội dung TTT muốn được cung cấp:

Nội dung TTT Mức độ cần thiết

A B C D

3. Tình trạng cơ thể có thể dùng thuốc được không? (ví dụ có thai, bị các bệnh lý liên quan như suy gan-thận, viêm tiết niệu...) 4. Liều dùng, thời gian dùng thuốc

5. Cách dùng các dạng thuốc đặc biệt (bình xịt hen suyễn, bút tiêm isulin…..)

6. Lưu ý đặc biệt trong điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt hằng ngày 7. Tương tác với thuốc khác

8. Cách quan sát, theo dõi, xử trí triệu chứng khác lạ khi dùng thuốc

9. Cách bảo quản thuốc 10. Giá tiền

11. Thuốc có được thanh toán bảo hiểm

12. Khác:………...………

6. Cô/Bác/Anh/Chị muốn được tư vấn TTT theo hình thức nào?

 Hỏi đáp trực tiếp tại quầy mua/cấp/phát thuốc

 Hỏi đáp trực tiếp tại bàn tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc

 Sử dụng phiếu tư vấn

 Tư vấn qua điện thoại

 Tư vấn qua email/ facebook/ zalo

 Hình thức khác (xin vui lòng ghi rõ):………..

7. Cô/Bác/Anh/Chị mong muốn thời gian tư vấn TTT tại bệnh viện là bao lâu ?

 Dưới 5 phút  Từ 5 đến dưới 10 phút

 Trên 20 phút  Không giới hạn thời gian

8. Cô/Bác/Anh/Chị có thắc mắc về thuốc sau khi rời bệnh viện không ?

 Có  Không

Nếu CÓ, Cô/Bác/Anh/Chị tìm kiếm thông tin ở đâu ?

 Quay lại bệnh viện hỏi trực tiếp bác sĩ/ dược sĩ/ điều dưỡng

 Ra nhà thuốc quen thuộc hoặc gần nhà hỏi dược sĩ bán thuốc

 Xem tờ hướng dẫn sử dụng (nếu có)

 Hỏi người thân

 Dùng internet tìm kiếm

 Phương pháp khác (ghi rõ):………

9. Cán bộ y tế nào tại bệnh viện là người cung cấp TTT cho Cô/Bác/ Anh/Chị?

 Bác sĩ kê đơn  Dược sĩ  Điều dưỡng

 Khác (xin vui lòng ghi rõ): ...

10.Cô/Bác/Anh/Chị đánh giá thế nào về việc cung cấp TTT của cán bộ y tế tại bệnh viện?  Rất hài lòng  Hài lòng  Bình thường  Không hài lòng  Rất không hài lòng HẾT

PHỤ LỤC 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH BỆNH VIỆN QUẬN 4

KHOA DƯỢC

PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU THÔNG TIN THUỐC CÁN BỘ Y TẾ

Thông tin thuốc (TTT) cung cấp cho cán bộ y tế các nội dung mang tính chuyên sâu về thuốc, có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn lựa chọn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Nhằm mục đích nghiên cứu và góp phần nâng cao công tác dược lâm sàng tại bệnh viện, trân trọng đề nghị quý Anh/Chị dành chút thời gian thực hiện bảng khảo sát. Ý kiến của quý Anh/Chị là vô cùng hữu ích và quan trọng đối với nghiên cứu. Mọi thông tin sẽ được bảo mật và chỉ để nghiên cứu, không dùng cho mục đích nào khác.

Nếu Anh/Chị có các câu hỏi về nghiên cứu này, xin liên hệ: Sinh viên Huỳnh Phúc Diễm Hoàng qua email: diemhoang1804@gmail.com hoặc số điện thoại: 01212597079. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ.

I. PHẦN THÔNG TIN CƠ BẢN

Họ và tên: Tuổi:

Chức vụ: Khoa/Phòng/Ban:

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Theo Anh/Chị TTT có cần thiết trong công việc của mình không?

 Rất cần thiết  Có cần thiết  Không cần thiết

2. Anh/Chị sử dụng TTT nhằm mục đích gì?

 Làm tài liệu tham khảo

 Vận dụng trong nghiên cứu

 Bổ sung kiến thức chuyên môn

 Ứng dụng trong công việc

3. Trung bình bao lâu Anh/Chị có thắc mắc hoặc cần cập nhật TTT trong điều trị?

 Mỗi ngày  Mỗi tuần

 Mỗi tháng  Khi gặp ca lâm sàng đặc biệt

 Khác (vui lòng ghi rõ):………

4. Anh/Chị cập nhật kiến thức về TTT chủ yếu qua những hình thức tra cứu nào?

 Trao đổi với đồng nghiệp

 Sách/ Báo/ Tạp chí chuyên ngành

 Tài liệu phát tay/ Tờ hướng dẫn sử dụng

 App (ví dụ: Medscape App, MIMS App):………

 Website trong nước và website Chính phủ, Bộ Y tế Việt Nam

 Website nước ngoài:………

 Bảng tin khoa Dược

 Trình dược viên hoặc công ty dược

 Khác (vui lòng ghi rõ):………

5. Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào ý kiến cho là đúng nhất

Rất quan trọng Quan trọng Có hay không cũng được Không quan trọng

A B C D

Nội dung TTT nào là quan trọng đối với Anh/Chị?

Nội dung TTT Mức độ

A B C D

1. Biệt dược mới, hoạt chất mới 2. Chỉ định

3. Chống chỉ định

4. So sánh, đánh giá giữa các thuốc hoặc nhóm thuốc về hiệu quả, tính an toàn… để sử dụng và lựa chọn thuốc

5. Liều dùng, trong đó _ Liều dùng thông thường

_ Hiệu chỉnh liều bệnh nhân suy gan, suy thận 6. Đường dùng, cách dùng

7. Phản ứng bất lợi của thuốc

8. Tương tác và tương kỵ (thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, nước ) 9. Dạng bào chế và sinh khả dụng

10. Dược lực học

11. Dược động học: phân bố, hấp thu, chuyển hóa, thải trừ 12. Thông tin đánh giá hiệu quả và độ an toàn thuốc mới 13. Phác đồ và hướng dẫn điều trị

14. Thông tin về giá thuốc, thuốc chi trả bảo hiểm

15. Khác:………

6. Những khó khăn Anh/Chị gặp phải trong tra cứu TTT?

 Mất nhiều thời gian

 Rào cản ngôn ngữ

 Nghi ngờ độ chính xác của thông tin

 Kỹ năng tìm kiếm

 Không có khó khăn

 Khó khăn khác (vui lòng ghi rõ):………

7. Khi có thắc mắc về TTT Anh/Chị có mong muốn nhận được câu trả lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát vai trò dược sĩ thông tin thuốc tại bệnh viện quận 4 (Trang 63)