II- CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
53. THẮT CỔ VÀ TREO CỔ
Treo cổ (hanging) và thắt cổ (strangulation) là một trong các dạng tự tử thường gặp.
I. đại cương:
Thuật ngữ treo cổ và thắt cổ thường được dùng thay thế cho nhau, trong đó treo cổ là một trường hợp dẫn đến tình trạng thắt cổ.
Treo cổ lại được chia thành dạng thả lỏng hoàn toàn (dây quấn quanh cổ nạn nhân và sau đó nạn nhân được thả rơi xuống dẫn tới bị treo lơ lửng) và không hoàn toàn (nạn nhân bị treo không hoàn toàn với một phần cơ thể vẫn tiếp xúc với bề mặt nền). ở dạng thả lỏng hoàn toàn nạn nhân thường rơi với độ cao ít nhất bằng chiều cao của bản thân trong khi ở dạng thả lỏng không hoàn toàn lại thường xảy ra trong một không gian có giới hạn (như căn phòng, ngục tù) và nạn nhân ít có khả năng rơi ở độ cao cao bằng bằng chiều cao của mình.
Dựa theo vị trí nút buộc của dây, treo cổ lại được chia thành loại điển hình (nút buộc ở vùng gáy và dưới chẩm, nhiều khả năng động mạch bị tắc hoàn toàn) và không điển hình (nút buộc ở các vị trí khác).
Bóp cổ và thắt cổ bằng dây tức là cổ bị tay hoặc dây ép từ bên ngoài và không phụ thuộc vào chiều cao của nạn nhân. Thắt cổ tư thế (postural strangulation) thường thấy ở trẻ em, nạn nhân tử vong do trọng lượng cơ thể đè ép vùng trước cổ vào một vật cứng.
II. Bệnh sinh:
Treo cổ dạng thả lỏng hoàn toàn với khoảng cách đủ để rơi dẫn đến một sự kéo mạnh giữa đầu, cổ và thân mình. Điều này về kinh điển sẽ gây ra gãy cột sống cổ đoạn cao, đứt hoàn toàn tuỷ sống và tử vong. Các trường hợp treo cổ do cố ý tự tử thường xảy ra với độ cao không đủ và do đó sẽ giống với thắt cổ không hoàn toàn. Với thắt cổ không hoàn toàn thì hiếm gặp gãy cột sống cổ và chưa có thông báo nào về gãy xương do treo cổ dạng thả lỏng không hoàn toàn. Với dạng thắt cổ thả lỏng không hoàn toàn thì dây hoặc lực bên ngoài lúc đầu gây ứ máu tĩnh mạch với sự tắc nghẽn lưu thông tuần hoàn não dẫn tới bất tỉnh. Khi nạn nhân rũ xuống thì dây buộc hoặc lực tác động từ bên ngoài càng thắt chặt hơn, gây tắc động mạch hoàn toàn và cuối cùng dẫn đến tổn thương não hoặc tử vong. Phản xạ phế vị do ép vào xoang cảnh có thể góp phần dẫn đến các loạn nhịp tim nguy hiểm có thể chết người. áp lực tạo ra quanh xoang cảnh cũng có thể làm tăng trương lực giao cảm. Tuy nhiên, trong treo cổ dạng thả
lỏng không hoàn toàn, việc đè ép lên đường thở không đóng một vai trò đáng kể bằng việc tắc nghẽn mạch máu.
Di chứng phổi thường thấy ở nạn nhân treo cổ thả lỏng không hoàn toàn và gồm có phù phổi, viêm phế quản phổi, ARDS... Các biến chứng này là nguyên nhân gây tử vong của hầu hết các bệnh nhân trong thời gian ở bệnh viện. Phù phổi xuất hiện do một trong hai cơ chế: (1) do nguồn gốc thần kinh điều hoà bởi trung ương, bởi việc phóng thích ồ ạt kích thích giao cảm, vì biến chứng này thường xuất hiện khi nạn nhân có tổn thương não nặng nề nên nó có { nghĩa tiên lượng, (2) phù phổi sau tắc nghẽn, bệnh nhân thường có tiên lượng tốt hơn, lúc đầu tắc nghẽn đường hô hấp ngoài lồng ngực làm bệnh nhân cố sức hít vào rất mạnh dẫn tới áp lực âm trong khoang màng phổi tăng đáng kể, khi tắc nghẽn được giải phóng thì phù phổi xuất hiện nhanh chóng và dẫn tới ARDS.
III. Lâm sàng:
Chấn thương bên ngoài có thể nổi bật hoặc không nổi bật, phụ thuộc cơ chế tổn thương. Nếu có, dấu dây buộc hằn quanh cổ nạn nhân, thay đổi từ đỏ da nhẹ đến hình thái vùng da đầu mặt cổ ở vùng trên vòng dây thắt giống như đi găng. Các vết xước do móng tay cào, vết trợt da và đụng giập cũng có thể có tuz trường hợp. Các đốm xuất huyết có mối tương quan nhiều đến việc tử vong do ngạt, các đốm này có ở kết mạc, niêm mạc, từ da vùng đầu đến vị trí vòng dây thắt. Đốm xuất huyết là do áp lực tĩnh mạch tăng lên khi tắc nghẽn. ở nạn nhân treo cổ thả lỏng không hoàn toàn, cũng có các tổn thương thanh quản. 50% các tử vong do treo cổ thả lỏng không hoàn toàn có gãy sụn giáp và 20% các tử vong do dạng treo cổ này cũng có gãy xương móng. Gãy sụn nhẫn hiếm khi được thông báo. Trường hợp bóp cổ là nguyên nhân của hầu hết các gãy xương. Gãy sụn thanh quản hiếm khi có { nghĩa lâm sàng ở những nạn nhân sống sót và khi đó người ta vẫn khuyến cáo áp dụng các kỹ thuật cấp cứu đường thở chuẩn.
Tổn thương mạch máu dẫn đến di chứng thần kinh muộn sau treo cổ thả lỏng không hoàn toàn hiếm khi có { nghĩa lâm sàng nhưng vẫn được báo cáo. Tổn thương này thường xuất hiện nhất do bóc tách lớp nội mạc mạch máu hoặc hình
thành huyết khối tắc nghẽn hoàn toàn hoặc không hoàn toàn mạch máu. Cần đánh giá mạch cảnh ở những nạn nhân có tổn thương thần kinh khu trú rõ trên não.
IV. Điều trị:
Thường hỗ trợ thông khí được chỉ định không chỉ để duy trì ô xy hoá máu bình thường mà còn để hỗ trợ tình trạng tăng thông khí ở nạn nhân hôn mê. Thường phải dùng PEEP khi bệnh nhân có phù phổi hoặc ARDS. Cần phải hồi sức tích cực khi bệnh nhân có hôn mê. Điểm Glasgow lúc đầu không phải là yếu tố tiên lượng dự báo kết quả cuối cùng. Bệnh nhân có rối loạn ý thức hoặc hôn mê cần được nghĩ đến là có phù não với việc tăng áp lực nôị sọ và các biện pháp hồi sức não cần phải được tiến hành tích cực bằng các kỹ thuật chuẩn. Cần cân nhắc đến các biện pháp ít dùng hơn nếu các biện pháp quy ước chưa đủ.
Về mặt thực nghiệm, naloxone đã được cho thấy có tác dụng bảo vệ lưu lượng tuần hoàn não cho các vùng vỏ não bị thiếu máu và thúc đẩy hồi phục thần kinh. Các thuốc ức chế kênh canxi ở trên động vật cũng cho thấy có tác dụng ngăn cản các tác dụng có haị của canxi lên hệ thống vi mạch não sau thiếu máu. Nicardipine tỏ ra làm cải thiện chuyển hoá năng lượng sau tái tưới máu não ở động vật. Phenytoin có hai vai trò trong nạn nhân treo cổ thả lỏng không hoàn toàn: + Cải thiện tiến triển của ARDS do nguyên nhân trung ương thần kinh.
+ Tạo điều kiện cho việc tái nhập catecholamine ở hệ TKTW, do đó có tác dụng bảo vệ não.
Fosphenytoin cũng được cho thấy là có tác dụng bảo vệ não trên động vật. Corticoid không được cho thấy có lợi ích ở bệnh nhân thắt cổ/treo cổ thả lỏng không hoàn toàn.