Cho vay cư trú là: Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình.
Cho vay chi phí cư trú là: Các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch, của cá nhân, hộ gia đình theo Nguyễn Minh Kiều (2009).
Căn cứ vào phương thức cho vay
Cho vay trả góp là: Hình thức cho vay trong đó khách hàng cá nhân đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng một số tiền bằng nhau nhất định trong suốt thời hạn vay. Phương thức này thường áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, người đi vay ít quan tâm đến lãi suất mà chỉ quan tâm đến mục đích sử dụng của khoản vay, số tiền và k hạn của khoản vay sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng.
Cho vay thông thường là: Khoản vay mà hàng tháng khách hàng cá nhân đi vay phải trả cho ngân hàng một khoản vốn gốc và tiền lãi vay, trong đó tiền lãi vay được tính theo số dư nợ thực tế. Đây là hình thức cho vay chủ yếu hiện nay của các NHTM.
Cho vay tuần hoàn là: Các khoản cho vay mà ngân hàng cho phép cho khách hàng cá nhân đi vay sử dụng các loại thẻ tín dụng, các loại thẻ ATM, thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này thì ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian này khách hàng có quyền vay và trả nợ nhiều lần theo Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương và Đường Thị Liên Hà (2011).
Căn cứ vào thời hạn hoản v y
Theo tiêu chí này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thời gian của các khoản vay như là thời gian giải ngân, thời gian thu nợ. Qua đó các ngân hàng có thể quản lý tốt khả năng thanh toán của mình.
Ngắn hạn: Các khoản vay cá nhân có thời gian vay từ 12 tháng trở xuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho các tài sản lưu động, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay món hay hạn mức, có hoặc không có tài sản đảm bảo.
Trung và dài hạn: Các khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm được xếp vào khoản vay trung và từ 5 năm trở lên là các khoản cho vay dài hạn.
Căn cứ vào hình thức bảo đảm
Cho vay có tài sản bảo đảm: Nghĩa vụ trả nợ của khách hàng cá nhân được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của người đi vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Cho vay không có tài sản bảo đảm: Ngân hàng căn cứ vào uy tín của khách hàng hoặc được bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba và các nhân tố liên quan để cấp quyết định cho vay.
Cho vay trực tiếp: Khách hàng cá nhân và ngân hàng trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng để nhận tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyển khoản vào các doanh nghiệp mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ. Hình thức này ngân hàng trực tiếp thẩm định khách hàng và chịu mọi tổn thất khi có rủi ro xảy ra.
Cho vay gián tiếp: Ngân hàng cho khách hàng cá nhân vay thông qua các tổ chức trung gian theo Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015).
2.3 M t số nghiên cứu có liên quan 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Hoàng Thị Anh Thư (2017) được đăng trên tạp chí Khoa học & Phát triển công nghệ Vol 20, No Q3 – 2017, trong nghiên cứu này tác giả tìm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế. Trước tiên, phương pháp định tính được dùng để đề xuất mô hình lý thuyết; sau đó, từ dữ liệu khảo sát 267 khách hàng cá nhân ở Huế, phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm định mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 06 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế; trong đó Uy tín thương hiệu là nhân tố tác động mạnh nhất, kế đến là
Lợi ích tài chính, Ảnh hưởng người thân quen.
Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014), nghiên cứu đánh giá các nhân tố lựa chọn ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh của người cao tuổi. Nghiên cứu nhằm nhận dạng các nhân tố khách hàng cao tuổi quan tâm khi lựa chọn ngân hàng và tìm hiểu những khác biệt trong sự quan tâm đến các nhân tố giữa các nhóm khách hàng khác nhau. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết về ngân hàng, khách hàng cao tuổi, hành vi người tiêu dùng và các nghiên cứu đi trước về lựa chọn ngân hàng. Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện. Kết quả kiểm định cho thấy khách hàng cao tuổi quan tâm khác nhau đến các nhân tố, được xết từ
cao đến thấp gồm: Chất lượng nhân viên; Giá; Uy tín; Kinh nghiệm; Cơ sở vật chất;
Ưu đãi; Sự tham khảo.
Nghiên cứu của Lê Đức Huy (2015) với đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM. Tác giả đã kiểm định các giả thuyết được tóm tắt trong bảng 2.1
Nguồn: Lê Đức Huy, 2015
Nghiên cứu của Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh được đăng trên Tạp chí ngân hàng, 14, tr. 46 – 58. Dữ liệu khảo sát gồm 265 đối tượng dân cư sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic cho thấy, nhân tố lợi ích từ sản phẩm – dịch vụ có tác động mạnh nhất đến xu hướng chọn lựa ngân hàng, kế đến là: nhân viên ngân hàng, danh tiếng ngân hàng, thuận tiện, hữu hình, ảnh hưởng của những người xung quanh và cuối cùng là marketing. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét sự khác biệt trong đánh giá các
nhân tố giữa các khách hàng có giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp khác nhau.
2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của (Anderson và cộng sự, 1976) nghiên cứu về quyết định lựa chọn ngân hàng vay vốn. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát sử dụng 466 khách hàng. Kết quả phân tích cho toàn bộ mẫu chỉ ra rằng quyết định lựa chọ ngân hàng dựa chủ yếu vào năm tiêu chí lựa chọn quyết định: Sự giới thiệu, uy tín, tính sẵn có của tín dụng, tính
thân thiện và phí dịch vụ.
Nghiên cứu của (Chigamba và cộng sự, 2011) nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng thương mại để vay vốn của sinh viên đại học ở Nam Phi. Mục tiêu nghiên cứu này là để điều tra các nhân tố quyết định lựa chọn ngân hàng thương mại để vay vốn của sinh viên Đại học Fort Hare. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện đã được sử dụng để thu thập dữ liệu, có 40 câu hỏi khảo sát và có 250 bảng câu hỏi được phân phát. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng số liệu thống kê mô tả, T-test và ANOVA. Kết quả cho thấy sáu nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố quyết định quan trọng của sự lựa chọn của các ngân hàng thương mại gồm: Dịch vụ, vị trí, tính hấp dẫn, sự giới thiệu, tiếp thị và giá cả.
Nghiên cứu của (Christos và cộng sự, 2012): với đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để vay vốn: Nghiên cứu tình huống khách hàng Hy lạp”. Nghiên cứu được tiến hành khảo sát 277 khách hàng cá nhân tại Hy Lạp. Kết
quả nghiên cứu có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Hy Lạp bao gồm: (1) Đặc điểm nhân khẩu học, (2) Chất lượng dịch vụ, (3)
Chính sách vay vốn, (4) Kinh nghiệm.
2.3.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Dựa theo mô hình của các nghiên cứu của (Hoàng Thị Anh Thư, 2017); (Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt, 2014); (Lê Đức Huy, 2015); (Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân, 2015); (Anderson và cộng sự, 1976); (Chigamba và cộng sự, 2011); (Christos và cộng sự, 2012). Dựa vào bảng tổng kết 2.2 tác giả tiến hành kỹ thuật phỏng vấn nhóm với với 6 chuyên gia (gồm 3 người có thâm niên làm việc trong ngành ngân hàng và 3 khách hàng có giao dịch với PG Bank).
Kết quả cho thấy có 4 nhân tố quan trọng nhất mà cả 6 chuyên gia đều đồng thuận cho quyết định chọn ngân hàng để giao dịch: (1) Chất lượng nhân viên, (2) Giá vốn vay, (3) Sự tham khảo, (4) Uy tín.
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước Tác giả, năm
công bố Tên đề tài
Các yếu tố, thành ph n củ ự lự chọn ngân hàng v y vốn
Hoàng Thị Anh Thư, 2017
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế
1 Uy tín thương hiệu 2 Lợi ích tài chính
3 Ảnh hưởng người thân quen.
Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt, 2014
Đánh giá các nhân tố lựa chọn ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh của người cao tuổi
1 Chất lượng nhân viên 2 Giá
3 Uy tín
4 Kinh nghiệm 5 Cơ sở vật chất 6 Ưu đãi
7 Sự tham khảo
Lê Đức Huy, 2015
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 1 Chất lượng 2 Uy tín 3 Giá cả Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân, 2015 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh
1 Lợi ích từ sản phẩm – dịch vụ
2 Nhân viên ngân hàng 3 Danh tiếng ngân hàng 4 Thuận tiện
5 Hữu hình
6 Ảnh hưởng của những người xung quanh
7 Marketing
Anderson và cộng sự, 1976
Quyết định lựa chọn ngân hàng vay vốn 1 Sự giới thiệu 2 Uy tín 3 Tính sẵn có của tín dụng 4 Tính thân thiện 5 Phí dịch vụ Chigamba và cộng sự, 2011 Các nhân tố ảnh hường đến sự lựa chọn ngân hàng thương mại để vay vốn của sinh viên đại học ở Nam Phi
1 Dịch vụ 2 Vị trí 3 Tính hấp dẫn 4 Sự giới thiệu 5 Tiếp thị 6 Giá cả
Christos và cộng sự, 2012 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để vay vốn: Nghiên cứu tình huống khách hàng Hy lạp
1 Đặc điểm nhân khẩu học 2 Chất lượng dịch vụ 3 Chính sách vay vốn 4 Kinh nghiệm.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mô hình nghiên cứu đề nghị
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân (tác giả)
Từ mô hình nghiên cứu đề nghị tác giả đưa ra các giả thuyết sau:
Giả thuyết : Chất lượng nhân viên tác động đến quyết định lựa chọn vay vốn của khách hàng cá nhân tại PG Bank.
Giả thuyết : Giá của vốn vay tác động đến quyết định lựa chọn vay vốn của khách hàng cá nhân tại PG Bank.
H1
H2
H3
H4
Chất lượng nhân viên
Giá vốn vay Sự tham khảo
Uy tín
Quyết định vay/ không vay của khách
Giả thuyết : Sự tham khảo tác động đến quyết định lựa chọn vay vốn của khách hàng cá nhân tại PG Bank.
Giả thuyết : Uy tín tác động đến quyết định lựa chọn vay vốn của khách hàng cá nhân tại PG Bank.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 tổng hợp cơ sở lý thuyết quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân cũng như các phương pháp đánh giá quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Bên cạnh đó, tác giả cũng lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 04 nhân tố là: (1) Chất lượng nhân viên, (2) Giá vốn vay, (3) Sự tham khảo, (4) Uy tín Dưa vào mô hình đề nghị tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vài nét về PG Bank và PG Bank chi nhánh Long An
3.1.1 Lịch ử hình thành và phát tri n PG Bank
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng. PG Bank đã không ngừng lớn mạnh và từng bước tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt, cùng với sự tham gia của cổ đông chiến lược là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), PG Bank đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc về quy mô và hiệu quả hoạt động. Sự kiện chuyển đổi sang mô hình ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành PG Bank là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề giúp PG Bank bắt kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, tiến từng bước vững chắc trên con đường trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam.
- Mạng lưới hoạt động tính đến nay, PG Bank có tổng số 81 chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc với gần 1.600 nhân viên. Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại thủ đô Hà Nội.
- Sản phẩm dịch vụ: đường trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam.
- Sản phẩm dịch vụ chính: PG Bank cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, bao gồm sản phẩm huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, và sản phẩm thẻ (Flexicard). Hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, đội ngũ nhân viên PG Bank luôn nỗ lực không ngừng nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính mới, đa dạng, và hữu ích, tiêu biểu là dịch vụ tư vấn tài chính và phái sinh hàng hóa.
- Công nghệ: Nền tảng công nghệ thông tin dịch vụ ngân hàng trực tuyến của PG Bank đã được đẩy mạnh phát triển trong thời gian gần đây, cho phép các khách hàng dễ dàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng thông qua Internet với độ an toàn thông tin cao. Hiện tại, PG Bank đang sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Corebanking do
FlexCube cung cấp, trong khi hệ thống bảo mật thông tin hiện đại và đồng bộ được xây dựng bởi hãng Checkpoint.
- Quản trị điều hành: Trong năm 2017, ban lãnh đạo chi nhánh luôn hoạch định, chỉ rõ nhiệm vụ vai trò ngắn hạn và dài hạn trong sự nghiệp phát triển nền ngân hàng vững mạnh. Đồng thời còn chủ động đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động một cách phù hợp với tình hình hiện tài, tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận, giảm thiểu rủi ro và thủ tục không cần thiết.
3.1.2 Những thuận lợi và hó hăn Thuận lợi:
- Thương hiệu: 4 năm liên tiếp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp hạng “Ngân hàng loại A” (2007-2010).
- Vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) bình chọn trong 7 năm liên tiếp, (2008-2014).
- Nhận danh hiệu “Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Việt Nam” do Bộ Công thương bình chọn năm 2009 và 2013.
- Nhận danh hiệu "Top 100 Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ tiêu biểu 2010" do Bộ công thương bình chọn.
- Nhận Bằng khen của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam vì đã thực hiện tốt chính sách BHXH năm 2011.