Trong nghiên cứu đã phát hiện ra 4 nhân tố trong mô hình có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng:
(1)Chất lượng nhân viên (2)Giá vốn vay
(3)Sự tham khảo (4) Uy tín
Do vậy những hàm ý cho giải pháp thực hiện thức đẩy quyết định vay vốn của khách hàng nhằm thúc đẩy sự nhận diện và đánh giá tích cực 4 nhân tố trên. Để thực hiện tốt công việc này một số hàm ý chính sách được tác giả đề nghị thực hiện như sau:
Chất lượng nhân viên:
Chất lượng nhân viên ở đây được hiểu là năng lực của nhân viên, sự nhiệt tình trong công việc, sự đáp ứng k vọng của khách hàng, thái độ khi họ phục vụ tạo sự thân thiện dễ chịu đối với khách hàng. Con người là gốc của mọi vấn đề, chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Vì vậy, cần quan tâm đến công tác đào tạo, thường xuyên tổ chức cho cán bộ tham gia tập huấn nghiệp vụ để cập nhật những kiến thức mới. Đặc biệt, cần tổ chức ngay cho cán bộ tín dụng được học tập kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu cho từng nghiệp vụ cụ thể, cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Về đội ngũ giảng dạy nên là các chuyên gia bên ngoài, cán bộ tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng việc khen thưởng. Bên cạnh đó cần có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, sắp xếp, bố trí cán bộ một cách hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Giá vốn vay:
Được hiểu là chi phí sử dụng vốn cụ thể là lãi suất mà khách hàng phải trả, các chương trình khuyến mãi, những lợi ích phụ thêm nếu khách hàng tham gia vào các gói tín dụng do ngân hàng cung cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần những khách hàng chấp nhận khoản vay với lãi suất cao thường là những khách hàng dễ xảy ra rủi ro hơn vì họ phải trả số tiền lãi cao trong khi phần lợi nhuận thu được lại không đủ trả lãi. Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng k hạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân. Thật vậy, khách hàng thường lựa chọn vay tại ngân hàng có mức lãi suất thấp hơn. Để có được sự cạnh tranh với lãi suất cho vay thì tập trung vào nhiều kênh huy động đặc biệt là “kênh tiết kiệm”.
Sự tham khảo:
Ở đây được hiểu là dựa vào nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy về ngân hàng mà khách hàng đang định vay vốn. Chẳng hạn như có người quen giới thiệu, có người quen từng có giao dịch ở đây và được người thân quen khen ngợi về ngân hàng này. Để có được danh tiếng này, ngân hàng phải quán triệt trong toàn hệ thống nguyên tác làm việc “ vì khách hàng” tránh trường hợp cán bộ tiêu cực hạch sách và thỏa thuận tiệu cực với khách hàng. Những vấn đề đó có thể nhất thời có lợi cho 1 khách hàng nhưng sẽ mang tiếng xấu cho toàn hệ thống.
Uy tín:
Ở đây được hiểu là sự nổi tiếng của ngân hàng giao dịch, sự rõ ràng trong các chính sách của ngân hàng đối với các gói tính dụng được cung cấp cho khách hàng. Hệ thống thông tin minh bạch về các chính sách huy động vốn hay chính sách cho vay cần được thông tin rộng rãi để khách hàng có thể theo dõi và biết được. Trên thực tế những chính sách khuyến mãi hay sự ưu đãi đối với 1 khoản vay đôi khi nhân viên ngân hàng không tiết lộ hay tư vấn cho khách hàng thường thì khách hàng vì 1 lý do nào đó biết chính sách ưu đãi đó hỏi nhân viên ngân hàng thì nhân viên ngân hàng nói có, còn không biết thì họ sẽ áp dụng chính sách thông thường. Theo kinh nghiệm làm việc lâu
năm trong ngành tác giả biết được, những trường hợp thông tin không minh bạch, khách hàng cảm giác thất vọng, không tin vào nhân viên ngân hàng và họ sẽ chuyển giao dịch với ngân hàng khác. Do vậy niềm tin của khách hàng với cán bộ tín dụng chính là niềm tin với ngân hàng.
5.3 Hạn chế củ đề tài
Cũng như các nghiên cứu khác, trong nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định.
- Nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát khách hàng cá nhân đến PG Bank- chi nhánh Long An, chưa có chọn lọc khách hàng là đối tượng đi vay, hay đối tượng khác.
- Nghiên cứu này chỉ điều tra bằng cách chọn mẫu thuận tiện và chỉ phỏng vấn khách hàng cá nhân đến PG Bank- chi nhánh Long An từ 15/2 đến 15/5/2020 do đó việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn không thể hiện hết ý kiến của khách hàng cá nhân, do vậy sự tổng quát hoá nghiên cứu cũng còn hạn chế.
- Ngoài 4 nhân tố nghiên cứu trong luận văn, còn có những nhân tố khác ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Xăng dầu Petrolimex chi nhánh Long An mà nghiên cứu chưa đề cập đến.
Kết luận chương 5
Trong chương 5 tác giả tổng kết lại tất cả các mục tiêu trong ngiên cứu, đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra hàm ý quản trị đối với ngân hàng tập trung vào 4 giải pháp nhằm gia tăng chất lượng nhân viên, có được chi phí vốn cạnh tranh, tạo ra được hình ảnh và uy tín tốt của ngân hàng đối với công chúng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Trần Khánh Bảo (2015). Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay
vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam của khách hàng cá nhân khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
2. Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014). Nghiên cứu đánh giá các nhân tố lựa chọn ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh của người cao tuổi. Tạp chí Phát Kinh tế, 280, tr. 97 – 115.
3. Lê Đức Huy (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của
khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
4. Nguyễn Minh Kiều (2009). Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.
5. Hồ Phạm Thanh Lan (2015. Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Eximbank Cần Thơ. Luận văn Thạc sỹ. Đại
học Cần Thơ.
6. Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương và Đường Thị Liên Hà (2011).
Hành vi người tiêu dùng. NXB Tài chính, TPHCM.
7. Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí ngân hàng, 14, tr. 46 – 58.
8. Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010). Nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn lựa ngân hàng của khách hàng cá nhân. Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân
hàng, 103, tr. 22 – 34.
9. Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội.
10. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
11. Đinh Phi Hổ (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ. NXB Phương Đông.
12. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – tập 2. NXB Hồng Đức, TP.HCM.
13. http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/cac-nhan-to-anh-huong-den-quyet-
dinh-vay-von-ngan-hang-cua-khach-hang-ca-nhan-o-tp-hue-313444.html. Ngày truy cập 23/8/2020.
14. http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/cac-nhan-to-anh-huong-den-quyet-
dinh-vay-von-cua-khach-hang-ca-nhan-tai-bidv-tra-vinh-302726.html. Ngày truy cập 23/8/2020.
B. Tài liệu tiếng nước ngoài
15. Ajzen, I. (1985). From intentions to action: a theory of planned behavior. Berlin and New York: Springer-Verlag.
16. Anderson, W. T. (1976). Bank Selection Decisions and Market Segmentation. Journal of Marketing, 40, pp. 40-40.
17. Bennett, P. D. (1995). Dictionary of Marketing Terms, Lincolnwood. IL: NTC, Business Books.
18. Chigamba, C., & Fatoki, o. (2011). Factors Influencing the Choice of Commercial Banks by University Students in South Africa. International Journal of Business and Management,6, pp. 66-76.
19. Christos et al, (2012). Factor Affecting Customer’ Decision for Taking out Bank Loans: A Case of Greek Customer. Journal of Marketing Research &
Case Studies, 9, pp. 65-78.
20. Chua, E. K. (1981). Customer Internation to Deposit at Banks: an Empirical ICLNVestigation of Its Relationship with Attitude. Normative Belife and