Nội dung, đặc điểm giám sát và phản biện xã hội của báo chí đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của báo chí đối với hoạt động của chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung, đặc điểm giám sát và phản biện xã hội của báo chí đối với hoạt

với hoạt động của Chính quyền địa phương 1.2.1. Nội dung

1.2.1.1. Báo chí giám sát và phản biện xã hội việc thi hành hiến pháp và pháp luật

Luật tổ chức CQĐP quy định về nhiệm vụ của CQĐP gồm: Một là, nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương. Hai là, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

Có thể thấy, trong một Nhà nước đơn nhất như nước ta, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của CQĐP là tổ chức và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương. Đồng thời, CQĐP thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương. Đây là quy định thể hiện nhiệm vụ có tính tự quản cao của CQĐP, nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế. Tuy nhiên để CQĐP thực hiện các nhiệm vụ được quy định tuân thủ đúng theo Hiến pháp và pháp luật thì vai trò giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và người dân là đặc biệt cần thiết. Mà trong đó báo chí với chức năng giám sát và phản biện của mình đóng vai trò quan trọng trong giám sát và phản biện tính hợp pháp, hợp hiến trong hoạt động và các quyết định của cơ quan công quyền. Báo chí với vai trò giám sát và phản biện độc lập không chỉ theo dõi, phát hiện những nơi làm đúng, làm hay để biểu dương mà còn kịp thời phát hiện những biểu hiện vi phạm Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động của CQĐP. Mặt khác, báo chí cũng trở thành công cụ hữu hiệu và đắc lực của các tổ chức và nhân dân cùng tham gia giám sát và phản biện việc thi hành hiến pháp và pháp luật của chính quyền sở tại. Thông qua hoạt động của báo chí, tính dân chủ được mở rộng, hiến pháp và pháp luật được đảm bảo trong quá trình thực thi công vụ. Đây cũng là điều kiện quan trọng để hoạt động của CQĐP ngày càng hiệu lực, hiệu quả.

1.2.1.2. Báo chí giám sát và phản biện xã hội việc việc hoạch định và thực thi chính sách

Đối với hoạch định chính sách, ngay từ khi một chính sách đang được hình thành, lấy ý kiến để xây dựng và hoàn thiện, báo chí với chức năng giám sát và phản biện của mình đã thể hiện chính kiến, quan điểm, nêu ra được những vấn

đề chưa đúng, chưa phù hợp của chính sách. Đồng thời với chức năng thông tin, báo chí đưa dự thảo chính sách đến với thực tiễn để nhân dân và các tổ chức trong xã hội cùng tham gia phản hồi, góp ý trên diễn đàn báo chí. Từ đây, các ý tưởng trong hoạch định chính sách được điều chỉnh kịp thời theo hướng phù hợp với thực tiễn trước khi ban hành.

Đối với việc thực thi chính sách, báo chí với chức năng của mình là kênh thông tin quan trọng để đưa các chính sách được ban hành vào cuộc sống. Từ đây, với chức năng giám sát và phản biện của mình, báo chí tiếp tục theo dõi, phát hiện những sai lầm, khiếm khuyết của chính sách để có chính kiến phản biện. Đồng thời, báo chí ghi nhận những phản hồi từ thực tiễn đối với các chính sách ban hành, đưa những đòi hỏi, bức xúc từ thực tiễn đến các nhà lãnh đạo, quản lý một cách nhanh nhất. Chính nhờ những ý kiến phản biện của báo chí mà nhiều chính sách đã ban hành bị khiếm khuyết, không phù hợp được thu hồi để hủy bỏ hoặc điều chỉnh.

Trong vấn đề hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật báo chí với chức năng của mình tham gia giám sát và PBXH dưới các góc độ:

(1) Tham gia ngay từ đầu trong việc khởi phát vấn đề có thể cần chính sách can thiệp;

(2) Thực hiện phương thức cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn đàn chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm cho công chúng xã hội về những vấn đề chính sách sẽ can thiệp, từ đó lấy ý kiến, tổ chức giám sát và PBXH và hình thành dòng thông tin phản biện góp phần hoàn thiện chính sách;

(3) Sau khi chính sách đã được quyết định, ban hành, báo chí vào cuộc thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục, cung cấp thông tin, kiến thức để công chúng xã hội biết, hiểu và thực hiện cũng như tham gia giám sát quá trình thực thi chính sách;

(4) Trong quá trình thực hiện chính sách, báo chí kịp thời nhìn nhận những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện, những mặt được và chưa được, những tích cực và tiêu cực do tác động của chính sách để góp phần tổng kết thực tiễn về chính sách, từ đó hình thành dữ liệu khoa học để có thể điều chính hoặc làm cơ sở cho việc ban hành các chính sách khác do thực tiễn đặt ra.

1.2.1.3. Báo chí giám sát và phản biện xã hội việc thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo.

Có thể nói quản lý công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của CQĐP. Bản thân thanh tra là một trong những nội dung QLNN nên QLNN về công tác thanh tra có thể coi là "quản lý đối với quản lý". Nội dung và phạm vi QLNN về công tác thanh tra rất rộng, không chỉ trong việc tổ chức các hoạt động thanh tra trực tiếp (như xây dựng định hướng chương trình, kế hoạch thanh tra; lãnh đạo, chỉ đạo các cuộc thanh tra; tổ chức thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra…) mà còn bao gồm cả việc tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra nói chung: ban hành văn bản thực hiện pháp luật; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra; hợp tác quốc tế về thanh tra… Từ thực tiễn thực hiện chức năng QLNN về công tác thanh tra trong thời gian qua có thể thấy hầu hết các nội dung QLNN về công tác thanh tra đã được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra nhưng vẫn còn một số bất cập. Các cơ quan thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan chuyên môn giúp việc cho CQĐP cùng cấp thực hiện chức năng QLNN về công tác thanh tra nhưng địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước chưa được xác định rõ. Trước thực trạng khó khăn trong công tác thanh tra, sự vào cuộc của báo chí với vai trò là chức năng giám sát và PBXH trên lĩnh vực này là cần thiết.

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Đồng thời, khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, bên cạnh phần lớn đơn thư tố cáo được giải quyết cơ bản đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, đảm bảo về thời gian, thời hạn, thời hiệu, đúng thẩm quyền, công khai, khách quan trong thẩm tra, xác minh thì vẫn còn tồn đọng nhiều đơn thư tố cáo khiếu nại chưa được giải quyết kịp thời, thuyết phục. Tại một số nơi, tình trạng khiếu kiện kéo dài, phức tạp không được xử lý triệt để, ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội và niềm tin của người dân, gây bức xúc trong nhân dân. Hoạt động giám sát và PBXH của báo chí đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai trò là một phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần thúc đẩy việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Giám sát và phản biện công tác giải quyết khiếu nại giúp tăng cường tiếng nói, sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của tập thể và nhà nước. Bên cạnh đó, giám sát và phản biện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn là một phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần hoàn thiện pháp luật và dân chủ trong đời sống xã hội.

1.2.1.4. Báo chí giám sát và phản biện các vấn đề xã hội

Báo chí với chức năng của mình đã thông tin, tuyên truyền có chất lượng, hiệu quả công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện rõ nét là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân; là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với xã hội. Trên cơ sở các tiêu chí đề ra, các vấn đề về xã hội mà báo chí tổ chức thực hiện chức năng giám sát và PBXH tập

trung ở 4 nội dung là: (1) Văn hóa - xã hội; (2) Kinh tế; (3) Chính trị; (4) Phòng chống tiêu cực, tham nhũng.

Với vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, Báo chí đã tích cực thông tin tuyên truyền toàn diện các Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ; phản ánh đậm nét những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước; có nhiều tin, bài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện ngày càng hiệu quả chức năng giám sát, PBXH; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị, tư tưởng... nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng,chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Trong phòng, chống tham nhũng, báo chí đóng vai trò là một chủ thể khơi nguồn PBXH một cách mạnh mẽ nhất. Phần lớn các sự kiện, hiện tượng tham nhũng mà báo chí nêu ra đã tạo áp lực cũng như tạo cơ hội, điều kiện cho các cơ quan chức năng vào cuộc chống tham nhũng. Hầu hết các bài báo, chương trình phát thanh, truyền hình có nội dung giám sát và PBXH về các vấn đề tiêu cực, tham nhũng được báo chí phản ánh đều đã khơi nguồn DLXH mạnh mẽ, đòi hỏi chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước vào cuộc, có các giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý.

1.2.2. Đặc điểm

1.2.2.1. Tính chính trị trong giám sát và phản biện xã hội của báo chí Tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn cho thấy, hoạt động báo chí nói chung và hoạt động giám sát, PBXH của báo chí đều là hoạt động chính trị, mang bản chất giai cấp sâu sắc. Hơn nữa, nghiên cứu chức năng giám sát và PBXH của báo chí với CQĐP thì tính chính trị được thể hiện rất rõ. Bởi CQĐP là cơ quan công

quyền, đại diện cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước; triển khai, tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, của Nhà nước ở địa phương. Bản chất hoạt động của CQĐP đã là một hoạt động chính trị, hoạt động dưới sự lãnh đạo, đường lối của Đảng do vậy báo chí giám sát và phản biện hoạt động của CQĐP cũng phải đảm bảo được yếu tố chính trị.

Ở nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4, Hiến pháp năm 2013). Báo chí nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mang bản chất giai cấp công nhân của Đảng, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam; đồng thời là tiếng nói, là diễn đàn của nhân dân. Các văn kiện của Đảng nhất là từ Đại hội IX, X, XI, đã đề cập đến tự do báo chí trong đó có hoạt động giám sát và PBXH của báo chí. Đây là sự thể hiện cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng trong việc qui định chức năng giám sát và PBXH của báo chí.

1.2.2.2. Tính khách quan khoa học trong giám sát và phản biện xã hội của báo chí

Trong thực tiễn, mỗi một chủ trương, chính sách ra đời đều chứa đựng tồn tại, hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau, đây là vấn đề khách quan, không ai mong muốn. Cho nên để đảm bảo tính khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và công bằng cần có chức năng giám sát và PBXH của báo chí. Báo chí thực hiện chức năng giám sát và PBXH thực chất là đưa ra một cách nhìn khách quan của chính nhà báo, nhân dân và xã hội - một cách nhìn mang

tính khách quan so với cách nhìn chủ quan của người trong cuộc. Điều này không có mục đích phủ định sạch trơn hay tìm cách đánh đổ kiến tạo chính sách, pháp luật của cơ quan công quyền. Ngược lại, nó giúp cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật nhận ra những, tồn tại khiếm khuyết hay lỗ hổng của bản thân chính sách, kể cả việc đề xuất phương hướng hay giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót ấy. Rõ ràng, việc bổ sung cách nhìn khách quan, khoa học và có thể đưa đến một tác động kép, một mặt, nó trực tiếp nâng cao tính hiệu quả của quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; mặt khác, từng bước thay đổi tư duy xây dựng chính sách, pháp luật kể cả tư duy quản lý của lãnh đạo theo hướng bám sát thực tiễn hơn.

Tính khách quan, khoa học của chức năng PBXH của báo chí còn thể hiện: Qua phản biện của báo chí tiếng nói của nhân dân và xã hội nếu được chủ thể tiếp nhận phản biện lắng nghe, tiếp thu có sửa chữa sẽ tạo một vòng phản hồi rất hiệu quả, đó là, chất lượng chính sách, pháp luật được nâng cao, nhân dân tích cực tham gia vào công việc nhà nước, uy tín của nhà lãnh đạo, quản lý được nâng cao và quá trình này làm cho các chính sách, pháp luật tiếp theo có chất lượng và hiệu quả hơn. Còn ở chiều ngược lại, nếu tiếng nói phản biện của họ không được lắng nghe tiếp thu, không được phản hồi, thì họ mất niềm tin vào vai trò làm chủ, lòng tin vào nhà nước, chế độ bị xói mòn và ý kiến của họ có thể không còn mang tính xây dựng. Và như vậy vòng phản hồi này chỉ làm yếu chứ không làm mạnh thêm các chính sách, quyết định.

1.2.2.3. Tính hiệu quả trong giám sát và phản biện xã hội của báo chí Mục đích hướng đến cuối cùng của hoạt động báo chí nói chung và hoạt động giám sát, PBXH của báo chí đối với hoạt động của CQĐP nói riêng chính là tính hiệu quả. Nghĩa là những phát hiện kịp thời trong giám sát, những phản hồi, góp ý trong công tác phản biện của báo chí phải có sức ảnh hưởng và tác

động tích cực đến hoạt động của cơ quan công quyền, giúp hoạt động của bộ máy tốt hơn, trơn tru hơn, được thực tiễn chấp nhận và phát huy được hiệu quả trong thực tiễn.

Có thể thấy, những năm qua, báo chí đã chủ động tham gia giám sát và PBXH rất tích cực đối với các hoạt động của CQĐP các cấp, đóng góp tích cực vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các luận điệu thù địch, sai trái, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang làm cản trở sự phát triển của đất nước. Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội. Ngoài ra, báo chí cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của báo chí đối với hoạt động của chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 28)