Nguyên tắc kiểm soát chi thƣờngxuyên ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tân hưng, tỉnh long an (Trang 29 - 32)

9- Kết cấu luận văn

1.4.7 Nguyên tắc kiểm soát chi thƣờngxuyên ngân sách nhà nƣớc

1.4.7.1 Nguyên tắc chi theo dự toán

Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Những khoản chi thƣờng xuyên một khi đã đƣợc ghi vào dự toán chi và đã đƣợc cơ quan quyền lực Nhà nƣớc xét duyệt đƣợc coi là chỉ tiêu pháp lệnh. Xét trên góc độ quản lý, số chi thƣờng xuyên đã đƣợc ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính Nhà nƣớc với các đơn vị thụ hƣởng NSNN. Từ đó làm nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thƣờng xuyên theo dự toán. Việc đòi hỏi quản lý chi thƣờng xuyên của NSNN phải theo dự toán là xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

Thứ nhất, hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu, chi của NSNN phụ thuộc vào sự phán quyết của cơ quan quyền lực Nhà nƣớc. Điều 19, Luật NSNN quy định: “Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán NSNN ”, đồng thời luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc đó. Do vậy mọi khoản chi từ NSNN chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi khoản chi đó đã nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và thông qua.

Thứ hai, phạm vi chi của NSNN rất đa dạng liên quan tới nhiều loại hình đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Mức chi cho mỗi hoạt động đƣợc xác định theo đối tƣợng riêng, định mức riêng, hoặc ngay giữa các cơ quan trong cùng một lĩnh vực hoạt động nhƣng điều kiện về trang bị cơ sở vật chất có sự khác nhau, quy mô và tính chất hoạt động có sự khác nhau sẽ dẫn đến mức chi từ NSNN cho các cơ quan đó cũng có sự khác nhau.

Thứ ba, có sự quản lý theo dự toán mới đảm bảo đƣợc yêu cầu cân đối của NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách, hạn chế đƣợc tính tuỳ tiện về nguyên tắc ở các đơn vị thụ hƣởng ngân sách.

Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thƣờng xuyên mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã đƣợc duyệt mà phân bổ và sử

dụng cho các khoản, mục chi và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã quy định.

Định kỳ, theo chế độ quyết toán kinh phí đã quy định các ngành, các cấp các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu so sánh. Muốn vậy, dự toán chi đã đƣợc xác lập theo các chỉ tiêu nào, theo khoản, mục nào thì quyết toán chi phí cũng phải đƣợc lập nhƣ vậy.

1.4.7.2 Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính bởi vì:

Nguồn lực thì luôn có giới hạn nhƣng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhƣng đạt kết quả cao nhất. Mặt khác do đặc thù hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp. Nhu cầu chi NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh, trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn, nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN.

Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả chỉ có thể đƣợc tôn trọng khi quá trình quản lý chi NSNN làm tốt và làm đồng bộ một số nội dung sau:

- Thứ nhất: Phải xây dựng đƣợc chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tƣợng hay tính chất công việc, đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao. Chỉ có nhƣ vậy các chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi của NSNN mới trở thành căn cứ pháp lý xác đáng phục vụ cho quá trình quản lý chi.

- Thứ hai: Phải thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp phát thích hợp áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị một cách phù hợp với yêu cầu quản lý của từng nhóm mục chi.

- Thứ ba: Biết lựa chọn thứ tự ƣu tiên cho các hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhƣng khối lƣợng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lƣợng cao. Để đạt đƣợc điều này, đòi hỏi phải có đƣợc các phƣơng án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó mà lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất cho cả quá trình lập dự toán, phân bổ và quá trình sử dụng kinh phí.

Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là hai mặt của nguyên tắc này, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy khi xem xét đến vấn đề tiết kiệm các khoản chi thƣờng xuyên NSNN phải đặt trong sự ràng buộc của tính hiệu quả và ngƣợc lại.

- Mặt khác, khi đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN phải có quan điểm toàn diện. Phải xem xét mức độ ảnh hƣởng của mỗi khoản chi thƣờng xuyên tới các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng của nó. Vì vậy, khi nói đến hiệu quả của chi thƣờng xuyên NSNN ngƣời ta hiểu đó là những lợi ích về kinh tế xã hội mà toàn xã hội đƣợc thụ hƣởng.

1.4.7.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nƣớc

Một trong những nguyên tắc quan trọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN; đặc biệt là các khoản chi thƣờng xuyên. Để tăng cƣờng vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thƣờng xuyên của NSNN, hiện nay ở nƣớc ta đã và đang triển khai thực hiện “Chi trực tiếp qua KBNN” và coi đó nhƣ là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.

Chi trực tiếp qua KBNN là phƣơng thức thanh toán chi trả có sự tham gia của ba bên: Đơn vị sử dụng NSNN, KBNN, ngƣời thụ hƣởng bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cách thức tiến hành cụ thể là: Đơn vị sử dụng NSNN ủy quyền cho KBNN trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả vào tài khoản cho ngƣời đƣợc hƣởng nơi ngƣời đƣợc hƣởng mở tài khoản giao dịch.

Để thực hiện đƣợc nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN cần phải giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán.

Thứ hai, tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán NSNN.

Thứ ba, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định.

Thứ tư, lựa chọn phƣơng thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi thƣờng xuyên cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội hiện tại. Cụ thể: phƣơng thức cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi trả tiền lƣơng và có tính chất nhƣ tiền lƣơng sẽ khác với phƣơng thức cấp phát, thanh toán đối với các khoản mua sắm đồ dùng trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc, sửa chữa và xây dựng nhỏ ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tân hưng, tỉnh long an (Trang 29 - 32)