Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 67 - 74)

7. Bố cục của luận văn

3.3.7 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ

hoạt động du lịch của huyện

Thời gian tới, Ba Vì cẩn đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư các dự án lớn phát triển những khu du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cung ứng nhiều dịch vụ du lịch cùng lúc. Huyện cũng nên thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đặc biệt là các điểm, khu du lịch trọng điểm, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách du lịch. Tập trung phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, công trình dịch vụ du lịch một cách đồng bộ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong một số cơ sở lưu trú. Nên ưu tiên hướng các dự án đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú vào những khu vực phát triển đô thị hoặc những khu du lịch tương lai. Đồng thời, phát triển các nhà hàng ăn uống, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đặc biệt chú ý nâng cấp chất lượng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế. Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí nhằm đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, tạo ra sức hấp dẫn của du lịch.

UBND huyện cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý phù hợp với cấp xã theo vị trí của các khu, tuyến, điểm du lịch như: quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch... Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở, tăng cường năng lực quản lý các ngành, các cấp trong định hướng phát triển du lịch, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, linh hoạt, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức quản lý du lịch từ huyện đến xã.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải luôn gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, phù hợp điều kiện về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, UBND huyện Ba Vì cần quan tâm chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện. Cụ thể như: Chỉ đạo Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch tại các khu, điểm du lịch, đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ du khách, kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư trận Tổ quốc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, với việc hệ thống định hướng, quan điểm chỉ đạo và mục tiêu phát triển du lịch của Đảng, nhà nước, của huyện Ba Vì.

Các giải pháp có tính cụ thể và đặc thù phù hợp với chức năng nhiệm vụ của UBND huyện, các ngành, các cấp của huyện, phù hợp với quy hoạch phát triển Kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh thành phố Hà Nội

Trong các nhóm giải pháp mà luận văn kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, huyện Ba Vì cần đặc biệt quan tâm một số giải pháp. Cụ thể: Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật, chủ trương phát triển du lịch cần được chú trọng thực hiện thường xuyên, liên tục, quan tâm các giải pháp thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển du lịch, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết; chú trọng việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, trình độ, năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, coi trọng yếu tố con người trong định hướng chiến lược nguồn nhân lực, cũng như định hướng chung về phát triển du lịch; tăng cường thực hiện các giải pháp, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư; nhanh chóng khắc phục những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về du lịch là yếu tố quyết định đến sự phát triển ngành du lịch của thành phố Hà Nội nói chung và của huyện Ba Vì nói riêng, có tác động không nhỏ vào sự phát triển chung về kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện. Du lịch huyện Ba Vì thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, còn tồn đọng nhiều bất cập trong quá trình quản lý. Việc tăng cường chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì

Qua quá trình nghiên cứu Luận văn đã mang lại những kết quả chính sau: 1. Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động du lịch và quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền các cấp trên phạm vi cả nước nói chung và huyện Ba Vì nói riêng. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động du lịch; các loại hình du lịch, vai trò về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường của du lịch trong nền kinh tế - xã hội; các yếu tố tác động đến du lịch hiện nay. Bên cạnh đó, các luận điểm trình bày cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về du lịch còn giúp làm sáng rõ các quan niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò quản lý nhà nước về du lịch. Từ đó, đánh giá thêm được tiêu chí hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, trên thực tế, các mục tiêu quản lý nhà nước về du lịch đặt ra đã gặt hái được những thành quả tốt đẹp, nền kinh tế - xã hội phát triển vững mạnh nhờ việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng du lịch; góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.

2. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương như: kinh nghiệm của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; kinh nghiệm của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hay kinh nghiệm của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Vì trong công tác quản lý nhà nước về du lịch phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, cụ thể : xây dựng chiến lược, chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy phát triển du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; làm tốt các công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch; tăng cường kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng du lịch; quan tâm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dành cho du lịch của địa phương; nâng cao công tác kiểm tra, giám sát về du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động du lịch và quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Ba Vì giai đoạn năm 2015-2019, từ đó thấy được bức tranh toàn

phẩm du lịch, hay cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó cũng trình bày và đánh giá kết quả đạt được, những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, sau đó rút ra được các bài học kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Qua đó thấy được công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì đã ngày một thay đổi và có những chuyển biến tích cực, điều này được chứng minh bởi những kết quả đạt được trong suốt giai đoạn 2015-2019 vừa qua. Trong tương lai, hoạt động du lịch tại Ba Vì sẽ ngày một phát triển mạnh, điều này đòi hỏi các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ quản lý phải nắm rõ được tầm quan trọng, xây dựng định hướng phát triển lâu dài, không ngừng nâng cao, đổi mới công cụ quản lý, xây dựng các biện pháp cấp bách và hiệu quả.

4. Luận văn còn giúp trình bày rõ quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Hà Nội nói chung và cụ thể trên địa bàn huyện Ba Vì. Đồng thời chỉ ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì. Theo đó, quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội bao gồm việc phát triển du lịch gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô, phát triển du lịch huyện phải phù hợp với Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đồng thời gắn liền với phát triển du lịch nội địa và quốc tế, phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước; phát triển theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng cao và trọng điểm; kết hợp với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để thực hiện được những mục tiêu phát triển du lịch, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì cũng được chỉ ra rõ bao gồm: bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch trong quản lý du lịch của huyện; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch của huyện; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ hoạt động du lịch của huyện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát triển du lịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.

Với những nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn, học viên hy vọng đề tài sẽ góp phần định hướng, hệ thống hóa và hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện, thúc đẩy hoạt động du lịch huyện Ba Vì phát triển hơn nữa trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1) Đồng chí Đỗ Quang Trung, trưởng ban biên tập số liệu tại Cổng văn hóa thông tin Huyện Ba Vì, Hà Nội.

2) GS.TS Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa ( 2006) giáo trình kinh tế du lịch, tr.17 định nghĩa về du lịch theo Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch, Nxb. Viện Hàn lâm khoa học, Hà Nội.

3) Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức(1947) định nghĩa về du lịch.

4) Khoản 1 Điều 4 Luật Du lịchnăm 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp lần thứ 7 (14/6/2005).

5) Theo khoản 1, điều 3 Luật Du lịch năm 2017 được Quốc Hội khóa XIV thông qua (19/6/2017).

6) Hội đồng Xuất bản toàn tập C.MÁC và PH.ĂNG-GHEN (2002), C.MÁC và PH.ĂNGGHEN, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội.

7) Quyết định số 23/QĐ-TTg (13/03/2014), Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa,Thông Tin, Thể thao và Du Lịch.

8) Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2018), Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế”, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

9) PGS.TS Nguyễn Minh Phương, TS. Bùi Văn Minh (2018) các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Trường đại học Nội Vụ, Hà Nội.

10)Cổng thông tin du lịch Ba Bể- Bắc Kạn, truy cập theo địa chỉ trang web

http://dulich.backan.gov.vn/Pages/tin-tuc-su-kien-408/6-thang-dau-nam-2019-bac- kan-don-41-528c83fbf069ad7f.aspx.

11)Cổng thông tin du lịch Khánh Hòa, truy cập theo địa chỉ trang web

https://sdl.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=e15db890-3096-44ed-b2e2-2f80df5c2c8b. 12)Kênh thông tin Sơn La online, truy cập http://www.baosonla.org.vn/vi/bai- viet/moc-chau-thu-hut-hon-458-nghin-luot-khach-du-lich-21946.

14)Báo cáo số 203/BC-UBND ( 22/5/2019) của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì về Báo cáo Kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

15)Số liệu thống kê của phòng văn hóa thông tin, UBND Huyện Ba Vì, Hà Nội. 16)Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội (trang 41,44).

17)Tác giả Trần Xuân Ảnh (2007), Giảipháptăng cường quản lý nhànước về thị trườngdu lịch,Tạpchíquảnlý nhànước,(tr. 132).

18) Kế hoạch phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2019 – 2021, cổng thông tin điện tử Huyện Ba Vì, Hà Nội.

19)Nghị quyết 06-NQ/TU (20/6/2016) về pháp triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo của Thành ủy Hà Nội

20)Quy hoạch phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn 2018 – 2021 của UBND Huyện Ba Vì.

21)Nghị định số 45/2019/NĐ-CP (21/5/2019) về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

22)Nghị quyết số 09-NQ/HU (31/3/2011) của Huyện ủy huyện Ba Vì về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 – 2015 và những năm tiếp theo.

23)Kết luận số 07 – KL/TW (31/3/2016) của Huyện ủy huyện Ba Vì về việc

tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/HU, đẩy mạnh phát triển du lịch Ba Vì giai đoạn 2016 -2020.

24)Nghị quyết số 01/NQ-HĐND (16/12/2017) về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch huyện Ba Vì.

25)Tác giả Nguyễn Thị Đoan (2015), “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

26)Tác giả Phạm Ngọc Hiếu (2014), “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

27)Tác giả Nguyễn Văn Lưu( 1998) “Giáo trìnhthị trường dulịch”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

28)TS.Nguyễn Bá Lâm (2007), “Giáo trìnhTổng quanvềdulịchvà pháttriển bền vững”, Khoa Du Lịch, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

29)Tác giả Đào Ngọc Cảnh (2008), “Giáo trình Tổng quan về du lịch, trường

30)Nghị quyết số 08-NQ/TW (16/01/2017) của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

31)Tác giả Nguyễn Như Ý (2009), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Giáo dục.

32)Tác giả Phạm Ngọc Kiểm (2009), Giáo trình Thống kê nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

33)Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

34)Sở du lịch Thành phố Hà Nội, truy cậphttps://sodulich.hanoi.gov.vn/.

35)Quyết định số 2473/QĐ- TTg (30/12/2011) của Thủ Tướng chính phủ quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

36)Quyết định số 147/QĐ-TTg (22/01/2020) của thủ tướng chính phủ về quyết định “phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”

37)Nghị quyết 08-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 16/01/2017 38)Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)