Vai trò của tiếng Anh đối với sinh viên ngành Dƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu và khó khăn trong việc học tiếng anh chuyên ngành của sinh viên đại học chính quy khóa 2014 khoa dược trường đại học nguyễn tất thành (Trang 28 - 32)

Có thể nói trong bất kỳ một ngành nghề nào Tiếng Anh đều đóng vai trò quan trọng. Tiếng Anh đƣợc xem nhƣ một tiêu chuẩn tuyển dụng ở hầu hết các vị trí công việc, ngành nghề. Đặc biệt, đối với ngành Y Dƣợc thì Tiếng Anh lại vô cùng quan trọng. Và hầu hết các trƣờng ĐH, CĐ hiện nay đều yêu cầu sinh viên đạt chuẩn đầu ra về Tiếng Anh trƣớc khi tốt nghiệp ra trƣờng. Đối với sinh viên ngành Dƣợc thì Tiếng Anh là một trong những yếu tố cần thiết để có thể dễ dàng xin đƣợc việc sau khi tốt nghiệp.

Nếu một vài năm trƣớc, khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo, hay một điểm số cao trong kì thi IELTS/TOEFL đủ để đánh bóng một bộ hồ sơ xin việc hay xin học bổng, thì bây giờ dƣờng nhƣ số lƣợng ứng viên có trình độ tiếng Anh tƣơng đối đã vƣợt hẳn số ngƣời không biết tiếng Anh. Sự phổ biến của ngôn ngữ toàn cầu này trở đã trở thành một xu hƣớng tất yếu của thời đại, khiến khả năng sử dụng ngoại ngữ này dần dần không còn là “điểm mạnh” mà thay vào đó là “điều kiện cần thiết” của một ứng viên trong nhiều lĩnh vực ngành nghề bao gồm cả ngành y tế.

Việc trang bị cho mình một vốn Tiếng Anh tốt sẽ giúp cho những ngƣời làm ngành Dƣợc dễ dàng tiếp cận đƣợc với tri thức, với những phát minh, tiến bộ mới trong ngành. Trên thực tế, những tài liệu nghiên cứu Dƣợc, những phát minh hay ứng dụng mới đều đƣợc công bố ra thế giới bằng Tiếng Anh. Các tài liệu chuyên ngành Dƣợc hầu hết đều xuất phát từ các quốc gia có nền Y học phát triển và đƣợc

viết bằng Tiếng Anh. Việc chờ dịch giả biên dịch chỉ làm lãng phí thời gian áp dụng những tri thức mới vào thực tiễn. Chính vì vậy sinh viên ngành Dƣợc giỏi Tiếng Anh thì sẽ dễ dàng và thuận lợi trong việc tiếp cận cũng nhƣ nắm bắt kiến thức từ các nguồn tài liệu. Đặc biệt có những loại thuốc đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài, dù đã đƣợc dịch ra Tiếng Việt, nhƣng nếu đọc hiểu đƣợc tiếng Anh bạn cũng sẽ biết đƣợc cặn kẽ hơn những gì mà loại thuốc đó viết. Ngoài ra, khi học ngành Dƣợc có rất nhiều tài liệu chuyên ngành đƣợc viết bằng tiếng Anh mà nếu nhƣ không thông thạo tiếng Anh bạn rất khó để tham khảo các loại tài liệu này. Theo một báo cáo ngày 24 tháng 7 năm 1995 trên tờ US News and World Report, khoảng 25.000 từ tiếng Anh mới đƣợc đặt ra hàng năm, trong đó 4% đƣợc đƣa vào từ điển.

Hội nhập TPP tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nƣớc ngoài và đẩy mạnh đầu tƣ vào Việt Nam đặc biệt là ngành Dƣợc, Việc này kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự cũng tăng lên. Hầu hết các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi tuyển dụng thì họ đều yêu cầu ứng viên phải có năng lực Tiếng Anh nhất định. Chính vì thế, nếu học giỏi Tiếng Anh sẽ giúp bạn dễ dàng tìm đƣợc một công việc có mức đãi ngộ tốt.

Sự toàn cầu hoá ngành dƣợc phẩm, với sự tăng trƣởng về nhập khẩu và xuất khẩu, đòi hỏi sự gia tăng trong việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Tại Việt Nam, có một số ít các nhà sản xuất dƣợc phẩm, với năng lực sản xuất chỉ dừng ở mức thông thƣờng khiến gần 55% nhu cầu dƣợc phẩm trong nƣớc phải đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu. Theo báo cáo của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tƣ vấn Việt Nam (VIRAC), nhập khẩu dƣợc phẩm của Việt Nam đang có xu hƣớng tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2016, giá trị nhập khẩu dƣợc phẩm ƣớc tính khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm trƣớc.. Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong ngành dƣợc phẩm làm tăng nhu cầu của các dƣợc sĩ công nghiệp sử dụng tiếng Anh để giao tiếp quốc tế. Trình độ tiếng Anh hạn chế có thể dẫn đến các dƣợc sĩ sản xuất gặp nhiều vấn đề trong công việc của họ. Ví dụ, trong quá trình chứng nhận của nhà sản xuất bởi các cơ quan y tế nƣớc ngoài, các dƣợc sĩ phải sử dụng kĩ năng nghe và nói để chào đón, thảo luận, tƣơng tác và đàm phán trong các cuộc

họp, kiểm tra và các chuyến tham quan. Thất bại trong giao tiếp tiếng Anh có thể phát sinh trong quá trình đánh giá, chẳng hạn nhƣ không có khả năng trả lời rõ ràng câu hỏi, cung cấp giải thích cho thấy sự tuân thủ của các công ty. Hậu quả có thể là dẫn đến kết quả kiểm định bất lợi, trì hoãn quá trình phê duyệt cho giấy phép sản xuất. Do đó, các vấn đề giao tiếp tiếng Anh trong bối cảnh công việc của các dƣợc sĩ sản xuất cần đƣợc giải quyết, để họ có thể sử dụng tiếng Anh hiệu quả và chuyên nghiệp.

Nói về tiếng Anh trong công việc của một Dƣợc sĩ, chủ yếu sẽ gồm 2 phần chính: Tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh giao tiếp.

Tiếng Anh chuyên ngành là phần cốt lõi nhất, bởi vì dù bạn có làm việc tại nhà máy, trong viện nghiên cứu, trong bệnh viện hay là một trình dƣợc viên, bạn vẫn phải liên tục tìm hiểu, cập nhật các tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực bạn phụ trách. Đối với các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu, chắc hẳn các bạn đã nắm rất rõ tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành. Ở đây chỉ muốn nói rõ vai trò của tiếng Anh chuyên ngành trong các lĩnh vực phân phối/kinh doanh.

Có một số quan điểm trƣớc đây cho rằng trình dƣợc viên (TDV) không sử dụng nhiều đến kiến thức chuyên ngành Dƣợc, nói gì đến tiếng Anh chuyên ngành. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Để đáp ứng yêu cầu đem lại thông tin có ích cho các bác sĩ nhằm hỗ trợ việc điều trị bệnh nhân, hiện nay các TDV thƣờng xuyên phải đào sâu các nghiên cứu về sản phẩm của mình, đồng thời tìm tòi các thông tin về lĩnh vực điều trị của thuốc mình phụ trách. Mà các thông tin đó hầu hết bằng tiếng Anh. Xu hƣớng hiện nay tại các cty lớn, là các bạn TDV thƣờng xuyên tổ chức các buổi tự training, đọc và tóm tắt các nghiên cứu đọc đƣợc, phổ biến cho nhóm mình. Những bạn giỏi ngoại ngữ sẽ có lợi thế hơn trong việc cập nhật kiến thức, tăng hiệu quả công việc và tạo ấn tƣợng với các cấp quản lý.

Kế đến, những TDV trẻ có mong muốn thăng tiến trong công việc, thì tiếng Anh càng là một yêu cầu thiết yếu. Các vị trí ở bộ phận Marketing, Medical, Clinical đều đòi hỏi khả năng tiếng Anh, bao gồm cả tiếng Anh chuyên ngành. Bởi vì hàng ngày bạn sẽ nhận và gửi các email bằng tiếng Anh, đọc và viết các báo cáo,

project bằng tiếng Anh, tổng hợp và tạo ra các tƣ liệu làm việc cho TDV bằng việc nghiên cứu các dữ liệu lâm sàng bằng tiếng Anh, trình bày các kế hoạch kinh doanh hoàn toàn bằng tiếng Anh. Các bạn sẽ phải làm việc với các chuyên gia nƣớc ngoài để mời về giảng bài trong nƣớc, trao đổi với họ những vấn đề mà các Bác sĩ ở Việt Nam quan tâm v.v…

Nói về tiếng Anh giao tiếp, thì không chỉ các bạn làm trong các công ty nƣớc ngoài, mà giao tiếp bằng tiếng Anh giỏi còn là một lợi thế lớn đối với cả các bạn làm việc trong bệnh viện, xí nghiệp, hay viện nghiên cứu. Với xu hƣớng hội nhập ngày nay, các hoạt động hợp tác quốc tế thƣờng xuyên diễn ra giữa các tổ chức, các bệnh viện nƣớc ngoài với Việt Nam. Việc bạn giỏi tiếng Anh sẽ khiến bạn trở thành nhân tố cần thiết, quan trọng cho tổ chức, và bản thân bạn lại có cơ hội đƣợc cọ xát, học hỏi nhiều hơn. Ngoài ra, các Dƣợc sĩ làm tại các bệnh viện tƣ, có nhiều bệnh nhân nƣớc ngoài nhƣ FV, Columbia, SOS... thì cũng phải giỏi tiếng Anh giao tiếp để tƣ vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngƣời nƣớc ngoài.

Những cơ hội mở ra đối với sinh viên hay những ngƣời công tác trong ngành y tế không chỉ giới hạn ở việc đọc hiểu tài liệu hay xin việc. Đối với sinh viên, đó là cơ hội xin nhập học, xin học bổng từ những trƣờng đại học, bệnh viện có danh tiếng trên thế giới nhƣ học bổng VEF của Mỹ, MEXT của Nhật,… Do đặc trƣng của ngành nghề có yêu cầu cao nên bằng cử nhân y dƣợc của Việt Nam chƣa đƣợc chấp nhận để học lên cao hơn ở nhiều trƣờng đại học hàng đầu. Để đáp ứng đủ điều kiện theo học ở những ngôi trƣờng này, nhiều ngƣời đã chọn giải pháp thi lấy bằng chuyển đổi (MCAT), hoặc lựa chọn khoá học “bƣớc đệm” tại các nƣớc láng giềng nhƣ Thái Lan, Malaysia, Indonesia vì bằng cấp về y tế của các nƣớc này đƣợc chấp nhận. Ngoài ra, đối với những ngƣời đang công tác trong lĩnh vực y tế, bên cạnh những yêu cầu công việc, đó hẳn là cơ hội đƣợc đào tạo chuyên môn cao hơn (học bổng DAAD của Đức), cơ hội hợp tác trong các dự án quốc tế về y tế (ACWP, VWAM, Operation Smile,…), hoặc giao lƣu với những chuyên gia trong lĩnh vực của mình qua các hội thảo, hội nghị quốc tế (hội nghị GMS,..).

Không thể giao tiếp với bệnh nhân bằng cùng ngôn ngữ có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng, theo Dƣợc sĩ trƣởng Hiệp hội Dƣợc phẩm Quốc gia (NPA) Leyla Hannbeck, những điều này có thể dẫn đến việc bệnh nhân hiểu sai lời khuyên hoặc hƣớng dẫn cách sử dụng thuốc. Có rất nhiều rủi ro: bao gồm cả tuân thủ kém và rủi ro cho sự an toàn của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu và khó khăn trong việc học tiếng anh chuyên ngành của sinh viên đại học chính quy khóa 2014 khoa dược trường đại học nguyễn tất thành (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)