9. Kết cấu luận văn nghiên cứu:
1.2.1. Đặc điểm đối tượng khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội
Hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, áp dụng theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 gồm tiêu chí về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm năm dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường
mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số là tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin), cụ thể như sau:
- Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí. Đó là: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1 triệu đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí. Đó là: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, chuẩn hộ cận nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, như sau:Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1 triệu đồng và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Hộ mới thoát nghèo: Là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hàng năm, có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.
- Học sinh – sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học
nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác.
- Các đối tượng cần vay để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn gồm: các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn, bao gồm các xã thuộc huyện, các xã thuộc thị xã và các xã thuộc thành phố thuộc tỉnh.
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:
Vợ (chồng), con liệt sĩ; thương binh (kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về trước, nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động), người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh);
Vợ (chồng), con thương binh con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân, huy chương kháng chiến; cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945;
Người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật và hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Các đối tượng cần vay để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm(gọi tắt là giải quyết việc làm (GQVL)) theo Nghị quyết số 61/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ như: Người lao động; cơ sở sản xuất kinh doanh gồm: hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, Hợp tác xã hoạt động theo luật Hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Các đối tượng vay nhà ở theo Quyết định số 167/QĐ-TTg và Quyết định số 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải có tên trong Đề án của UBND tỉnh phê duyệt.