- Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV
2.3.1 Những mặt đạt được:
- Qua phân tích số liệu trong 03 năm gần cho thấy Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Châu Thành đã đạt được một số kết quả như sau:
- Thực hiện tốt mô hình Điểm giao dịch tại xã, quản lý vốn thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn với sự ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua bốn tổ chức chính trị - xã hội và sự giám sát, xét duyệt của Ban Giải quyết việc làm và Giảm nghèo và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, đã đưa đồng vốn đến các đối tượng thụ hưởng, thể hiện bước đi, cách làm thích hợp trong việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và mang lại hiệu quả trong quản lý điều hành.
- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho các TCCT-XH nhận ủy, đội ngũ Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Tuyên truyền đến người vay về tầm quan trọng của việc định kỳ hạn trả nợ theo thỏa thuận (nợ phân kỳ) để giảm bớt áp lực khi nợ đến hạn kỳ cuối, nhờ đó nhận thức của người vay trong vấn đề trả nợ phân kỳ ngày càng được nâng cao, doanh số thu nợ tăng đều qua các năm.
- Đa số người vay đều có ý thức gửi tiết kiệm hàng tháng để tạo nguồn vốn trả nợ, lãi tránh dồn áp lực trả nợ cho kỳ cuối.
a. Hiệu quả về kinh tế
Kết quả đầu tư tín dụng trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Châu Thành:
Vốn tín dụng đã góp phần giảm nghèo được hơn 650 hộ, tạo điều kiện cho hàng ngàn lao động có việc làm thường xuyên, hơn 680 HS-SV được vay vốn để học tập, hơn 5.000 hộ có công trình nước sạch, 4.936 nhà vệ sinh góp phần giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 129 hộ nghèo có nhà ở. Ngoài ra nguồn vốn đã đáp ứng kịp thời cho các mô hình có hiệu quả như: trồng cây thanh long, nuôi tôm sú thông qua chương trình cho vay giải quyết việc làm, hộ mới thoát nghèo…từ nguồn vốn chính sách đã phát huy được hiệu quả đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo đúng định hướng của Nghị quyết Hội đồng Nhân dân và góp phần ngăn chặn việc cho vay nặng lãi ở nông thôn.
b. Hiệu quả về mặt chính trị xã hội
Số hộ nghèo của huyện giảm qua các năm: Năm 2016 giảm 347 hộ; năm 2017 giảm 179 hộ; năm 2018 giảm 124 hộ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016- 2018 từ 3,7% xuống còn 1,57% góp phần ổn định kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn huyện, cải thiện đời sống và nhu cầu ăn ở, đi lại học hành của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những hộ có con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và dạy nghề…từ đó góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và góp phần hoàn thành 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới; góp phần củng cổ phát triển đoàn viên hội viên của các TCCT-XH ngày một động đảo và vững mạnh.
Ban đại diện HĐQT NHCSXH Huyện Châu Thành có 23 đồng chí, trong đó 10 đồng chí là lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện, 13 đồng chí Chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách văn xã là trưởng ban, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng, giám sát việc thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo đồng vốn đến đúng đối tượng.
Tổ tiết kiệm và vay vốn do chính quyền địa phương chỉ đạo xây dựng, các tổ chức chính trị - xã hội quản lý có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ viên sử dụng vồn vay có hiệu quả và đúng mục đích. Đến nay PGD đã xây dựng, cũng cố và kiện toàn được 170 Tổ tiết kiệm và vay vốn, với hơn 6 ngàn thành viên, tạo mạng lưới rộng khắp các khu vực trên địa bàn Huyện.
Với mô hình quản lý hiện có HĐQT ở Trung ương, có bộ phận điều hành tác nghiệp, có ban kiểm soát HĐQT, các tổ chức chính trị - xã hội, các Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện. Đây là mô hình đặc thù, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị xã hội cùng chung sức thực hiện chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm.
Thực hiện nguyên tắc giải ngân trực tiếp, không qua cấp trung gian, PGD đã xây dựng hệ thống Điểm giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn mang lại hiệu quả thiết thực giúp cho người vay tiết kiệm được thời gian và chi phí, thực hiện công khai, dân chủ chính sách tín dụng tại xã, thị trấn nhằm để dân biết, dân kiểm tra dân đồng tình ủng hộ. Phương thức cho vay thông qua ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị xã hội cùng thực hiện cơ chế tín dụng cho người vay theo các nguyên tắc: Dân chủ công khai, vốn trực tiếp đến người vay, tiết kiệm chi phí quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được với các dịch vụ tài chính tín dụng là một ưu việt mà các Ngân hàng Thương mai không thể làm được.
d. Công tác kiểm tra giám sát
Hàng năm, căn cứ vào chương trình kiểm tra, giám sát của BĐD-HĐQT, chương trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Long An, PGD tham mưu cho BĐD-HĐQT xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của BĐD- HĐQT NHCSXH huyện và Chương trình kiểm tra, giám sát của PGD NHCSXH huyện Châu Thành.
Hàng năm được tổ chức ít nhất một lần kiểm tra, kiểm soát hoạt động của NHCSXH huyện. Kiểm tra các điểm giao dịch, các tổ tiết kiệm và vay vốn, kịp thời chấn chỉnh sai sót, nâng cao chất lượng hoạt động ở các điểm giao dịch xã và chất lượng của các tổ tiết kiệm và vay vốn.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện kết hợp các tổ chức chính trị xã hội huyện, Cấp Ủy, UBND các xã tiến hành kiểm tra 100% Tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động trên địa bàn, kiểm tra đối chiếu toàn bộ số hộ vay vốn ở PGD NHCSXH huyện Châu Thành. Rà soát lại những Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động còn yếu kém, những tổ có tỷ lệ nợ quá hạn, lãi tồn, nợ phân kỳ cao để phối hợp các đoàn thể kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động.