9. KẾT CẤU CỦA LUẬN
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
Agribank Kiến Tường chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các KH vay của chi nhánh, việc quản lý rủi ro mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng KH, từng khoản vay. Điều đó dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư không cân đối.
Hiện tại quy trình nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh nói riêng và của Agribank nói chung còn khá đơn giản, mọi quyết định liên quan đến khoản vay đều chủ yếu do CBTD đảm nhiệm (từ khâu tiếp cận KH cho đến khi tất toán khoản vay), vì vậy luôn tiềm ẩn rủi ro như CBTD không thể chuyên sâu hết tất cả các nghiệp vụ, không đảm bảo tính khách quan độc lập trong khi quyết định cho vay, CBTD có thể lợi dụng làm sai quy trình để trục lợi cho bản thân, ... Hơn nữa, với quy trình một cửa như vậy đối với CBTD là không phù hợp, bởi vòng đời của một khoản vay khá dài, thông thường ít nhất là 1 năm, trong khi số lượng món vay CBTD quản lý cũng không phải là ít, khối lượng công việc quá nhiều dẫn đến họ không thể quản lý tốt tất cả các món vay, điều này rất dễ dẫn đến những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của CBTD.
Công tác xử lý nợ và thu hồi nợ xấu còn chậm và thiếu tính kiên quyết. Từ thực tế tại Agribank Kiến Tường cho thấy việc chậm phát hiện rủi ro do những nguyên nhân sau:
+ Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ thực hiện chiếu lệ dẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro.
+ CBTD còn hạn chế về mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích đánh giá nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến KH.
+ Các bộ phận của NH không trao đổi thông tin thường xuyên dẫn đến chậm phát hiện các rủi ro.
+ Việc thẩm định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng KH, các yếu tố về triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tưđề cập một cách hạn chế.
+ Những thông tin sử dụng trong phân tích cho vay phần lớn do KH cung cấp.