Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thị xã kiến tường, tỉnh long an (Trang 78 - 80)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN

3.3.1. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Ch

nhánh Long An

Cần chủđộng phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật thông tin, dự báo về xu hướng phát triển, cảnh báo các rủi ro về ngành nghề, cây trồng để giúp cho việc đưa ra những chính sách cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống; tiêu chuẩn hóa về kiến thức đối với mỗi chức danh và vị trí công việc để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; tổ chức tuyển dụng tập trung theo từng khu vực, sau đó

tiếp tục đào tạo thực hành theo từng mảng chuyên môn dự kiến sắp xếp; kết hợp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với đạo đức kinh doanh và kiến thức pháp luật; có cơ chế phù hợp đối với cán bộ nhằm gắn trách nhiệm với quyền lợi; thực hiện khoán tài chính và động viên, khuyến khích kịp thời đối với cán bộ, nhất là CBTD và kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo trực tuyến nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, nhân viên các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tham dự các lớp tập trung, có thể tự nắm vững và nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức bổ trợ trên mạng internet. Hàng năm, tổ chức đánh giá và kiểm tra trình độ cán bộ, nhân viên theo từng mảng nghiệp vụ kết hợp với kiến thức bổ trợ, đặc biệt là CBTD để phân loại, sắp xếp phù hợp.

Nghiên cứu, xây dựng mô hình Quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với quy định quốc tế, tách bạch trách nhiệm và chức năng của các phòng ban trong quy trình cho vay như: bộ phận thẩm định, phê duyệt cho vay, quản lý cho vay, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo sự độc lập, đảm bảo tính khách quan, nâng cao chất lượng công việc, phát hiện kịp thời những dấu hiệu gây ra rủi ro tín dụng.

Triển khai dự án hoàn hiện hệ thống quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng cho vay nội bộđể phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với KH. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo đề cương, định kỳ hàng năm, Agribank Kiến Tường cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các nơi có biểu hiện bất thường.

Tiếp tục hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao, hỗ trợ các thông tin một cách nhanh và chính xác nhằm phục cho việc quản lý và điều hành kinh doanh NH nói chung và Quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Đồng thời, các thông tin phải thuận tiện cho việc sử dụng của các cấp và đảm bảo tính an toàn của hệ toàn hệ thống khi vận hành. Nhanh chóng xây dựng và nâng cấp trung tâm dự phòng nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.

Agribank Kiến Tường nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ nhận thức, nghiệp vụ, tác phong trong giao dịch, thái độ và trách nhiệm,

các khóa học về phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định doanh nghiệp…..Cần có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm để gửi các Chi nhánh, từđó có sự sắp xếp và đăng ký danh sách cho học viên.

Đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn đề nghị Agribank Kiến Tường cần có một cơ chế riêng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, địa phương của từng vùng miền, như khuyến khích các Chi nhánh Loại 3 nào tập trung tăng trưởng dư nợ trong cho vay nông nghiệp, nông thôn thì sẽưu tiên tính lãi hòa vốn thấp hơn quy định hoặc khuyến khích về tài chính gì đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thị xã kiến tường, tỉnh long an (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)