Đối với Hội sở Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 65 - 67)

- Chủ động tăng cường tìm kiếm khách hàng, cán bộ chi nhánh cần tăng cường tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, tiến hành phân loại khách hàng, lựa chọn những

3.4.2. Đối với Hội sở Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Agribank nên dành cho Agribank chi nhánh Long An cũng như các Chi nhánh của mình nhiều quyền quyết định hơn nhằm nâng cao tính tự chủ của các Chi nhánh. Cụ thể về địa bàn hoạt động của các Chi nhánh, Chi nhánh chỉ được quyền cho vay đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nếu muốn cho vay với các doanh nghiệp khác địa bàn thì phải được sự đồng ý của Hội sở. Như vậy tính cạnh tranh ngay trong hệ thống Agribank đã không có, các Chi nhánh không nỗ lực tìm kiếm khách hàng.

+ Agribank cần có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời, chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở, căn c cho các Chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời quy trình tín dụng phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả Ngân hàng và khách hàng, nâng cao hiệu quả dịch vụ, nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Agribank cần tổ ch c nhiều hội thảo chuyên đề tín dụng để các cán bộ tín dụng của các Chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Đồng thời cần có các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng về

kiến th c pháp luật, marketing, nâng cao kiến th c nghiệp vụ nhằm đáp ng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng nói chung và chất lượng Tín dụng nói riêng.

+ Tại Agribank hiện nay cán bộ Tín dụng phải làm tất cả các công việc như thẩm định tài sản, thẩm định tình hình tài chính khách hàng, làm hồ sơ cho khách hàng, công ch ng, đăng ký giao dịch đảm bảo, giải Ngân, lập tờ trình cho vay,…nên rất d gây ra những rủi ro đạo đ c do vậy cần chuyên môn hóa công việc của cán bộ Tín dụng, phân tách trách nhiệm của bộ phận Tín dụng cá nhân và Tín dụng Doanh nghiệp, tách biệt Phòng ban trong đó có Phòng thẩm định TSĐB, Phòng hỗ trợ Tín dụng, quy định ch c năng, nhiệm vụ của từng Phòng ban. Mặt khác cần tăng cường bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngay tại đơn vị để kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

+ M c phán quyết Tín dụng tập trung hết tại Trưởng các đơn vị nên rất d duy ý chí trong công tác cấp tín dụng, phải lập Hội đồng tín dụng ngay tại các Chi nhánh để khách quan hơn trong việc phán quyết cho vay.

KẾT LU N CHƢƠNG 3

Chương 3 đã nêu các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Long An. Phần đầu tiên của chương này đã khái quát định hướng và mục tiêu của Agribank và Agribank Chi nhánh ong n. Trên cơ sở những điểm mạnh và hạn chế ở chương 2, phần cuối cùng của chương 3 đã nêu các giải pháp dài hạn và ngắn hạn và một vài kiến nghị các cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh Long An. Các giải pháp này cụ thể tập trung vào hoạt động huy động vốn, cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Long An.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)