Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tiền giang (Trang 50)

9. Kết cấu của luận văn:

2.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoạ

dạng các loại sản phẩm, dịch vụ với chất lượng đảm bảo, đặc biệt là các sản phẩm - dịch vụ liên quan đến tín dụng, huy động vốn, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, … Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tiền Giang đã có những bước trưởng thành nhất định, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang thương Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang

Sơ đồ 2.2.2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động Vietcombank Tiền Giang

(Nguồn: Vietcombank Tiền Giang)

2.2.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang

2.3. Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ

phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang

2.3.1 . Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang thương Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang

2.3.1.1 Cho vay cá nhân

a. Dư nợ tín dụng cá nhân PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Khách hàng GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Quản lý nợ Phòng Hành chánh Nhân sự Phòng giao dịch Mỹ Tho Phòng giao dịch Gò Công Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Kế toán Phòng Ngân Qũy Phòng giao dịch Cai Lậy Phòng giao dịch Cái Bè

Bảng 2.1: Dƣ nợ tín dụng phân theo đối tƣợng khách hàng của Vietcombank Tiền Giang (2017 – 2019)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

nợ Tỷ lệ %/ tổng dƣ nợ nợ Tỷ lệ %/ tổng dƣ nợ nợ Tỷ lệ %/ tổng dƣ nợ

Doanh nghiệp bán buôn 1.289 39 1.470 38 1.631 34 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 956 29 1.090 28 1.264 26

Cá nhân 1.058 32 1.311 34 1.967 40

Tổng dƣ nợ tín dụng 3.303 100 3.871 100 4.863 100

(Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank Tiền Giang)

Năm 2017, dư nợ tín dụng cá nhân là 1.058 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32% tổng dư nợ. Sang năm 2018 tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân chiếm 34% trên tổng dư nợ tín dụng tăng 24% so với năm 2017, số tuyệt đối thêm là 253 tỷ đồng và đạt 1.311 tỷ đồng. Bước sang năm 2019 đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động tín dụng cá nhân thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng cá nhân tăng ròng 656 tỷ đồng tức tăng 50% so với năm 2018, đây cũng là mức tăng đáng kể nhất trong các năm từ 2017 – 2019. Nhìn chung dư nợ tín dụng cá nhân tăng trưởng qua các năm, nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân năm 2019 so với tổng dư nợ chỉ chiếm 40%/tổng dư nợ tại chi nhánh và thấp hơn tỷ trọng dư nợ cá nhân/tổng dư nợ bình quân của hệ thống, năm 2019 tỷ trọng dư nợ cá nhân bình quân của hệ thống Vietcombank đạt 55%/tổng dư nợ.

Với chiến lược chung của Trụ sở chính là đẩy mạnh phát triển bán lẻ, trong đó Vietcombank Tiền Giang được chỉ định là đẩy mạnh phát triển tín dụng cá nhân, sự gia tăng đáng kể dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống là một kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 với lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước có chính sách điều tiết bằng

cách hạn chế tín dụng phi sản xuất và tập trung vào tín dụng sản xuất khiến cho việc tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân không mấy thuận lợi. Do đó mức tăng trưởng chưa thực sự mạnh mẽ.

b. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân

Nợ xấu đang có xu hướng tăng lên cùng với chiều hướng phát triển tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng cá nhân luôn được đảm bảo ở mức thấp. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ tín dụng tại Vietcombank Tiền Giang trong suốt từ năm 2017-2019 chỉ ở mức 0,02%.

Biểu 2.2: Biến động nợ xấu khách hàng cá nhân/tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân (2017 – 2019)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nợ xấu (tỷ đồng) 6 7 12

Tỷ lệ (%) 0.61 0.55 0.59

(Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank Tiền Giang)

Với dự đoán sự tuột dốc của thị trường bất động sản trong năm 2019 do tác động của việc kiểm soát tình hình kinh doanh bất động sản thông qua hình thức phân lô, bán nên đã và đang phát triển trong thời gian qua khiến cho thanh khoản bất động sản có chiều hướng giảm, sẽ gây tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng làm gia tăng nợ xấu khi ngân hàng khó chuyển nhượng bất động sản để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân củaVietcombank Tiền Giang trong năm 2019 ở mức thấp, cho thấy sự kiểm soát tốt cả về tăng trưởng số lượng và đảm bảo chất lượng nợ, hoạt động tín dụng cá nhân của Vietcombank Tiền Giang có sự thận trọng cần thiết để giảm bớt ảnh hưởng quá lớn từ sự tác động của thị trường. Để tiếp tục duy trì tình hình hoạt động như vậy Vietcombank Tiền Giang cần chú trọng hơn nữa vào công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn, bởi với số lượng khách hàng cá nhân nhỏ lẻ đông đảo thì công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và công sức của cán bộ tín dụng.

c. Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay

Bảng 2.3: Dƣ nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank Tiền Giang phân theo thời hạn vay (2017 – 2019)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018

nợ Tỷ lệ %/ tổng nợ nợ Tỷ lệ %/ tổng dƣ nợ nợ Tỷ lệ %/ tổng dƣ nợ Chên h lệch +/- Tỷ lệ Chên h lệch +/- Tỷ lệ Ngắn hạn 582 55 693 53 1.029 52 111 19 336 48 Trung và dài hạn 476 45 618 47 938 48 142 30 320 52 Tổng dƣ nợ cá nhân 1.058 100 1.311 100 1.967 100 254 24 656 50

(Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank Tiền Giang)

Xét theo thời hạn vay, dư nợ tín dụng cá nhân ngắn hạn tại Vietcombank Tiền Giang biến động trong khoảng từ 52 – 55%. Dư nợ tín dụng cá nhân trung dài hạn nhìn chung thấp hơn và có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với dư nợ ngắn hạn. Trong năm 2019 có sự tăng trưởng tích cực dư nợ trung dài hạn với mức tăng tuyệt đối là 320 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng 52% so với năm 2018.

Nguyên nhân là do trong năm 2019, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, thị trường bất động sản tăng mạnh, nên người dân có xu hướng mua nhà đất để đầu tư và tích lũy cao. Trên tinh thần chỉ đạo của NHNN, Vietcombank Tiền Giang kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng cá nhân phi sản xuất, thay vào đó là tập trung phát triển cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình, nhìn chung dư nợ cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh vẫn tăng tuyệt đối cao hơn dư nợ trung và dài hạn, đạt ở mức 1.029 tỷ đồng với số tăng trưởng tuyệt đối so với năm 2018 là 336 tỷ đồng.

d. Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân sản phẩm cho vay

Bảng 2.4: Dƣ nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank Tiền Giang phân sản phẩm cho vay (2017 – 2019)

Chỉ tiêu / Năm

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dƣ nợ (Tỷ VNĐ) Tỷ lệ (%) nợ (Tỷ VNĐ) Tỷ lệ (%) nợ (Tỷ VNĐ) Tỷ lệ (%)

Cho vay cán bộ công nhân

viên 8 1 7 1 11 1

Cho vay cán bộ quản lý điều

hành 4 0 5 0 8 0

Cho vay tiêu dùng 172 16 196 15 225 11

Cho vay chứng khoán - - - -

Cho vay du học nước ngoài - - - -

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 33 3 37 3 43 2

Cho vay mua xe ô tô 163 15 187 14 217 11

Cho vay bất động sản 217 21 254 19 394 20

Cho vay sản xuất kinh doanh 462 44 626 48 1.070 54

Tổng dƣ nợ tín dụng cá

nhân 1.058 100 1.311 100 1.967 100

(Nguồn: Số liệu thống kê của Vietcombank Tiền Giang)

Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy Vietcombank Tiền Giang đã, đang đi đúng định hướng là tập trung phần lớn vào cho vay sản xuất kinh doanh với tỷ lệ dư nợ chiếm hơn 54% dư nợ tín dụng cá nhân năm 2019.

Tiếp đến là cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ 20% tổng dư nợ tín dụng cá nhân, cho vay mua xe ô tô và cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ tương đương nhau là 11% tổng dư nợ tín dụng cá nhân.

Bên cạnh đó, cho vay tín chấp cán bộ quản lý điều hành và cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên đều chiếm tỷ lệ chưa đến 1% dư nợ tín dụng cá nhân tại chi nhánh, mặc dù tỷ lệ thấp nhưng cũng có phát triển về số tuyệt đối. Nguyên nhân,

Vietcombank Tiền Giang là Ngân hàng có mặt muộn hơn so với các Ngân hàng TMCP nhà nước khác như BIDV Tiền Giang, Agribank Tiền Giang,...nên hầu hết các đơn vị sự nghiệp, cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có thời gian quan hệ giao dịch, chi trả lương qua các TCTD khác trên địa bàn.

a. Cho vay sản xuất kinh doanh

Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh từ năm 2017 - 2019 có sự tăng trưởng tốt cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, cho thấy mảng cho vay này được Vietcombank Tiền Giang chú trọng phát triển. Điều này còn thể hiện ở sự ra đời sản phẩm “Cho vay kinh doanh tài lộc” trong năm 2009 áp dụng cho toàn hệ thống Vietcombank đã hỗ trợ tốt cho các khách hàng là hộ kinh doanh cá thể và các khách hàng cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Trước đây, để bổ sung vốn kinh doanh khách hàng chỉ có thể vay theo món từng lần hạn mức thẩm quyền phê duyệt của các chi nhánh còn thấp thì nay với sản phẩm “Cho vay kinh doanh tài lộc”, khách hàng có thể vay theo hình thức hạn mức – vay và trả nợ linh hoạt trong hạn mức với thẩm quyền phê duyệt cao. Phương thức này vừa đáp ứng nhu cầu vốn mang tính thời vụ của người sản xuất kinh doanh vừa giảm áp lực trả nợ vay cho khách hàng.

Ngày nay, các khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phát triển kinh doanh mạnh mẽ và tập trung ở một số ngành nghề như: thu mua nông sản, quần áo may sẵn, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, sản xuất bao bì,… tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển cho vay sản xuất kinh doanh.

b. Cho vay bất động sản

Năm 2019, do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, biến động mạnh, kèm theo đó là sự tkiểm soát của nhà nước về tình trạng phân lô, bán nền, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của chính phủ về ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, hạn chế tăng trưởng tín dụng phi sản xuất nên xu hướng chung của hệ thống Vietcombank là giảm dần và hạn chế vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tuyệt đối tại Vietcombank Tiền Giang còn khá cao, luôn chiếm tỷ trọng trung bình qua các năm là 20% dư nợ cá nhân. Đến năm 2019, dư nợ cho vay bất động sản tiếp tục tăng về số tuyệt đối đạt ở mức 394 tỷ đồng, nguyên nhân là sự có mặt của Tập Đoàn Vingroup trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,

trong đó dự kiến đưa vào hoạt động trung tâm thương mại Vincom và 139 căn shop house liền kề vào tháng 12/2020 đã làm cho thị trường bất động sản tại khu vực này sôi động, nhu cầu đầu tư vào các căn shop house của khách hàng cá nhân trên địa bàn tăng cao.

Ngoài ra, quan niệm của người dân Việt Nam là “An cư, lạc nghiệp”, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ nguồn lực tài chính để có thể tự mình “An cư”. Do đó Trụ sở chính Vietcombank phát triển các sản phẩm cho vay bất động sản bao gồm mua nhà / đất, xây sửa nhà và cho vay mua nhà dự án áp dụng tại Trụ sở chính và tại các chi nhánh đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng cao.

“Cho vay mua nhà dự án” là gói sản phẩm đặc thù được triển khai từ năm 2007 và sửa đổi bổ sung hoàn thiện qua các năm, được xây dựng bởi những tiêu chí riêng, với điều kiện tiên quyết là liên kết với các chủ đầu tư dự án bất động sản để phối hợp trong việc ngân hàng cho vay khách hàng mua bất động sản, và chủ đầu tư quản lý bất động sản hình thành trong tương lai để làm tài sản đảm bảo cho chính khoản vay của khách hàng.

Trên khắp cả nước thì các thành phố lớn – nơi tập trung đông dân cũng là các địa bàn phát triển cho vay bất động sản mạnh mẽ nhất. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, là địa bàn dẫn đầu về số lượng dự án liên kết với chủ đầu tư và có dư nợ cho vay mua nhà dự án cao nhất cho thấy tiềm lực phát triển sản phẩm này khi mà tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh của khu vực miền nam như tại các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hòa, Bình Dương, Vùng Tàu...

Phân khúc khách hàng cá nhân mà Vietcombank Tiền Giang hướng đến là khách hàng trung lưu trở lên có nhu cầu mua nhà ở đất ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các khu vực lân cận như Thành Phố Hồ Chí Minh để thuận lợi trong việc học tập và phát triển của các thành viên trong gia đình của khách hàng. Vì vậy, trước đây Trụ sở chính Vietcombank chọn lọc ký kết hợp tác với các chủ đầu tư có tiềm lực của các dự án bất động sản xếp vào hàng cao cấp như Saigon Pearl, Phú Mỹ Hưng, Cantavil Hoàn Cầu,…đã tạo điều kiện thuận lợi cho Vietcombank Tiền Giang phát triển lĩnh vực này.

Nay với tác động của nền kinh tế, lạm phát, lãi suất tăng cao khiến bất động sản cao cấp có tính thanh khoản kém, do đó các chủ đầu tư và cả ngân hàng không

mặn mà rót vốn vào phân khúc bất động sản cao cấp mà chuyển sang thực hiện các dự án bất động sản trung cấp trở xuống để đáp ứng nhu cầu thực sự về nhà ở. Vì vậy, Vietcombank Tiền Giang cũng có chuyển hướng tích cực sang cho vay phân khúc này để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank Tiền Giang trên thị trường.

Cho vay mua ô tô

Dư nợ cho vay mua ô tô từ 2017 – 2019 có tăng trưởng tuy nhiên tỷ trọng lại giảm so với tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Mức tăng trưởng này chưa tương xứng với lợi thế của Vietcombank Tiền Giang về lãi suất và phí (lãi suất cạnh tranh, phí trả nợ trước hạn thấp) trong khi các tiêu chí của sản phẩm cũng tương tự như các ngân hàng khác (cho vay tối đa 70% nhu cầu vốn, thời hạn vay tối đa 60 tháng).

Đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm tuy không rủi ro bằng cho vay tín chấp do đã có tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua nhưng tài sản này lại giao cho người vay khai thác sử dụng, khấu hao thực tế cao. Vì vậy không sai khi nói sản phẩm cho vay mua ô tô cũng có một phần cho vay tín chấp. Do đó để hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu, Cán bộ tín dụng phải thẩm định kĩ càng về nhân thân cũng như uy tín của người đi vay với những tiêu chí như: thu nhập tối thiểu 8 triệu đồng/tháng, có hộ khẩu/đăng ký tạm trú dài hạn tại địa bàn hoạt động của chi nhánh, khách hàng đã có kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực vận tải chưa…

Có hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô chưa tương xứng với lợi thế của Vietcombank Tiền Giang đó là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tiền giang (Trang 50)