Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tiền giang (Trang 91 - 95)

9. Kết cấu của luận văn:

3.3.6. Các giải pháp khác

Chính sách lãi suất luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng. Có thể thấy thời điểm cuối năm 2019 và cho đến nay, các ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn dù lãi suất tất cả các kỳ hạn đụng trần quy định của NHNN. Vì vậy áp lực huy động vốn đã dẫn đến tình trạng giữa các NHTM diễn ra cuộc chạy đua lãi suất ngầm nhằm lôi kéo khách hàng gửi tiền. Đây là áp lực khiến lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng ở mức quá cao nên hầu hết cá nhân có nhu cầu đều e ngại vay vốn ngân hàng trong thời gian này.

Ngoài ra, NHNN đã ban hành quy định việc thu phí cho vay của các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể: TCTD không được thu các loại phí liên quan đến khoản cho vay đối với khách hàng, trừ các khoản phí:

- Phí trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn và phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng theo quy định của NHNN Việt Nam về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng;

- Phí thu xếp để thực hiện ký kết hợp đồng đồng tài trợ theo phương thức cho vay hợp vốn giữa các TCTD tham gia cho vay hợp vốn với khách hàng theo quy định của NHNN Việt Nam về cho vay đồng tài trợ của TCTD;

- Các loại phí được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cho vay.

Mục đích của việc ban hành qui định này là nhằm tăng tính công khai, minh bạch về lãi suất cho vay của TCTD và chi phí vay vốn của khách hàng vay; TCTD tiết giảm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý phù hợp với chỉ đạo thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ.

Thời gian qua, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cũng đã tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát lãi suất huy động thực của các NHTM; tình hình thu phí liên quan đến các khoản cho vay đồng thời áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với NHTM vi phạm. Tuy nhiên sàn lãi suất tín dụng hiện vẫn rất cao gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các NHTM. Do đó hoạt động này tỏ ra không theo sát được diễn tiến trên thị trường cũng như không kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định của các NHTM. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành chế tài cụ thể và mạnh hơn nữa ví dụ như: giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống thấp hơn mức quy định hiện nay là 20% hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… để xử lý các NHTM vi phạm quy định nhằm mang tính răn đe các NHTM khác thay vì áp dụng các biện pháp xử lý như hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Vietcombank Tiền Giang trình bày trong chương 2 với những mặt đạt được và hạn chế, chương 3 đi vào đề xuất các giải pháp để góp phần phát triển hiệu quả tín dụng cá nhân tại Vietcombank Tiền Giang trong thời gian tới.

Các đề xuất bao gồm năm nhóm giải pháp chính đối với Vietcombank Tiền Giang: (1) giải pháp phát triển kênh phân phối, (2) giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân, (3) giải pháp cải tiến quy trình, chính sách tín dụng cá nhân, (4) giải pháp hỗ trợ và (5) giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Tất cả các đề xuất trên đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển hiệu quả tín dụng cá nhân tại Vietcombank Tiền Giang, từ đó góp phần vào chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của Vietcombank Tiền Giang trước các đối thủ cạnh tranh trong nước và cả nước ngoài trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2017, 2018, 2019.

2. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của Vietcombank năm 2017, 2018, 2019.

3. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang năm 2017, 2018, 2019.

4. Báo cáo thường niên của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2017, 2018, 2019.

5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang (2017; 2018; 2019).

6. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản Trị Ngân hàng, Nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Quốc Hội (2010) luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

8. Quyết định số 571/QĐ-VCB.HĐQT ngày 08/10/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam quy đinh giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng.

9. Quyết định số 268/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 08/03/2017 Về việc Ban hành

Quy chế cho vay đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

10. Quyết định số 298/QĐ-VCB-CSTD ngày 15/03/2017 Về việc Ban hành quy

trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

11. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự

phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

12. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

13. Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14/08/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua,

bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của Tổ chức tín dụng Việt Nam.

14. Tạp chí Thông tin tín dụng, Đánh giá về hoạt động tín dụng. 15. Tạp chí Ngân hàng (2017, 2018, 2019).

16. Trang web truy cập, nghiên cứu tài liệu: - http://tiengiang.gov.vn

- http://mof.gov.vn

- http://thuvienphapluat.vn - http://www.cic.org.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tiền giang (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)