Đối với chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hải Dương giai đoạn 2005- 2010 (Trang 33 - 35)

Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 làm cơ sở cho việc phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới.

Củng cố Ban chỉ đạo: đây là nhiệm vụ quan trọng, then chốt đối với phát triển du lịch Hải Dương. Có thể thí điểm mở rộng thành phần Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh tới đại diện một số doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp có đầu tư du lịch, đại diện các tổ chức hiệp hội nhằm tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, miễn thuế cho các dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.

Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp, các ngành, các huyện, thị, thành triển khai rà soát lại những quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi phát triển du lịch đã được thực hiện trong thời gian qua đồng thời tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết những khu vực đã được xác định. Đặc biệt chú trọng đối với thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Khu di tích lịch sử-văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc theo tinh thần Quyết định 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Quản lí nghiêm túc việc thực hiện đầu tư và xây dựng theo quy hoạch cũng như tiến độ triển khai dự án, có các biện pháp kiên quyết với các dự án chậm triển khai, thu hồi quỹ đất và giao cho các nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết.

Căn cứ vào quy hoạch chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên là những nguồn lực vô giá để phát triển bền vững du lịch của địa phương.

Chú trọng vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ích lợi đối với bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường.

Để tạo thế đột phá cho phát triển du lịch Hải Dương, kiến nghị tập trung hai dự án lớn về du lịch của tỉnh là khu du lịch lịch sử, văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc và phát triển khu du lịch làng quê gắn với làng nghề gốm Chu Đậu. Rà soát, điều chỉnh mục tiêu sử dụng đất ở rừng văn hóa - lịch sử - môi trờng Côn Sơn để có quỹ đất hợp lý phát triển du lịch tương xứng vai trò khu du lịch trọng điểm của tỉnh và của quốc gia.

Tiểu kết chƣơng 3:

Từ những vấn đề tồn tại trong hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hải Dương những năm qua kết hợp với quan điểm phát triển của du lịch tỉnh Hải Dương, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Hải Dương trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra được một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện tốt các giải pháp đề ra. Những nhóm giải pháp được đưa ra chủ yếu dựa vào thực trạng hoạt động xúc tiến phát triển du lịch của tỉnh Hải Dương trong những năm qua.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xúc tiến du lịch Hải Dương giai đoạn 2005-2010, luận văn đã góp phần giải quyết được một số vấn đề chủ yếu sau:

1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về điểm đế du lịch, mô hình hệ thống điểm đến du lịch, chiến lược xúc tiến điểm đến du lịch dựa trên việc phân tích, nghiên cứu áp dụng điều kiện phát triển của du lịch Hải Dương.

2. Luận văn đã phân tích khái quát và khảo sát thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh Hải Dương trong thời gian từ 2005-2010. Từ đó đã đánh giá những thành tựu đã đạt được chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân để từ đó tìm ra phương hướng giải quyết.

3. Trên cơ sở những phân tích trên và định hướng phát triển và xúc tiến du lịch của tỉnh Hải Dương trong thời gian tới thì luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Hải Dương giai đoạn 2010-2020:

- Giải pháp về đầu tư, kinh phí xúc tiến phát triển du lịch;

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức xúc tiến và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến;

- Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; - Giải pháp về tăng cường kiểm soát, đánh giá hiệu lực hoạt động xúc tiến du lịch; - Các nhóm giải pháp cụ thể về hoạt động xúc tiến du lịch.

Trong tương lai, cùng với những nỗ lực hiện tại thì du lịch Hải Dương sẽ phát huy được những điều kiện thuận lợi vốn có cùng với ngành du lịch của cả nước nhanh chóng hội nhập vào thị trường du lịch sôi động trong khu vực và trên thế giới./.

References.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hải Dương giai đoạn 2005- 2010 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)