Bảng cân đối kế toán sau ngày quyền kiểm soát được thiết lập (sau ngày mua)

Một phần của tài liệu Chương 5 báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 40 - 49)

Phương pháp lập:

◼ (1) Loại trừ các khoản đầu tư vào công ty con: Cách điều chỉnh tương tự như tại ngày quyền kiểm soát được thiết lập.

◼ 2) Phân bổ lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua được phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm.

Khi phân bổ lợi thế thương mại kế toán phải điều chỉnh cả số đã phân bổ luỹ kế từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo.

Khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, kế toán vẫn phải lập bút toán điều chỉnh để phản ánh ảnh hưởng của số đã phân bổ đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và lợi thế thương mại cho đến khi thanh lý công ty con.

Trường hợp số lợi thế thương mại bị tổn thất trong năm cao hơn số phân bổ hàng năm theo phương pháp đường thẳng thì thực hiện phân bổ theo số bị tổn thất.

Bảng cân đối kế toán sau ngày quyền kiểm soát được thiết lập (sau ngày mua) được thiết lập (sau ngày mua)

Bút toán điều chỉnh phân bổ lợi thế thương mại:

◼ Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại trong kỳ đầu tiên, kế toán xác định lợi thế thương mại phải phân bổ trong kỳ, ghi:

Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ) Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ)

◼ Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi:

Nợ LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (số LTTM đã phân bổ luỹ kế đến cuối kỳ trước) Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số LTTM phân bổ trong kỳ báo cáo)

Có Lợi thế thương mại (LTTM đã phân bổ luỹ kế đến cuối kỳ báo cáo)

Bảng cân đối kế toán sau ngày quyền kiểm soát được thiết lập (sau ngày mua) được thiết lập (sau ngày mua)

Bút toán điều chỉnh phân bổ LTTM (tt)

◼ Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, bút toán điều chỉnh như sau: Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lũy kế đến cuối kỳ trước)

Có Lợi thế thương mại

Ví dụ 5.4: Giả sử LTTM là 2.000 (tr.đ), tập đoàn phân bổ LTTM trong thời gian 10 năm.

Yêu cầu: Thực hiện bút toán phân bổ LTTM trong các trường hợp: + Năm thứ 1, 2, năm thứ 11 trở đi.

+ Giả sử sau khi phân bổ LTTM 4 năm, công ty mẹ đánh giá LTTM đã tổn thất hết.

Bảng cân đối kế toán sau ngày quyền kiểm soát được thiết lập (sau ngày mua) được thiết lập (sau ngày mua)

(3) Nguyên tắc xác định giá trị và tách lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ

1. Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của các Công ty con được xác định và trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt thuộc phần vốn chủ sở hữu.

Giá trị lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị tài sản thuần của các Công ty con hợp nhất, gồm:

- Lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua được xác định theo giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con tại ngày mua;

- Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày mua đến đầu kỳ báo cáo;

- Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu phát sinh trong kỳ báo cáo.

2. Các khoản lỗ phát sinh tại công ty con phải được phân bổ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát, kể cả trường hợp số lỗ đó lớn hơn phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con.

Bảng cân đối kế toán sau ngày quyền kiểm soát được thiết lập (sau ngày mua) được thiết lập (sau ngày mua)

◼ 3. Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, lợi ích cổ đông không kiểm soát được xác định và trình bày riêng biệt trong mục "Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát".

Lợi ích cổ đông không kiểm soát = tỷ lệ lợi ích cổ đông không kiểm soát x lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty con.

Thu nhập của cổ đông không kiểm soát trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con được phản ánh trong mục “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát - Mã số 62”.

◼ 4. Khi xác định giá trị phần lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ phải loại trừ ảnh hưởng của:

- Cổ tức ưu đãi phải trả;

- Quỹ khen thưởng phúc lợi phải trích lập trong kỳ.

◼ 5. Lợi ích cổ đông không kiểm soát còn bị ảnh hưởng bởi các giao dịch nội bộ khác.

Bảng cân đối kế toán sau ngày quyền kiểm soát được thiết lập (sau ngày mua) được thiết lập (sau ngày mua)

Phương pháp kế toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại thời điểm cuối kỳ

1. Phương pháp 1:

Lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ = Lợi ích cổ đông không kiểm soát đầu kỳ + Lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ a) Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày đầu kỳ báo cáo

- Căn cứ vào lợi ích cổ đông không kiểm soát đã được xác định tại ngày đầu kỳ báo cáo, ghi:

Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu

Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.

Trường hợp giá trị các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày đầu kỳ là số âm thì kế toán ghi Có các khoản mục đó thay vì ghi Nợ vào các khoản mục đó như trong bút toán trên.

Bảng cân đối kế toán sau ngày quyền kiểm soát được thiết lập (sau ngày mua) được thiết lập (sau ngày mua)

Phương pháp 1(tt)

- Trường hợp tại thời điểm mua giá trị hợp lý của tài sản thuần tại các công ty con không bằng với giá trị ghi sổ của nó thì kế toán phải lập bút toán điều chỉnh theo quy định để ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả thuộc sở hữu của cổ đông không kiểm soát.

b) Ghi nhận lợi ích cổ đông không kiểm soát từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm có lãi, kế toán xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát trong thu nhập sau thuế của công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát

- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm lỗ, kế toán xác định số lỗ cổ đông không kiểm soát phải gánh chịu trong tổng số lỗ của công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát

Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát

Phương pháp kế toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại thời điểm cuối kỳ

Phương pháp 1 (tt)

b) Ghi nhận lợi ích cổ đông không kiểm soát từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ (tt)

◼ - Trường hợp trong kỳ đơn vị trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, kế toán ghi:

Nợ các Quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (chi tiết từng Quỹ)

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

◼ - Trường hợp trong năm đơn vị phân phối lợi nhuận và trả cổ tức bằng tiền cho các cổ đông, kế toán căn cứ vào số phân chia cho các cổ đông không kiểm soát ghi:

Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước (chi tiết lợi nhuận kỳ trước hoặc kỳ này)

Phương pháp kế toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại thời điểm cuối kỳ

Một phần của tài liệu Chương 5 báo cáo tài chính hợp nhất (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)