Kết quả tạo động lực

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty cổ phần BON, thành phố hà nội (Trang 41 - 49)

8. Kết cấu khóa luận

2.2.3. Kết quả tạo động lực

Để cụ thể hơn kết quả công tác tạo động lực cho nhân viên làm việc tại BON, chúng ta sẽ tìm hiểu những đánh giá của nhân viên về vấn đề

này. Chắc chắn kết quả tổng hợp sau khi khảo sát từng cá nhân sẽ chuẩn, cụ thể, chất lượng và đáng tin cậy hơn là những gì được biểu hiện bên ngoài. Sẽ có nhiều nhân viên không giám thể hiện đòi hỏi hoặc chỉ chấp nhận mà không thật sự hài lòng với công ty. Sử dụng phiếu điều tra cá nhân cho phép nhân viên nói thật suy nghĩ của mình và có thể bảo mật tối đa thông tin chia sẻ.

Trên cơ sở tháp nhu cầu của Maslow, tác giả đã đưa ra mẫu phiếu điều tra có 7 biến quan sát gồm 40 ý nhỏ để đánh giá kết quả tạo động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần BON. Có 5 mức đánh giá: 1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý. Trình tự các biến thể hiện mức độ cấp thiết về các nhu cầu của nhân viên. Số phiếu phát ra và số phiếu thu vào: Đủ 50 phiếu (Mẫu phiếu: Phụ lục).

2.2.3.1. Kết quả tạo động lực bằng hình thức vật chất a/Tạo động lực bằng tiền lương

- Trước khi đánh giá kết quả tạo động lực thông qua tiền lương, chúng ta sẽ đánh giá bảng lương bình quân của BON trong giai đoạn năm 2015 – 2017.

Bảng 2.4. Bảng lương bình quân của công ty cổ phần BON giai đoạn 2015 – 2017 (Đơn vị: triệu đồng)

Năm Đối tượng 2015 2016 2017 Lãnh đạo cấp cao 80 – 100 – 120 100 – 150 Trưởng phòng 25 – 30 30 – 40 30 – 45 Nhân viên 10 – 15 15 – 20 20 – 25 (Nguồn: Phòng Tổng hợp)

Mức lương bình quân của BON tăng liên tục qua các năm. Bảng thống kê cho ta thấy lương của công ty phù hợp với mặt bằng chung của ngành Công nghệ thông tin. Tiền lương của BON có sức cạnh tranh cao trong khối doanh nghiệp trẻ khi quỹ tài chính may mắn có sự “đỡ đầu” từ

Tasco với nền móng hơn 45 năm hoạt động về lĩnh vực bất động sản và hạ tầng giao thông.

- Dựa trên bảng hỏi, ta có kết quả của công tác tạo động lực bằng tiền lương như sau:

Bảng 2.5. Tạo động lực bằng tiền lương

STT Các biến quan sát Tỷ lệ mức độ đồng ý

(%)

1 2 3 4 5 Tiền lương

1 Công ty không vi phạm các quy định về tiền lương của Nhà nước

0 0 0 0 100 2 Công ty có chính sách trả lương tương xứng với kết quả

làm việc của mỗi cá nhân

0 2 30 40 28 3 Công ty đảm bảo công bằng trong trả lương giữa các

nhân viên

0 4 20 66 10 4 Công ty có chính sách tăng lương hợp lý 0 0 30 40 30

5 Công ty không chậm trả lương 0 0 0 0 100

6 Thu nhập của nhân viên trong công ty tốt hơn so với các

công ty cùng ngành 0 8 18 40 36

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

+ BON đã làm tốt công tác tiền lương cho nhân viên của mình với sự nhất trí của tất cả mọi người cho rằng: Công ty không vi phạm các quy định về tiền lương của Nhà nướcvà không chậm trả lương.

+ Các chính sách về Tiền lương có tỷ lệ đồng ý và rất đồng ý khá cao. Chỉ còn một số ít cá nhân là chưa thảo mãn: 2% tương ứng với 1 người không đồng ý công ty có chính sách trả lương tương xứng với kết quả làm việc của mỗi cá nhân, 4% tức 2 nhân viên không đồng ý là công ty đảm bảo công bằng trong trả lương giữa các nhân viên, 8% tức 4 người không đồng ý thu nhập của nhân viên trong công ty tốt hơn so với các công ty cùng ngành.

b/ Tạo động lực thông qua thưởng – phúc lợi

Bảng 2.6. Tạo động lực bằng thưởng – phúc lợi

STT Các biến quan sát Tỷ lệ mức độ đồng ý (%)

Thưởng – phúc lợi 1 2 3 4 5

7 Công ty có chính sách khen thưởng hợp lý: kịp thời, hiệu quả 0 0 0 80 20

8 Hình thức thưởng đa dạng 0 0 30 46 24

10 Nhân viên hài lòng với mức thưởng của công ty 0 0 16 64 20 11 Công ty có chế độ bảo hiểm xã hội tốt 0 0 0 76 24 12 Các phúc lợi khác như ma chay, cưới hỏi, phụ cấp

ăn uống, đi lại, làm thêm... tốt

0 0 26 44 30 13 Công ty có chính sách hỗ trợ cho tôi và gia đình 0 0 30 60 10

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

- Công tác tạo động lực bằng thưởng – phúc lợi được thực hiện khá tốt khi số người khảo sát ở mức đồng ý và rất đồng ý khá cao, không có ai không hài lòng với các chính sách này của công ty.

+ Công ty có chính sách khen thưởng hợp lý, kịp thời, hiệu quả với 80% nhân viên đồng ý và 20% nhân viên rất đồng ý. Điều này rõ ràng thể hiện sự hài lòng của nhân viên với công tác khen thưởng. BON thưởng rất đúng lúc, đúng việc nên tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả. Các mức mức thưởng theo quý, tháng hay thưởng thường niên đều đã được công ty quy định rõ ràng. Các khoản thưởng nóng hợp lý không gây tị nạnh tạo hiềm khích trong nội bộ công ty.

+ Đặc biệt, BON được đánh giá cao khi có phúc lợi bảo hiểm xã hội tốt. Công ty chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội: đóng đủ bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên, giải quyết thủ tục bảo hiểm nhanh chóng, trợ cấp đầy đủ, kịp thời đảm bảo cho nhân viên có sức khỏe tốt nhất phục vụ công việc.

2.2.3.2. Kết quả tạo động lực bằng hình thức phi vật chất a/ Tạo động lực thông qua nhu cầu về công việc

Bảng 2.7. Tạo động lực thông qua công việc

STT Các biến quan sát

Tỷ lệ mức độ đồng ý (%)

Công việc 1 2 3 4 5

15 Công việc phù hợp với năng lực cá nhân của tôi 0 0 16 54 30

16 Công việc của tôi thú vị 0 2 18 60 20

17 Tôi được chủ động trong công việc 0 4 30 26 40

18 Tôi có quyền hạn tương ứng với trách nhiệm 0 2 50 38 10

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

+ Khi xác định nhu cầu của nhân viên về công việc chiếm 10%, trong khảo sát chỉ có 8% là không đồng ý về các vấn đề liên quan đến công việc. Nhu cầu của nhân viên đã được quan tâm giải quyết, tuy nhiên vẫn chưa thực sự tốt. Sắp xếp, phân công công việc còn chưa phù hợp, vẫn có ý kiến cho rằng quyền hạn và trách nhiệm không cân bằng.

b/ Nhu cầu tạo động lực thông qua điều kiện làm việc

Bảng 2.8. Tạo động lực thông qua điều kiện làm việc

STT

Biến quan sát Tỷ lệ mức độ đồng

ý (%)

Điều kiện làm việc 1 2 3 4 5

19 Cơ sở vật chất tốt 0 0 20 50 30

20 Văn hóa công ty lành mạnh, phù hợp với tôi 0 4 24 32 40 21 Công ty cung cấp đầy đủ thiết bị làm việc 0 2 22 56 20

22 Thời gian làm việc phù hợp 0 0 0 80 20

23 Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt 0 0 24 60 16 24 Cởi mở và trung thực với nhau làm việc 0 2 38 46 14 25 Đồng nghiệp biết giúp đỡ, hỗ trợ nhau 0 2 22 40 36 26 Đồng nghiệp luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm 0 2 32 48 18

27 Cấp trên ghi nhận sự cố gắng của tôi 0 0 0 76 24

28 Cấp trên tôn trọng và tin cậy và lắng nghe ý kiến của tôi 0 0 30 50 20 29 Cấp trên đối xử công bằng và không phân biệt 0 0 26 42 32 30 Cấp trên cung cấp đầy đủ thông tin trong công việc 0 0 14 64 22

31 Cấp trên tận tình hướng dẫn tôi 0 0 20 54 26

32 Cấp trên tâm lý và gương mẫu 0 0 30 50 20

33 Cấp trên linh hoạt, không cứng nhắc 0 0 30 58 12

(Nguồn:Kết quả khảo sát)

Tạo động lực thông qua điều kiện làm việc thật sự có hiệu quả: khi xác định nhu cầu có tới 20% nhân viên không hài lòng với điều kiện làm việc, sau tạo động lực giảm xuống còn 12%.

+ BON chú trọng phát triển cơ sở vật chất, xây dựng môi trường làm việc hiện đại, sáng tạo, thân thiện. Trong đó có khu văn phòng làm việc được bố trí tại tầng 1 tòa nhà Viện dầu khí PVI – với cảnh quan văn minh, thuận tiện di chuyển, an ninh hoàn hảo giúp cán bộ nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình trong công việc. Năm 2017 BON đã quyết định cải tạo lại văn phòng: Dỡ bỏ các vách ngăn vị trí làm việc, thiết kế lại vị trí đặt đồ vật trong phòng, tạo cảm giác hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên, mở rộng phòng sinh hoạt chung với thiết kệ nhẹ nhàng ấm cúng...

+ Văn hóa BON mang trong mình dòng chảy tiên phong gói gọn với 5 tiêu chí: Làm chủ, sáng tạo, hợp tác, đạo đức, vui vẻ. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Ban lãnh đạo BON đã mong muốn xây dựng một công ty đi đầu về công nghệ nhưng ẩn chứa trong đó là những nét văn hóa độc đáo khác biệt. BON là một trong số các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam duy trì và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống như như du xuân đầu năm, dâng hương tưởng nhớ ngày giỗ tổ,… và các hoạt động truyền thống mang bản sắc riêng như: sinh hoạt nội bộ hàng tháng, sinh nhật công ty, teambuilding theo định kỳ hàng quý, chương trình “đưa em đi chơi xa” vào các dịp cuối tuần,…

+ Tôn trọng sự khác biệt: BON chấp nhận mọi người như vốn có, cả mặt mạnh, mặt yếu, cả điểm điểm tốt và chưa hoàn thiện. Đồng thời, tạo điều

kiện tối đa để mọi người được là chính mình, cũng như tạo cơ hội tốt nhất để mỗi cá nhân phát triển, thành công.

+ Tinh thần sáng tạo - vui vẻ: Tại BON, công ty luôn tự đặt câu hỏi còn cách nào khác không? Cố gắng dẫn đầu về công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức quản trị, kinh doanh mới. Tinh thần sáng tạo kết hợp với việc liên tục học hỏi đã giúp BON mặc dù còn non trẻ nhưng ngày một khẳng định vị thế bởi các sản phẩm đóng mác “Việt Nam” do chính những người trẻ đầy nhiệt huyết tạo dựng lên. BON cam kết về một một môi trường sáng tạo - vui vẻ, đó là những giá trị luôn được coi trọng.

- Nhu cầu quan hệ xã hội: Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau khá tốt.

+ Cấp trên biết ghi nhận sự cố gắng, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân viên. Cán bộ quản lý ở BON khá thân thiện, hòa đồng và luôn gương mẫu. Rất ít sảy ra xung đột lớn giữa cấp trên và cấp dưới. Không ai có đánh giá tiêu cực về cấp trên của mình. Họ hài lòng và cùng đồng ý rằng lãnh đạo của BON linh hoạt, không cứng nhắc.

+ Đa số nhân viên đều đồng ý cho rằng các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt, biết giúp đỡ hỗ trợ nhau. Phải chăng do tỷ lệ nhân viên nam chiếm ưa thế nên hạn chế được sự bất đồng thường sảy ra giữa các nhân viên nữa với nhau.

+ Tinh thần đồng đội: Nhân viên của BON không chỉ làm tốt công việc của mình mà còn quan tâm tới đồng nghiệp để cùng nhau phát triển vì mục tiêu chung. Khi có một người đồng đội chẳng may gặp nạn, mọi người luôn bên cạnh để giúp đỡ, chia sẻ. Chính sự chân tình trong đối xử đồng nghiệp đã hướng tinh thần “tương thân tương ái” của BON dần dần trở thành một nét văn hóa đặc biệt phát huy rộng khắp toàn Công ty.

Tinh thần đồng đội, tình đoàn kết gắn bó keo sơn càng được gia tăng sau hàng loạt các buổi du lịch, teambuilding định kỳ, các hoạt động ngoại khóa thường niên... BON thường lưu lại khoảnh khắc sự kiện chào đón ngày đặc biệt trong năm bằng cách dựng phim ngắn, hài kịch với các diễn viên đều là nhân viên trong công ty.Các tiết mục cần sự tham gia của nhiều người sẽ tạo điều kiện tốt cho các nam thanh niên của công ty tạo quan hệ thân thiết với các nhân viên nữ khiến bầu không khí làm việc của văn phòng thoải mái hơn.Với concept Tết bao cấp được chuẩn bị kỹ lưỡng những ngày cuối năm 2017, BON sẽ "ra lò" một chương trình Year End Party (YEP) 2018 với chủ đề "Hợp tác xã vui vẻ" rất độc - rất lạ.

c/ Nhu cầu đào tạo – bồi dưỡng và thăng tiến

Bảng 2.9. Tạo động lực qua nhu cầu đào tạo – bồi dưỡng và thăng tiến

STT Biến quan sát

Tỷ lệ mức độ đồng ý (%)

Đào tạo – Bồi dưỡng 1 2 3 4 5

34 Công ty tạo điều kiện cho nhân viên được học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng

0 0 10 26 14 35 Hoạt động đào tạo – bồi dưỡng cụ thể, rõ ràng 0 0 12 20 18 36 Nội dung chương trình đào tạo – bồi dưỡng chất

lượng cao

0 0 8 28 14

Thăng tiến 1 2 3 4 5

37 Công ty cho tôi nhiều cơ hội phát triển cá nhân 0 0 16 24 10 38 Công ty tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực 0 0 10 24 16

39 Chế độ thăng tiến rõ ràng, phù hợp 0 0 10 22 18

40 Chính sách thăng tiến hiệu quả 0 0 10 22 18

(Nguồn:Kết quả khảo sát)

+ Nhân viên có nhu cầu đào tạo lên đến 48% chứng tỏ mong muốn được học hỏi nâng cao kỹ năng của nhân viên tại BON là khá lớn. Theo khảo sát, hiện có 3 nhân viên đang được tạo điều kiện đi học thạc sĩ trong nước, 1 nhân viên

được gửi đi đào tạo Tiến sĩ IT ở nước ngoài và rất nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng thường niên ngắn hạn được tổ chức cho toàn bộ nhân viên của công ty.

+ BON xây dựng cho nhân viên một lộ trình thăng tiến rõ rệt là một động lực lớn để họ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đến với BON, chắc chắn ai cũng sẽ được tạo điều kiện thể hiện bản thân và được ghi nhận sự cố gắng. Tuy nhiên vẫn có một số nhân viên đánh giá công tác đào tạo – thăng tiến của công ty chỉ ở mức bình thường.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty cổ phần BON, thành phố hà nội (Trang 41 - 49)