8. Kết cấu khóa luận
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
- Ban lãnh đạo đặt niềm tin quá lớn vào Công đoàn, coi Công đoàn là kênh chính để lấy thông tin xây dựng nhu cầu của nhân viên. Công đoàn chưa thực sự hoạt động hiệu quả khi đại diện tiếng nói của nhân viên nhưng chưa nêu ra được mong muốn của nhân viên.
- Một trong những nguyên nhân để BON có thể chi mạnh tay cho công tác tạo động lực là vì có sự bảo hộ của Tasco với nền móng hàng chục năm năm hoạt động về lĩnh vực bất động sản và hạ tầng giao thông. Chi phí tạo động lực cao bởi vì công ty muốn cung cấp cho nhân viên những gì tốt nhất có thể. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần những gì phù hợp, tiện dụng, hiệu quả chứ không nhất thiết phải quá tốt. Các quyết sách ban đầu về tạo điều kiện làm việc chưa phù hợp dẫn đến phải thay đổi khiến chi phí tạo động lực cao lên. Ngay từ ngày đầu thành lập, BON tuyển dụng nhiều nhân sự nhờ headhunter - chuyên gia "săn đầu người" để có được nhân lực chất lượng cao. Chiêu mộ nhân viên từ Samsung, ngân hàng, FPT... đều là công ty lớn nên khá khó khăn và tốn kém để tạo động lực, giữ chân nhân viên giỏi.
- Đào tạo còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu do số lượng nhân viên có nhu cầu được học tập, đào tạo khá nhiều, công ty chưa thể bố trí, tạo điều kiện cho
họ vừa học vừa làm bởi nhân sự không đủ. Chỉ tiêu cho phép ra nước ngoài đào tạo với chi phí 100% từ công ty còn ít.
Công ty chiêu mộ được nguồn nhân lực chất lượng cao, có nhiều người giỏi khiến cho họ bị ảnh hưởng trong con đường thăng tiến vì cạnh tranh quá nhiều.
- Lý do khiến công ty mất cân bằng giới tính nghiêm trọng vì ngành CNTT vốn khó tuyển nữ. Mà tuyển được nữ giới có thể thích ứng được với cường độ làm việc và tốc độ phát triển của BON lại càng khó hơn.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC