Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho sinh viên học karatedo ngoại khóa tại trường đại học đồng tháp (Trang 35)

Sức khỏe của con người là vốn quý nhất, nên việc chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung, của ngành TDTT nói riêng. Đó chính là mục tiêu cơ bản quan trọng nhất của GDTC nước ta. Những năm qua, Đảng và Chính phủ rất chú trọng tới việc phát triển thể chất cho HSSV. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã ghi rõ công tác GDTC cho thế hệ trẻ là một mặt quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục và đào tạo con người toàn diện. Chính vì vậy, lĩnh vực GDTC trong trường học các cấp ở Việt Nam đang thu

hút được sự chú ý quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các nghiên cứu, các nhà giáo dục. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về GDTC đã công bố:

Tác giả Lượng Bích Hồng, 1980 với đề tài: “Đánh giá tình hình thể lực của học sinh”, tác giả Nguyễn Văn Quảng với đề tài: “Thực trạng phát triển thể chất của thí sinh dự thi Đại học TDTT trong những năm gần đây”, tác giả Lưu Quang Hiệp với đề tài: “Đặc điểm hình thái chức năng trình độ thể lực của học sinh các trường dạy nghề Việt Nam”, tác giả Hoàng Văn Hưng, 1998 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình GDTC và chỉ tiêu phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên nhóm sức khỏe yếu trong các trường Đại học Nông Nghiệp”, tác giả Phạm Thị Nghị, 1999 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình GDTC cho sinh viên Đại học nhóm sức khỏe yếu” Các tác giả đã đưa ra 1 một số nhìn nhận đánh giá khách quan thực trạng các tố chất thể lực của HSSV một cách khái quát, khoa học làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các đề tài.

Với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng GDTC sinh viên Đại học Bách Khoa – Hà Nội” tác giả Nghiêm Xuân Thúc, trường Đại học Bách Khoa – Hà Nội, đã kết luận: Thành tích kiểm tra các nội dung riêng (các chỉ tiêu thể lực riêng) có chiều hướng giảm từ giai đoạn 1 (năm thứ 1 và năm thứ 2) đến giai đoạn 2 (các năm sau). Riêng về phần tổ chức tập luyện ngoại khóa thể dục thể thao phân thành 2 dạng trường. Nếu học sinh – sinh viên, người tham gia tập luyện phát triển thể chất không tự giác say mê tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa do trường lớp, tổ chức; không tự mình tập luyện thêm để khắc phục các mặt còn hạn chế về thể chất theo đặc điểm của bản thân, không ý thực tự giác nâng dần yêu cầu lượng vận động trong buổi tập thì không thể phát triển nâng cao thể chất cho bản thân được.

Cao Hoàng Anh với đề tài: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho nam võ sinh Karatedo lứa tuổi 15 – 16: huấn luyện thể lực cho võ sinh Karatedo nhằm mục đích nâng cao các tố chất vận động, nâng cao năng lực làm việc và sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương cùng các trung khu của nó như các bộ phận cơ quan nội tạng của cơ thể nhằm Nhiệm vụ chung là chịu đựng lượng vận động

lớn trong huấn luyện, đảm bảo trạng thái sung sức thể thao, kéo dài tuổi thọ vận động viên, phòng chống chấn thương thể thao, từ đó võ sinh Karatedo nắm vững kỹ - chiến thuật nhanh hơn, có hiệu suất cao và không ngừng nâng cao thành tích thể thao. Huấn luyện thể lực cho VĐV tương ứng với việc huấn luyện các tố chất thể lực như tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Tác giả đã sử dụng các bài tập kiểm tra: đấm thẳng 2 tay liên tục 15” (tính số lần), nằm sấp chống đẩy (tính số lần), đấm 3 Nhiệm vụ 2 phút (tính số lần), xoạc ngang (tính cm) và quét trụ 10 lần để đánh giá thể lực, đồng thời chọn ra 24 bài tập trong đó có 11 bài tập thể lực chung và 13 bài tập thể lực chuyên môn. Tuy nhiên các bài tập chỉ mang tính khái quát, chưa đưa được những bài tập nào chỉ tập trung vào để phát triển các tố chất được cho là quan trọng đối với VĐV lứa tuổi 15 – 18 và cũng chưa chứng minh được độ tin cậy và tính thông báo của những bài tập được đưa ra.

Nguyễn Đương Bắc, 2000: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao khả năng phối hợp vận động cho nam sinh viên chuyên sâu võ Karatedo trường Đại học TDTT 1, tác giả cho rằng: khả năng phối hợp vận động coi như một năng lực tổng hợp trong huấn luyện các môn thể thao, đặc biệt trong môn võ Karatedo. Quá trình huấn luyện khả năng phối hợp vận động cần phải thường xuyên liên tục và diễn ra nhiều năm, phải được điều khiển theo định hướng chuyên môn. Phát triển khả năng phối hợp vận động là tiền đề cho việc tiếp thu nhanh chóng và thực hiện một cách có hiệu quả các hành động vận động phức tạp. Tác giả đã sử dụng các bài thử: đấm đích cố định cách 0,7m với tín hiệu (tính thời gian thực hiện); ra đòn theo quy ước theo 10” (tính số lần trúng đích), đấm quay 30” (tính số lần thực hiện được), test 40 điểm theo vòng tròn (tính điểm), đồng thời xây dựng được 25 bài tập chuyên môn nâng cao khả năng phối hợp vận động cho VĐV Karatedo thuộc các nhóm: khả năng phản ứng, khả năng thay đổi, định hướng, liên kết và phân biệt, trong đó khả năng phản ứng là quan trọng nhất. Tuy nhiên, đây là những bài tập vẫn còn mang nhiều tính chủ quan của tác giả, chưa thực sự đi vào thực tế tập luyện và thi đấu (vì đây là môn thi đấu đối kháng) của VĐV, nhưng đây cũng là cơ sở ban đầu cho việc

đánh giá những phản hồi chung về mặt thần kinh cho sinh viên chuyên sâu Karatedo.

Tác giả Lê Thị Hoài Phương, 2002: Nghiên cứu về việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nữ VĐV Karatedo lứa tuổi 16 – 18 đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chung và thể lực chuyên môn: xoạc ngang, xoạc dọc, chạy 20m xuất phát cao, đấm tay sau vào 2 đích cách 2,5m trong 10”, bật xa tại chỗ, hai tay buộc dây cao su đấm 10”, nằm sấp chống đẩy tay, chân sau buộc dây cao su đá, chạy 30m xuất phát cao xoay 360o giữa quãng theo tín hiệu, phối hợp 1 đòn đá và 1 đòn đấm vào 2 đích cách 3m trong 10”, nhảy dây 90”.

Tác giả Trần Tuấn Hiếu, 2004: Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV Karatedo lứa tuổi 12 - 15 đã xác định được 14 test đánh giá trình độ phát triển SMTĐ bao gồm 3 test tâm lý, 6 test thể lực và 5 test kỹ thuật. Từ việc xác định các test đánh giá đó tác giả đã lựa chọn 89 bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV Karatedo lứa tuổi 12 - 15 gồm 6 nhóm: nhóm bài tập đơn bước (14 bài); nhóm bài tập phối hợp (17 bài); nhóm bài tập với đích và lực cản (22 bài); nhóm bài tập căn bản (8 bài); nhóm bài tập phản xạ (6 bài) và nhóm bài tập thể lực (22 bài).

Tác giả Ngô Ngọc Quang, 2006: Nghiên cứu về các bài tập phát triển sức mạnh cho nam VĐV Karatedo lứa tuổi 14 – 16 và đã lựa chọn được 89 bài tập chuyên môn nhằm huấn luyện nâng cao sức mạnh cho VĐV nam Karatedo lứa tuổi 14 – 16.

Mai Thị Bích Ngọc, 2017: Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karatedo cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội. Đề tài với mục đích nghiên cứu nhằm tiến hành xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karatedo, bước đầu ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình xây dựng Kết quả nghiên cứu của luận ăn sẽ xây dựng được chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karatedo thống nhất cho học sinh THCS TP. Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng GDTC ngoại khóa nói riêng và nâng cao hiệu quả công tác TDTT trường học nói chung cho học sinh THCS TP. Hà Nội.

Để nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, việc xây dựng hệ thống các bài tập nâng cao thể lực đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là nội dung nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và những kỹ năng tập luyện cơ bản các môn thể thao yêu thích. Chính vì lẽ đó chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài theo hướng lựa chọn, xây dựng số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho sinh viên học Karatedo ngoại khóa tại Trường Đại học Đồng Tháp.

Tóm lại, khi nghiên cứu, chúng tôi tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau nói trên, chúng tôi bước đầu xác định được cách thức cần thiết phải tiến hành khi thực hiện công việc nghiên cứu của đề tài và dựa trên kết quả nghiên cứu của các nguồn tài liệu đó, chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho sinh viên học Karatedo ngoại khóa tại Trường Đại học Đồng Tháp góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng GDTC tại trường. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở những phần sau của luận văn.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp

quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê toán học.

2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu

Phương pháp này được sử dụng nhằm hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả thuyết khoa học, xác định các nhiệm vụ, cơ sở để phân tích đánh giá kết quả trong khi thực hiện đề tài. Các tài liệu tham khảo bao gồm: Sách giáo khoa, tạp chí khoa học TDTT, các văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo trình, các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan… Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày trong bảng “Danh mục tài liệu tham khảo”.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

Đây là phương pháp được áp dụng nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua hình thức hỏi đáp có kế hoạch đã được chuẩn bị trước. Có hai loại phỏng vấn: Trực tiếp và gián tiếp. Đây cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp (điều tra bằng phiếu) đối với các giảng viên, các chuyên gia qua đó lựa chọn các bài tập để đưa vào ứng dụng.

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Là phương pháp thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua việc quan sát các buổi lên lớp của các giảng viên, chuyên gia. Từ đó tìm hiểu, thu thập các thông tin có liên quan qua đó tổng hợp và phân tích phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Là phương pháp thu thập thông tin liên quan đến các dấu hiệu khác nhau của khả năng vận động của sinh viên thông qua các test. Trong quá trình nghiên cứu đề

tài này, trên cơ sở các bài tập đã được lựa chọn thông qua quá trình tham khảo, phỏng vấn, hệ thống những bài tập phát triển thể lực chuyên môn của các tài liệu, công trình nghiên cứu của những nhà khoa học,các giảng viên, huấn luyện viên, chuyên gia bộ môn, đề tài sẽ tiến hành kiểm tra các khách thể nghiên cứu bằng các Test sau:

1. Đấm tay sau 10s (lần)

Ở test đấm tay sau 10s: Đây là test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn tay sau. Trong môn võ karetedo, đòn tay của vận động viên rất linh hoạt vì vậy khi thi đấu đối kháng, người nào xuất đòn ghi điểm nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.

TTCB: Hai chân đứng chân trước chân sau, khoảng cách giữa hai bàn chân: bằng một bàn chân (theo chiều ngang), 70 – 80cm (theo chiều dài), đầu gối chân trước chùn, nhượng chân sau thẳng. Tay nghịch với chân chùn gối đưa ngang vai thẳng về trước.

Khi có hiệu lệnh đối tượng kiểm tra đánh tay sau (xoáy hông) với tốc độ nhanh nhất. Người thứ 2 đếm số lần. Kết quả thu được là số lần thực hiện trong 10s.

2. Nắm chung đấm 15s (lần)

Ở test nắm chun đấm 15s: Đây là test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn tay nhưng yêu cầu sức mạnh rất nhiều.

TTCB: Hai chân đứng chân trước chân sau, khoảng cách giữa hai bàn chân: bằng một bàn chân (theo chiều ngang), 70 – 80cm (theo chiều dài), đầu gối chân trước chùn, nhượng chân sau thẳng. Tay cùng chân (tay thuận) đưa ngang vai thẳng về trước.

Khi có hiệu lệnh đối tượng kiểm tra đánh tay thuận với tốc độ nhanh nhất. Người thứ 2 đếm số lần. Kết quả thu được là số lần thực hiện trong 15s.

3. Đánh 2 đích đối diện 15s (lần)

Ở Test đánh 2 đích đối diện 15s: Đây là test đánh giá sức nhanh tốc độ đòn tay nhưng yêu cầu thay đổi phương hướng đánh giá trước sau luôn phiên liên tục

TTCB: Hai chân đứng chân trước chân sau, khoảng cách giữa hai bàn chân: bằng một bàn chân (theo chiều ngang), 30 – 40cm(theo chiều dài), đầu gối chân trước chùn, nhượng chân sau hơi khuỵu

Đối tượng điều tra đứng ở giữa, hai người đứng ở hai đầu cách nhau khoảng 3m. Đối tượng điều tra thực hiện kỹ thuật đánh tay trước chạm mục tiêu ở 2 đầu một cách nhanh nhất. Người thứ 2 đếm số lần. Kết quả thu được là số lần thực hiện trong 15s.

4. Đá thẳng 10s (lần)

Ở Test đá thẳng 10s: Đây là test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân đối với đòn đá thẳng

TTCB: Hai chân đứng chân trước chân sau, khoảng cách giữa hai bàn chân: bằng một bàn chân (theo chiều ngang), 30 – 40cm (theo chiều dài), đầu gối chân trước chùn, nhượng chân sau hơi khuỵu.

Khi có hiệu lệnh đối tượng kiểm tra nâng gối đá thẳng (Mae – geri) về trước rồi rút về đặt chân về sau, lặp lại động tác như vậy trong thời gian quy định một cách nhanh nhất. Người thứ 2 điếm số lần. Kết quả thu được là số lần thực hiện trong 10s.

5. Đá vòng 10s (lần)

Ở test đá vòng 10s: Đây là test đánh giá sức nhanh tốc độ đòn chân đối với đòn đá vòng

TTCB: Hai chân đứng chân trước chân sau, khoảng cách giữa hai bàn chân: bằng một bàn chân (theo chiều ngang), 30 – 40cm (theo chiều dài), đầu gối chân trước chùn, nhượng chân sau hơi khuỵu.

Khi có hiệu lệnh đối tượng kiểm tra đá vòng (Mawashi – geri) chân sau về trước, đá xong rút chân về đặt phía sau, lặp lại như vậy cho đến khi hết thời gian quy định. Người thứ 2 điếm số lần. Kết quả thu được là số lần thực hiện trong 10s.

Ở test đá vòng + đấm nghịch 30s: Đây là test đánh giá sức bền tốc độ của đòn phối hợp tay và chân, khả năng thực hiện đòn khi thay đổi trọng tâm cơ thể luân phiên liên tục.

TTCB: Hai chân đứng chân trước chân sau, khoảng cách giữa hai bàn chân: bằng một bàn chân (theo chiều ngang), 30 – 40cm (theo chiều dài), đầu gối chân trước chùn, nhượng chân sau hơi khuỵu.

Khi có hiệu lệnh đối tượng kiểm tra đá vòng (Mawashi – geri) chân sau về trước, đá xong rút chân về đặt trước, kết hợp đấm tay nghịch.

Đối tượng điều tra thực hiện động tác đá vòng rồi đấm nghịch một cách nhanh nhất. Người thứ 2 đếm số lần. Kết quả thu được là số lần thực hiện trong 30s.

7. Di chuyển + đấm 2 đích 30s (lần).

Ở test di chuyển + đấm 2 đích 30s: Đây là test đánh giá sức bền tốc độ, khả năng thực hiện đòi hỏi chính xác kết hợp di chuyển theo mục tiêu có hình nan quạt. TTCB: Hai chân đứng chân trước chân sau, khoảng cách giữa hai bàn chân: bằng một bàn chân (theo chiều ngang), 30 – 40cm (theo chiều dài), đầu gối chân trước chùn, nhượng chân sau hơi khuỵu.Kết hợp di chuyển.

Đối tượng điều tra thực hiện động tác đấm tay thuận về phía 2 đích nhanh nhất. Người thứ 2 đếm số lần. Kết quả thu được là số lần thực hiện trong 30s.

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của những bài tập đã lựa chọn đến sự phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên học Karatedo ngoại khóa tại trường Đại học Đồng Tháp. Quá trình thực nghiệm đề tài sẽ sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song trình tự đơn, khách thể là sinh viên học tại trường. Khách thể được lựa chọn ngẫu nhiên, gồm 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn cho sinh viên học karatedo ngoại khóa tại trường đại học đồng tháp (Trang 35)