Một số điều luật thi đấu Karatedo:[39]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên karatedo trẻ lứa tuổi 16 18 tỉnh đồng tháp (Trang 25)

Môn Karatedo là môn thi đấu đối kháng trực tiếp trong thời gian ngắn (1 trận thi đấu 3 phút cho VĐV nam và 2 phút cho VĐV nữ), thi đấu liên tục trong một ngày cho đến khi kết thúc trận chung kết nếu thắng cuộc liên tiếp (phương thức thi đấu loại trực tiếp). Do vậy đòi hỏi VĐV phải có trình độ thể lực tốt để đáp ứng hoạt động trong thời gian liên tục với khoảng nghỉ ít.

Một kỹ thuật ghi điểm khi nó được thực hiện và hội đủ 6 tiêu chuẩn và đánh trúng vùng ăn điểm:

+ Các tiêu chuẩn: đòn thế đẹp, tinh thần thể thao, đòn đánh mạnh (có lực), ý thức phòng thủ (zanshin), đúng thời điểm, cự ly chuẩn.

Trong đó, hai tiêu chuẩn quan trọng nhất để được công nhận điểm đó là sức mạnh khi ra đòn và sự tập trung tiêu điểm của lực (Kime or focus). Quan trọng hơn, trong mỗi đợt tấn công điểm chỉ được tính cho VĐV ra đòn trước và hiệu quả. Kết quả trận đấu được quyết định cho VĐV thắng cuộc khi VĐV này dẫn cách biệt 8 điểm so với VĐV kia; hết giờ, khi VĐV có số điểm cao hơn; hay là theo quyết định Heantei của tổ trọng tài; hoặc do VĐV phải nhận Hansoku, Shikkaku, Kiken theo luật qui định.

+ Các vùng ăn điểm: đầu, mặt, cổ, bụng, ngực, lưng, lườn.

Điểm ghi được sẽ bao gồm: Ippon (3 điểm), waza-ari (2 điểm), yuko (1 điểm). + Ippon được dành cho: các đòn đá Jodan, quật ngã hoặc quét ngã đối thủ nằm trên sàn rồi bồi tiếp bằng một kỹ thuật ăn điểm.

+ Waza-ari được dành cho: các đòn đá vào vùng chudan. + Yuko được dành cho: các đòn đấm chudan hay Jodan. [17]

1.4. Đặc điểm thể lực của các môn võ thuật:

Theo Cochran S. chuyên gia sức mạnh và thể lực, thành viên của Hiệp hội Sức mạnh và Thể lực Quốc gia Mỹ – NSCA – chuyên nghiên cứu về các môn võ thuật (2001) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của từng môn võ riêng biệt như sau:

Bảng 1.5: Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật.

MÔN SỨC BỀN ƢA KHÍ SỨC BỀN YẾM KHÍ LINH HOẠT SỨC MẠNH CÔNG SUẤT (SM tốc độ)

Karatedo Cao Cao Cao Trung bình Cao

Taekwondo Cao Cao Cao Trung bình Cao

Judo Cao Cao Trung bình Cao Cao

Aikido Thấp Thấp Trung bình Trung bình Thấp

Kung fu Cao Cao Cao Trung bình Cao

Muay Thai Cao Trung bình Trung bình Trung bình Cao Jujitsu Thấp Thấp Trung bình Trung bình Trung bình

Qua đó có thể nhận định: ở từng môn võ thuật với các đặc thù thi đấu khác biệt, đều có những sự khác biệt về yêu cầu thể lực khác nhau. Trong đó, Karatedo là môn có yêu cầu cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động. VĐV Karatedo phải có năng lực tố về sức bền ưa khí, sức bền yếm khí, công suất (sức mạnh tốc độ) và linh hoạt. [28]

1.5. Đặc điểm sinh lý về trình độ tập luyện thể lực. 1.5.1. Đặc điểm hình thái cơ thể ở lứa tuổi 16-18: 1.5.1. Đặc điểm hình thái cơ thể ở lứa tuổi 16-18:

Ở lứa tuổi 16-18, về cơ bản các hệ thống cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể đã hoàn thiện. Chiều cao ngưng phát triển vì phần sụn nằm ở đầu xương đã được cốt hóa, độ cứng của xương chủ yếu đã hình thành, trừ những xương ống to, bộ xương trở nên vững chắc hơn, ít bị cong vẹo. Cơ thể phát triển mạnh theo bề ngang và tăng trọng lượng. Cơ bắp phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện TDTT nhất là sức mạnh, sức bền.

Cân nặng là chỉ tiêu có độ di truyền thấp, phản ánh mức độ phát triển các tổ chức trong cơ thể, trong đó trọng lượng cơ bắp giữ vai trò chủ đạo. Lượng cơ lứa tuổi 16-18 đạt tới 43 – 45% khối lượng chung và đã có chất lượng mới, sức mạnh cơ tăng. [10,11]

1.5.2. Đặc điểm chức năng cơ thể ở lứa tuổi 16-18:

Trong GDTC, chức năng của tim, huyết quản và phổi là nhân tố sinh lý quan trọng; trong đó, mạch đập, huyết áp và dung tích sống là các chỉ tiêu sinh lý bình thường dùng để tìm hiểu công năng tim phổi. Tần số tim và mạch đập thống nhất ở trạng thái bình thường. Lứa tuổi 16-18, mạch đập trung bình ở nam là 77.5 4.4 lần/ phút; mạch đập trung bình ở nữ là 77.5 8.93 lần/ phút. Huyết áp tâm thu của nam là 117.5 mmHg, huyết áp tâm thu của nữ là 110.2 mmHg. Giá trị trung bình dung tích sống của nam khoảng 4124 ml, của nữ khoảng 2871 ml.

Hệ tim mạch, cùng với sự phát riển chung của khối lượng tim và hoạt động của tim, ở tuổi thanh niên thỉnh thoảng có hiện tượng to tâm thất trái, điều này trong y học gọi là ―sự nở to tim ở lứa tuổi thanh niên‖. Sự thích ứng của tim trở nên hoàn thiện hơn. Tần số co bóp của tim giảm xuống tới 70-75 lần/ phút, huyết áp khoảng 115 mmHg

Hệ hô hấp, Sự phát triển của cơ quan hô hấp được hoàn thành, dung tích sống của phổi đạt tới 3-3.5 lít. Điều hòa hô hấp thần kinh trở nên hoàn chỉnh hơn. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, nhưng càng lớn thì sự trao đổi chất càng giảm dần.

Cùng với việc đo và đánh giá sự phát triển bên ngoài, để nhận định đúng trình độ thể lực và khả năng hoạt động thể lực, cần kiểm tra chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể. Thông thường trạng thái chức năng của các hệ cơ quan tương ứng với hình thể bên ngoài của cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tầm vóc có thể phát triển tốt nhưng tình trạng chức năng của hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn phát triển không tốt. [10,11]

1.5.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực ở lứa tuổi 16-18:

Tố chất thể lực của con người là tổng hòa các chất lượng của cơ thể biểu hiện trong từng điều kiện cụ thể của đời sống, lao động, học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động TDTT. Khả năng vận động là biểu hiện bên ngoài của các tố chất thể lực. TDTT là phương tiện để nâng cao khả năng vận động, góp phần cải tạo thể chất con người.

Các nhân tố về trạng thái chức năng của hệ thần kinh, chất lượng của các cơ quan vận động và chức năng của các cơ quan đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến các tố chất thể lực. Hoạt động thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực. Các mặt khác nhau đó của khả năng hoạt động thể lực được gọi là tố chất vận động.

Trong hoạt động thể thao, tố chất thể lực là nội dung rất quan trọng trong huấn luyện thể lực cho VĐV. Sự nâng cao thành tích thể thao không thể không dựa vào sự phát triển cao các tố chất thể lực. Trong huấn luyện thể lực, tố chất thể lực là các loại năng lực biểu hiện khi vận động của VĐV. Ngoài các yếu tố tri thức, đạo đức, ý chí, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động thể chất của con người, trong đó có hoạt động TDTT. [10,11]

1.6. Huấn luyện thể lực cho VĐV Karatedo: 1.6.1. Huấn luyện thể lực chung: 1.6.1. Huấn luyện thể lực chung:

Là quá trình nhằm phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận khác nhau không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào mà nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn.[14]

Huấn luyện thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực chuyên môn. Tuy nhiên theo quan điểm thể thao hiện đại nó không phải là quá trình huấn luyện chung chung mà là xuất phát từ yêu cầu huấn luyện thể lực chuyên môn để lựa chọn phương tiện và phương pháp phù hợp. Giáo dục mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy luật riêng những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng. Có thể nói rằng thành tích thi đấu của VĐV Karatedo phụ thuộc rất nhiều vào thể lực chuyên môn.

1.6.2. Huấn luyện thể lực chuyên môn:

Là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm của môn chuyên sâu. Nó có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó của VĐV. Huấn luyện thể lực chuyên môn hướng đến củng cố và nâng cao khả năng làm việc của cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp với môn thể thao lựa chọn.

Tất cả các yếu tố thể lực như: sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo… đều có vai trò đặc biệt quan trọng trong thi đấu Karatedo. Do thi đấu trong thời gian dài với cường độ vận động liên tục trong thời gian 3 phút nên sức bền cũng là vấn đề quan trọng đối với VĐV. Sức nhanh, sức mạnh… tạo cho VĐV đủ uy lực khi thực hiện chiến thuật tạo yếu tố bất ngờ cho đối thủ để giành chiến thắng.

Qua đó có thể nhận định rằng ở môn Karatedo là môn có yêu cầu khá cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động. VĐV Karate phải có năng lực tốt về sức bền ưa khí, sức bền yếm khí, công suất (sức mạnh tốc độ) và linh hoạt.

Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn cho rằng: ―Tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người thường được chia làm 5 loại cơ bản: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo‖ [27]

1.7. Các tố chất thể lực đặc trƣng cho môn Karatedo :

Hoạt động thi đấu với cường độ cao nên hoạt động cơ thể chịu sự chi phối của cơ chế yếm khí và ưa khí hỗn hợp và hoạt động ở vùng cường độ tương đối cao. Trong thi đấu mối quan hệ giữa thể lực và kỹ thuật mang tính nguyên tắc, yếu tố thể lực luôn đóng vai trò nền tảng, là cơ sở tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật, các tố chất sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền ưa yếm khí có vị trí cực kỳ quan trọng trong Karatedo.

*Tố chất sức mạnh trong môn Karatdo:

Theo D. Harre (1996) [6] và Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000) [26] sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực của cơ bắp, tức là khả năng sức mạnh khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực cơ bắp. Daxưorơxki V.M (1978) phân chia sức mạnh thành sức mạnh tối đa (sức mạnh tuyệt đối), sức mạnh tương đối, sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh) và sức mạnh bền.

Sức mạnh-tốc độ còn được chia nhỏ tùy theo chế độ vận động thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung. [7]

Năng lực sức mạnh - tốc độ, sức mạnh bền đặc trưng cho phần lớn các môn thể thao nói chung và môn Karatedo nói riêng. Đặc điểm sức mạnh của VĐV Karatedo hiện ở áp lực do VĐV tạo nên ra đòn.

*Tố chất sức nhanh trong môn Karatdo: Theo khái niệm của Daxưorơxki V.M (1978): Sức nhanh được coi là tố chất thể lực quan trọng là khả năng của con người hoàn thành những hoạt động vận động khoảng thời gian ngắn nhất. [7]

Người ta phân biệt 3 hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như:

- Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động.

- Tốc độ động tác đơn (với lực đối kháng bên ngoài nhỏ).

- Tần số động tác.

Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau.

Trong nhiều động tác thực hiện với tốc độ tối đa người ta quan sát thấy 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn tăng tốc độ.

+ Giai đoạn tốc độ ổn định tương đối.

Trong tập luyện và thi đấu Karatedo, sức nhanh có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV Karatedo thể hiện ở khả năng ra đòn tấn công nhanh, phòng thủ di chuyển phản công nhanh.

*Tố chất sức bền trong môn Karatedo:

Theo Daxưorơxki V.M (1978) sức bền là năng lực thực hiện lâu bền một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận

động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Nói cách khác sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó [7]. Theo Trịnh Hùng Thanh: ―Sức bền của con người do nhiều nguyên nhân khác quyết định, đặc biệt do các tố chất và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Để có sức bền, VĐV phải rèn luyện không chỉ với cơ quan vận động, các cơ quan tuần hoàn mà cả ý chí và nghị lực‖ [7].

Vì sức bền luôn luôn là thành phần tất yếu của nhân tố thể lực, nên nó quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác như sức mạnh, sức nhanh. Những mối quan hệ này thể hiện khá nổi trội trong môn Karate bằng các tố chất như: Sức mạnh - bền, sức bền - tốc độ. Như vậy, có thể nói rằng sức bền rất đa dạng, nó đặc trưng cho các môn thể thao nói chung và môn Karate nói riêng.

*Tố chất mềm dẻo trong môn Karatedo:

Theo D.Harre (1996) [6] và Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000) [28],”độ mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối

đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo”.

Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000) cho rằng: “Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và dây chằng. Tính chất đàn hồi cao của bộ máy vận động và sự phát triển chưa ổn định của hệ thống xương, khớp trong lứa tuổi thanh, thiếu niên là điều kiện rất thuận lại để phát triển năng lực mềm dẻo‖ [28]

Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao. Mềm dẻo rất cần thiết cho VĐV Karatedo để hoàn thành các bài tập với biên độ động tác lớn. Nhờ các bài tập chuyên môn, VĐV đạt được độ mềm dẻo tốt hơn, từ đó đáp ứng được đòi hỏi khi thực hiện các động tác trong thi đấu, nhất là khi phải sử dụng nhiều đòn tay. Tố chất mềm dẻo giúp VĐV Karate thực

hiện các đòn đá với biên độ lớn dễ dàng, nhanh hơn, mạnh hơn, chính xác hơn. Tố chất mềm dẻo đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa đối với thành tích thi đấu của VĐV môn Karate. Nếu không có dự trữ về khả năng mềm dẻo VĐV không thể đạt được sức mạnh tối đa trong động tác cũng như không đạt được hiệu quả tốt.

*Năng lực phối hợp vận động (Tố chất khéo léo) trong môn Karate:

Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của VĐV (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết ở khả năng điều khiển động tác (xử lý thông tin) và được VĐV hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như: sức mạnh, sức nhanh và sức bền. .

Năng lực phối hợp của VĐV còn được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng, cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao. Tuy nhiên, giữa năng lực phối hợp vận động và kỳ xảo về kỹ thuật có điểm khác nhau cơ bản. Trong khi kỹ xảo về kỹ thuật thể thao chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể thì năng lực phối hợp vận động là tiền đề cho rất nhiều hoạt động vận động khác nhau.

Theo D.Harre [6], Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000) [28]: Năng lực phối hợp vận động gồm 7 loại:

- Năng lực liên kết, năng lực định hướng, năng lực thăng bằng, năng lực nhịp điệu, năng lực phản ứng, năng lực phân biệt vận động, năng lực thích ứng.

Một VĐV có trình độ rộng và cao về khả năng phối hợp vận động (bên cạnh vốn kỹ xảo phong phú) có thể lĩnh hội và nắm vững các bài tập vô cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên karatedo trẻ lứa tuổi 16 18 tỉnh đồng tháp (Trang 25)