Huấn luyện thể lực cho VĐV Karatedo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên karatedo trẻ lứa tuổi 16 18 tỉnh đồng tháp (Trang 29)

1.6.1. Huấn luyện thể lực chung:

Là quá trình nhằm phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận khác nhau không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào mà nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn.[14]

Huấn luyện thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực chuyên môn. Tuy nhiên theo quan điểm thể thao hiện đại nó không phải là quá trình huấn luyện chung chung mà là xuất phát từ yêu cầu huấn luyện thể lực chuyên môn để lựa chọn phương tiện và phương pháp phù hợp. Giáo dục mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy luật riêng những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng. Có thể nói rằng thành tích thi đấu của VĐV Karatedo phụ thuộc rất nhiều vào thể lực chuyên môn.

1.6.2. Huấn luyện thể lực chuyên môn:

Là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm của môn chuyên sâu. Nó có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó của VĐV. Huấn luyện thể lực chuyên môn hướng đến củng cố và nâng cao khả năng làm việc của cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp với môn thể thao lựa chọn.

Tất cả các yếu tố thể lực như: sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo… đều có vai trò đặc biệt quan trọng trong thi đấu Karatedo. Do thi đấu trong thời gian dài với cường độ vận động liên tục trong thời gian 3 phút nên sức bền cũng là vấn đề quan trọng đối với VĐV. Sức nhanh, sức mạnh… tạo cho VĐV đủ uy lực khi thực hiện chiến thuật tạo yếu tố bất ngờ cho đối thủ để giành chiến thắng.

Qua đó có thể nhận định rằng ở môn Karatedo là môn có yêu cầu khá cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động. VĐV Karate phải có năng lực tốt về sức bền ưa khí, sức bền yếm khí, công suất (sức mạnh tốc độ) và linh hoạt.

Theo tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn cho rằng: ―Tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người thường được chia làm 5 loại cơ bản: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo‖ [27]

1.7. Các tố chất thể lực đặc trƣng cho môn Karatedo :

Hoạt động thi đấu với cường độ cao nên hoạt động cơ thể chịu sự chi phối của cơ chế yếm khí và ưa khí hỗn hợp và hoạt động ở vùng cường độ tương đối cao. Trong thi đấu mối quan hệ giữa thể lực và kỹ thuật mang tính nguyên tắc, yếu tố thể lực luôn đóng vai trò nền tảng, là cơ sở tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật, các tố chất sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền ưa yếm khí có vị trí cực kỳ quan trọng trong Karatedo.

*Tố chất sức mạnh trong môn Karatdo:

Theo D. Harre (1996) [6] và Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000) [26] sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực của cơ bắp, tức là khả năng sức mạnh khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực cơ bắp. Daxưorơxki V.M (1978) phân chia sức mạnh thành sức mạnh tối đa (sức mạnh tuyệt đối), sức mạnh tương đối, sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh) và sức mạnh bền.

Sức mạnh-tốc độ còn được chia nhỏ tùy theo chế độ vận động thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung. [7]

Năng lực sức mạnh - tốc độ, sức mạnh bền đặc trưng cho phần lớn các môn thể thao nói chung và môn Karatedo nói riêng. Đặc điểm sức mạnh của VĐV Karatedo hiện ở áp lực do VĐV tạo nên ra đòn.

*Tố chất sức nhanh trong môn Karatdo: Theo khái niệm của Daxưorơxki V.M (1978): Sức nhanh được coi là tố chất thể lực quan trọng là khả năng của con người hoàn thành những hoạt động vận động khoảng thời gian ngắn nhất. [7]

Người ta phân biệt 3 hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như:

- Thời gian tiềm phục của phản ứng vận động.

- Tốc độ động tác đơn (với lực đối kháng bên ngoài nhỏ).

- Tần số động tác.

Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau.

Trong nhiều động tác thực hiện với tốc độ tối đa người ta quan sát thấy 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn tăng tốc độ.

+ Giai đoạn tốc độ ổn định tương đối.

Trong tập luyện và thi đấu Karatedo, sức nhanh có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV Karatedo thể hiện ở khả năng ra đòn tấn công nhanh, phòng thủ di chuyển phản công nhanh.

*Tố chất sức bền trong môn Karatedo:

Theo Daxưorơxki V.M (1978) sức bền là năng lực thực hiện lâu bền một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận

động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Nói cách khác sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó [7]. Theo Trịnh Hùng Thanh: ―Sức bền của con người do nhiều nguyên nhân khác quyết định, đặc biệt do các tố chất và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Để có sức bền, VĐV phải rèn luyện không chỉ với cơ quan vận động, các cơ quan tuần hoàn mà cả ý chí và nghị lực‖ [7].

Vì sức bền luôn luôn là thành phần tất yếu của nhân tố thể lực, nên nó quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác như sức mạnh, sức nhanh. Những mối quan hệ này thể hiện khá nổi trội trong môn Karate bằng các tố chất như: Sức mạnh - bền, sức bền - tốc độ. Như vậy, có thể nói rằng sức bền rất đa dạng, nó đặc trưng cho các môn thể thao nói chung và môn Karate nói riêng.

*Tố chất mềm dẻo trong môn Karatedo:

Theo D.Harre (1996) [6] và Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000) [28],”độ mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối

đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo”.

Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000) cho rằng: “Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và dây chằng. Tính chất đàn hồi cao của bộ máy vận động và sự phát triển chưa ổn định của hệ thống xương, khớp trong lứa tuổi thanh, thiếu niên là điều kiện rất thuận lại để phát triển năng lực mềm dẻo‖ [28]

Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao. Mềm dẻo rất cần thiết cho VĐV Karatedo để hoàn thành các bài tập với biên độ động tác lớn. Nhờ các bài tập chuyên môn, VĐV đạt được độ mềm dẻo tốt hơn, từ đó đáp ứng được đòi hỏi khi thực hiện các động tác trong thi đấu, nhất là khi phải sử dụng nhiều đòn tay. Tố chất mềm dẻo giúp VĐV Karate thực

hiện các đòn đá với biên độ lớn dễ dàng, nhanh hơn, mạnh hơn, chính xác hơn. Tố chất mềm dẻo đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa đối với thành tích thi đấu của VĐV môn Karate. Nếu không có dự trữ về khả năng mềm dẻo VĐV không thể đạt được sức mạnh tối đa trong động tác cũng như không đạt được hiệu quả tốt.

*Năng lực phối hợp vận động (Tố chất khéo léo) trong môn Karate:

Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của VĐV (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước hết ở khả năng điều khiển động tác (xử lý thông tin) và được VĐV hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như: sức mạnh, sức nhanh và sức bền. .

Năng lực phối hợp của VĐV còn được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng, cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao. Tuy nhiên, giữa năng lực phối hợp vận động và kỳ xảo về kỹ thuật có điểm khác nhau cơ bản. Trong khi kỹ xảo về kỹ thuật thể thao chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể thì năng lực phối hợp vận động là tiền đề cho rất nhiều hoạt động vận động khác nhau.

Theo D.Harre [6], Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000) [28]: Năng lực phối hợp vận động gồm 7 loại:

- Năng lực liên kết, năng lực định hướng, năng lực thăng bằng, năng lực nhịp điệu, năng lực phản ứng, năng lực phân biệt vận động, năng lực thích ứng.

Một VĐV có trình độ rộng và cao về khả năng phối hợp vận động (bên cạnh vốn kỹ xảo phong phú) có thể lĩnh hội và nắm vững các bài tập vô cùng phức tạp, cho phép lĩnh hội hợp lý hơn các bài tập thể chất, đồng thời có tác dụng tích cực đối với việc hoàn thiện kỳ thuật thể thao cần thiết. VĐV có khả năng phối hợp vận động tốt là điều kiện cơ bản để tuyển chọn những VĐV

Boxing có năng lực đặc biệt. Trái lại, môn Karate, do đặc điểm nổi trội của nó, có khả năng đảm bảo cho VĐV nắm bắt nhanh chóng và có chất lượng các kỹ thuật cơ bản ở môn học này, từ đó cũng có tác động trở lại là nâng cao các mặt khác nhau của năng lực phối họp vận động.

1.8. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Thực tế đào tạo cho một VĐV cấp cao ở bất cứ môn thể thao nào cũng phải tuân thủ một quy trình khép kín từ:

Tuyển chọn - huấn luyện - kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện. Việc kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện không chỉ đánh giá hiện trạng năng lực của VĐV ở giai đoạn huấn luyện nhất định, mà còn thông tin phản hồi kết quả huấn luyện của HLV.

Nhận thức được vấn đề này, có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đi sâu vào từng mặt hình thể, chức năng, khả năng tâm lý, sinh lý các tố chất thể lực chung và chuyên môn nhằm xác định các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV cho phù hợp từng môn thể thao. Đối với Môn karatedo, một số công trình nghiên cứu trong nước đã công bố như:

Nguyễn Anh Tú (2006) nghiên cứu về thể lực có 5 test: bật nhảy Adam l0s (lần); nhảy dây 15s (lần); nằm sấp chống đẩy 15s (lần); xoạc ngang (cm); xoạc dọc (cm); gập thân về trước (cm), về kỹ thuật có 7 test: di chuyển tấn theo đồ hình (điểm); tấn kiba đấm tốc độ 15s (lần); thực hiện đòn đá thẳng trước trong 30s (lần); thực hiện đòn đá vòng cầu trong 30s (lần); đấm 3 đích hình nan quạt trong 30s (lần); đá 2 đích đối diện cách 3.4m đối với nam và 3m đối với nữ trong 30s (lần); Đấm tay sau hai đích đối diện cách 2.5m 30s (lần),

Cao Hoàng Anh (2000) nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho võ sinh nam Karatedo lứa tuổi 15 – 16.

Hồ Hải Quang (2006) sử dụng một số test và bài tập đánh giá khả năng linh hoạt của người tập Karate

Vũ Văn Huế (2008) đã đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của VĐV Karatedo đội tuyển TP.HCM, tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thể lực, kỹ

thuật, y sinh học để đánh giá chức năng, nhiều test trùng lặp với công bố của Viện khoa học.

Đỗ Thùy Giang Phượng (2011) Nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu tuyển chọn cho nam VĐV trẻ môn Karatedo TPHCM lứa tuổi 13 – 14 qua 01 năm tập luyện.

Trần Tuấn Hiếu (2003), Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV Karatedo từ 12 – 15 tuổi.

Trương Quang Vũ Triết (2013), Nghiên cứu tác động của bài tập thể lực đến VĐV Karatedo tỉnh Bình Dương sau 1 năm tập luyện.

Ở nước ngoài, có một số công trình nghiên cứu như:

Beneke (2004) nghiên cứu về trao đổi chất và năng lượng của VĐV Karate thi đấu nội dung Kumite. [52]

Iide (2008) nghiên cứu về phản ứng sinh lý của nam VĐV thanh niên và trẻ đối với các trận thi đấu. [46]

Imamura (1998) nghiên cứu về VO2 max, thành phần cơ thể và sức manh của VĐV thi đấu Karate. [47]

Sterkowicz (2009) nghiên cứu về hệ thống test điều khiển học về thể chất đối với VĐV Karate. [48]

Như vậy, có thể thấy rằng, trong các nghiên cứu của Karatedo nói chung, Karatedo ở Đồng Tháp nói riêng chưa được chú ý, kể cả là hệ thống lý luận, tuyển chọn huấn luyện khoa học, và đặc biệt là các test đánh giá trình độ thể lực cho VĐV Karatedo. Vì vậy trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu Đánh giá trình độ thể lực của nữ VĐV đội tuyển trẻ Karatedo Đồng Tháp qua 1 năm (2014- 2015), dựa trên các test y- sinh và các test thực nghiệm sư phạm. Đồng thời phải qua phương pháp phỏng vấn tìm ra các test có độ tin cậy cao, phù hợp với đội tuyển Karatedo Đồng Tháp.

CHƢƠNG II

PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1.Phƣơng pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phƣơng pháp tổng hợp tƣ liệu và phân tích tƣ liệu:

Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết nhiệm vụ của đề tài. Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, đây là sự tiếp nối bổ sung các luận cứ khoa học và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thể lực. Nghiên cứu phân tích tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau để tìm ra cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, xác định mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu, dự báo kết quả nghiên cứu, lựa chọn các bài tập chuyên môn, các test đánh giá thể lực phù hợp với thực tiễn của môn Karate. Các tài liệu bao gồm về nhân trắc, sinh lý, sư phạm, lý luận giáo dục thể chất và HLTT, các kiến thức về huấn luyện thể thao thành tích cao trong môn võ thuật.

Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau để tìm ra các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

2.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn:

Nhằm tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học trong trong lĩnh vực thể thao và môn Karatedo. Đối tượng phỏng vấn gồm các chuyên gia, huấn luyện viên , trọng tài Karatedo… Những vấn đề đề tài quan tâm khi sử dụng phương pháp này là chọn lựa chỉ tiêu đánh giá thể lực, các yếu tố chịu ảnh hưởng đến thể lực dưới tác động của lượng vận động tập luyện và thi đấu, là cơ sở xem xét việc thực hiện kế hoạch huấn luyện năm của nữ đội tuyển Karatedo Đồng Tháp.

2.1.3. Phƣơng pháp kiểm tra chức năng:

Công năng tim (HW):

Công năng tim là bài test có hoạt động định lượng, là phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị, cho ta lượng thông tin về trình độ tập luyện của VĐV cũng như tuyển chọn.

Trong và ngay sau khi thực hiện một lượng vận động định lượng, vận động viên nào có trình độ tập luyện tốt hơn thì nhịp tim tăng chậm hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn. Nghĩa là sau 1 đến 2 phút nhịp tim nhanh chóng trở lại sát với nhịp tim lúc nghỉ.

Phương pháp tiến hành thử nghiệm.

Hướng dẫn trước cho tất cả nghiệm thể các bước sẽ phải tiến hành. Từ bước lấy mạch trước vận động đến động tác đứng lên, ngồi xuống sao cho đúng nhịp đếm, khi ngồi hai gót chân phải chạm mông và khi đứng phải thẳng không chùng.

Trước khi lấy mạch trước vận động, nghiệm thể cần được ngồi nghỉ ngơi thoải mái từ 15 phút trở lên. Sau đó bắt mạch lúc nghỉ trong 15 giây, lấy 3 lần liền. Nếu cả 3 lần bắt mạch có số mạch trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ và ký hiệu là P1. Nếu trong 3 lần bắt mạch đó có sự chênh lệch nhau một nhịp trở lên thì nghiệm thể phải ngồi nghỉ.

Cho người thực hiện đứng lên – ngồi xuống theo máy đếm nhịp 30 lần trong 30 giây. Nếu làm sai nhịp phải ngồi nghỉ, sau 15 phút làm lại.

Bắt mạch trong 15 giây ngay sau vận động ký hiệu là P2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên karatedo trẻ lứa tuổi 16 18 tỉnh đồng tháp (Trang 29)