Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên karatedo trẻ lứa tuổi 16 18 tỉnh đồng tháp (Trang 34)

Thực tế đào tạo cho một VĐV cấp cao ở bất cứ môn thể thao nào cũng phải tuân thủ một quy trình khép kín từ:

Tuyển chọn - huấn luyện - kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện. Việc kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện không chỉ đánh giá hiện trạng năng lực của VĐV ở giai đoạn huấn luyện nhất định, mà còn thông tin phản hồi kết quả huấn luyện của HLV.

Nhận thức được vấn đề này, có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đi sâu vào từng mặt hình thể, chức năng, khả năng tâm lý, sinh lý các tố chất thể lực chung và chuyên môn nhằm xác định các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV cho phù hợp từng môn thể thao. Đối với Môn karatedo, một số công trình nghiên cứu trong nước đã công bố như:

Nguyễn Anh Tú (2006) nghiên cứu về thể lực có 5 test: bật nhảy Adam l0s (lần); nhảy dây 15s (lần); nằm sấp chống đẩy 15s (lần); xoạc ngang (cm); xoạc dọc (cm); gập thân về trước (cm), về kỹ thuật có 7 test: di chuyển tấn theo đồ hình (điểm); tấn kiba đấm tốc độ 15s (lần); thực hiện đòn đá thẳng trước trong 30s (lần); thực hiện đòn đá vòng cầu trong 30s (lần); đấm 3 đích hình nan quạt trong 30s (lần); đá 2 đích đối diện cách 3.4m đối với nam và 3m đối với nữ trong 30s (lần); Đấm tay sau hai đích đối diện cách 2.5m 30s (lần),

Cao Hoàng Anh (2000) nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho võ sinh nam Karatedo lứa tuổi 15 – 16.

Hồ Hải Quang (2006) sử dụng một số test và bài tập đánh giá khả năng linh hoạt của người tập Karate

Vũ Văn Huế (2008) đã đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của VĐV Karatedo đội tuyển TP.HCM, tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thể lực, kỹ

thuật, y sinh học để đánh giá chức năng, nhiều test trùng lặp với công bố của Viện khoa học.

Đỗ Thùy Giang Phượng (2011) Nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu tuyển chọn cho nam VĐV trẻ môn Karatedo TPHCM lứa tuổi 13 – 14 qua 01 năm tập luyện.

Trần Tuấn Hiếu (2003), Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV Karatedo từ 12 – 15 tuổi.

Trương Quang Vũ Triết (2013), Nghiên cứu tác động của bài tập thể lực đến VĐV Karatedo tỉnh Bình Dương sau 1 năm tập luyện.

Ở nước ngoài, có một số công trình nghiên cứu như:

Beneke (2004) nghiên cứu về trao đổi chất và năng lượng của VĐV Karate thi đấu nội dung Kumite. [52]

Iide (2008) nghiên cứu về phản ứng sinh lý của nam VĐV thanh niên và trẻ đối với các trận thi đấu. [46]

Imamura (1998) nghiên cứu về VO2 max, thành phần cơ thể và sức manh của VĐV thi đấu Karate. [47]

Sterkowicz (2009) nghiên cứu về hệ thống test điều khiển học về thể chất đối với VĐV Karate. [48]

Như vậy, có thể thấy rằng, trong các nghiên cứu của Karatedo nói chung, Karatedo ở Đồng Tháp nói riêng chưa được chú ý, kể cả là hệ thống lý luận, tuyển chọn huấn luyện khoa học, và đặc biệt là các test đánh giá trình độ thể lực cho VĐV Karatedo. Vì vậy trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu Đánh giá trình độ thể lực của nữ VĐV đội tuyển trẻ Karatedo Đồng Tháp qua 1 năm (2014- 2015), dựa trên các test y- sinh và các test thực nghiệm sư phạm. Đồng thời phải qua phương pháp phỏng vấn tìm ra các test có độ tin cậy cao, phù hợp với đội tuyển Karatedo Đồng Tháp.

CHƢƠNG II

PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1.Phƣơng pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phƣơng pháp tổng hợp tƣ liệu và phân tích tƣ liệu:

Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết nhiệm vụ của đề tài. Các tài liệu chuyên môn có liên quan được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, đây là sự tiếp nối bổ sung các luận cứ khoa học và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thể lực. Nghiên cứu phân tích tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau để tìm ra cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, xác định mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu, dự báo kết quả nghiên cứu, lựa chọn các bài tập chuyên môn, các test đánh giá thể lực phù hợp với thực tiễn của môn Karate. Các tài liệu bao gồm về nhân trắc, sinh lý, sư phạm, lý luận giáo dục thể chất và HLTT, các kiến thức về huấn luyện thể thao thành tích cao trong môn võ thuật.

Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau để tìm ra các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

2.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn:

Nhằm tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học trong trong lĩnh vực thể thao và môn Karatedo. Đối tượng phỏng vấn gồm các chuyên gia, huấn luyện viên , trọng tài Karatedo… Những vấn đề đề tài quan tâm khi sử dụng phương pháp này là chọn lựa chỉ tiêu đánh giá thể lực, các yếu tố chịu ảnh hưởng đến thể lực dưới tác động của lượng vận động tập luyện và thi đấu, là cơ sở xem xét việc thực hiện kế hoạch huấn luyện năm của nữ đội tuyển Karatedo Đồng Tháp.

2.1.3. Phƣơng pháp kiểm tra chức năng:

Công năng tim (HW):

Công năng tim là bài test có hoạt động định lượng, là phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị, cho ta lượng thông tin về trình độ tập luyện của VĐV cũng như tuyển chọn.

Trong và ngay sau khi thực hiện một lượng vận động định lượng, vận động viên nào có trình độ tập luyện tốt hơn thì nhịp tim tăng chậm hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn. Nghĩa là sau 1 đến 2 phút nhịp tim nhanh chóng trở lại sát với nhịp tim lúc nghỉ.

Phương pháp tiến hành thử nghiệm.

Hướng dẫn trước cho tất cả nghiệm thể các bước sẽ phải tiến hành. Từ bước lấy mạch trước vận động đến động tác đứng lên, ngồi xuống sao cho đúng nhịp đếm, khi ngồi hai gót chân phải chạm mông và khi đứng phải thẳng không chùng.

Trước khi lấy mạch trước vận động, nghiệm thể cần được ngồi nghỉ ngơi thoải mái từ 15 phút trở lên. Sau đó bắt mạch lúc nghỉ trong 15 giây, lấy 3 lần liền. Nếu cả 3 lần bắt mạch có số mạch trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ và ký hiệu là P1. Nếu trong 3 lần bắt mạch đó có sự chênh lệch nhau một nhịp trở lên thì nghiệm thể phải ngồi nghỉ.

Cho người thực hiện đứng lên – ngồi xuống theo máy đếm nhịp 30 lần trong 30 giây. Nếu làm sai nhịp phải ngồi nghỉ, sau 15 phút làm lại.

Bắt mạch trong 15 giây ngay sau vận động ký hiệu là P2

Bắt mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút ký hiệu là P3. Sau đó kết thúc kiểm tra.

Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả. Chỉ số công năng tim được tính theo công thức sau:

(f1 + f2 + f3) - 200

10

Trong đó: HW (Heart Work) là chỉ số công năng tim

f1: là mạch đập trước vận động trong 1 phút f1 = P1 x 4 f2: là mạch đập ngay sau vận động 1 phút f2 = P2 x 4 f3: là mạch đập của phút hồi phục thứ 2 f3 = P3 x 4

Bảng 2.1: Đánh giá kết quả dựa bảng phân loại của Ruffier

HW Xếp loại Dưới 1 Rất tốt Từ 1 đến 5 Tốt Từ 6 đến 10 Trung bình Từ 11 đến 15 Kém Từ 16 trở lên Rất kém Dung tích sống (L):

Dung tích sống là toàn bộ thể tích khí trao đổi sau 1 lần hít vào sâu và thở ra hết sức. Hệ số di truyền của dung tích sống dao động từ 0,48 đến 0,93. Do vậy dung tích sống được phát triển dưới tác động của tập luyện thể dục thể thao và nó là chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ tập luyện và có giá trị trong tuyển chọn vận động viên.

Dụng cụ: máy phế dung kế. Phương pháp tiến hành:

- Nghiệm thể được nghỉ ngơi thoải mái.

- Hướng dẫn cách thở cho nghiệm thể. Người thực hiện đứng ở tư thế thoải mái hít vào thở ra bình thường rồi hít vào thật sâu và thở ra chậm cho đến hết sức vào ống thở của phế dung kế và xem kết quả trên máy. Đo 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 giây. Lấy dung tích sống ở lần có kết quả cao nhất.

Chỉ số VO2max:

-Phương pháp kiểm tra VO2max gián tiếp: (Leger. L, 1989) thông qua Shuttle run test.

Trang thiết bị: Trên sân bóng, chuẩn bị đường chạy dài 20m. Chiều

rộng đủ cho cả đội chạy cùng một lúc, máy Cassete, băng phát nhịp chuẩn.

Quy trình thực hiện: Sau bài tập khởi động thông thường, các VĐV đứng

thành hàng ngang trên sân. Khi nghe tiếng ―từng, tứng, tưng‖ và ―bắt đầu mức 1‖ phát ra từ máy cassete thì các VĐV bắt đầu chạy về vạch đối diện theo đúng nhịp độ phát trên máy cassete (không nhanh hơn và cũng không chậm hơn) Khi tới vạch đổi diện, nghe tiếng ―bíp‖ VĐV phải chạy về và cứ liên tục như vậy. Cứ sau một phút nhịp độ tiếng ―bíp‖ tăng lên.

Đánh giá: Khi VĐV không thể chạy tiếp hoặc không bắt kịp nhịp độ

tiếng ―bíp‖ thì cho VĐV ngưng và ghi lại số mức đạt được. So sánh số mức đạt được với bảng tính chuẩn để suy ra giá trị V02max dự báo. Bảng chuẩn tính V02max gián tiếp (xem phụ lục 2).

2.1.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm (phƣơng pháp test):

Thông qua các test sư phạm để tiến hành kiểm tra và đánh gíá về thể lực chung và thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Karatedo đội tuyển Đồng Tháp, các test được tiến hành bao gồm:

A. Thể lực chung:

Chỉ tiêu sức nhanh và độ linh hoạt Sức nhanh: Chạy 30m XPC(s):

Là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Phương pháp thực hiện: Cho 5 em thực hiện 1 lần chạy (xuất phát cao,

không đà) mỗi em thực hiện 3 lần lấy thành tích cao nhất, được tính bằng giây(s).

Illinois Agility test:

Mục đích: Đánh giá khả năng linh hoạt khi đổi hướng của VĐV. - Dụng cụ trang thiết bị sử dụng trong thục hiện test:

+ Còi: 1 cái.

+ Đồng hồ bấm giây 1 cái.

+ Cọc giới hạn (cọc cao từ 30cm – 40cm có màu sáng).

+ Địa điểm: Rộng rãi, thoáng mát, bằng phẳng và không có chướng ngại vật xung quanh, diện tích 25m x 25m, chuẩn bị đường chạy.

Sơ đồ test chạy Illinois Agiliti .

Quy trình thực hiện:

+ Chiều dài của sơ đồ là 10m, ngang 5m. Bốn cọc dung làm vạch xuất phát và kết thúc và 2 mốc chạy ngược lại. Bốn cọc giữa đặt cách nhau 3,3m. VĐV đứng tại vị trí xuất phát, thực hiện chạy càng nhanh càng tốt theo hình sơ đồ.

+ Lưu ý: nếu VĐV xuất phát sớm hơn hiệu lệnh xuất phát, chạy không đúng quy trình test, thực hiện không nghiêm túc, kết quả sẽ bị loại, thực hiện lại lần sau.

Chỉ tiêu sức mạnh.

Sức mạnh tay: bóp lực kế (kg)

Nghiệm thể đứng thoải mái, hai chân rộng bằng vai, dùng tay thuận để thẳng tạo với thân người một góc khoảng 450, dùng hết sức bóp mạnh tay vào lực kế. Lực kế điện tử sẽ ghi lại và hiện trên màn hình thành tích đạt được. Mỗi nghiệm thể thực hiện 3 lần, lấy thành tích tốt nhất.

Dụng cụ: Lực kế bóp tay Taikei do Nhật Bản sản xuất

Sức mạnh chân: kéo lực kế chân (kg)

Nghiệm thể đứng hai chân lên ván của lực kế, khụy gối hạ thấp trọng tâm sao cho góc giữa đùi và cẳng chân khoảng 900, dùng tay giữ chặt thanh truyền lực nằm ở vị trí hõm kheo gối, lưng luôn giữ thẳng trong suốt quá trình chuẩn bị và sinh lực. Khi đã chuẩn bị sẵn sàng và đúng tư thế, nghiệm thể dùng hết sức đạp duỗi chân vào ván của lực kế trong khi vẫn giữ chặt thanh truyền lực. Kim của lực kế sẽ quay và dừng lại ở bảng chỉ thị lực cao nhất đạt được. Mỗi nghiệm thể thực hiện 2 lần, lấy thành tích tốt nhất.

Dụng cụ: Lực kế chân Taikei do Nhật Bản sản xuất

Sức mạnh lưng: kéo lực lưng (kg)

Nghiệm thể thực hiện đứng hai chân lên ván của lực kế, gối giữ thẳng, cúi thấp người xuống để giữ chặt thanh truyền lực, góc giữa lưng và chân khoảng 900, vị trí nắm thanh truyền lực không cao quá gối của người thực hiện. Lưng luôn giữ thẳng trong suốt quá trình chuẩn bị và sinh lực. Khi đã chuẩn bị sẵn sàng và đúng tư thế, nghiệm thể dùng hết sức kéo thanh truyền lực bằng cách dùng lực lưng, chân vẫn duỗi thẳng và tỳ vào ván của lực kế trong khi tay vẫn giữ chặt thanh truyền lực. Kim của lực kế sẽ quay và dừng

lại ở bảng chỉ thị lực cao nhất đạt được. Mỗi nghiệm thể thực hiện 2 lần, lấy thành tích tốt nhất.

Dụng cụ: Lực kế chân Taikei do Nhật Bản sản xuất.

Nằm ngửa gập bụng 20s (lần):

Đánh giá sức mạnh của cơ bụng.

Phương pháp thực hiện: VĐV nằm ngữa trên sàn, 2 bàn chân đặt lên

sàn với góc gối 90 độ, 2 tay bắt chéo trước ngực, 2 bàn tay để trên vai. Khi nghe khẩu lệnh còi vận động viên gập bụng, nâng vai và phần thân trên khỏi mặt sàn, 2 bàn chân vẫn tì trên mặt sàn, không tạo đà bằng tay.Thực hiện càng nhiều càng tốt trong 30s.

Dụng cụ thực hiện: Đồng hồ bấm giây, còi, nhà tập.

Nằm sấp chống đẩy 20s (lần):

Đánh giá sức mạnh tay vai là khả năng phát huy cơ bắp tốt nhất trong

khoảng thời gian ngắn nhất. Được tính bằng số lần thực hiện

Phương pháp thực hiện: Cho 5 em thực hiện 1 lần, khi nghe tiếng còi

thì các em thực hiện nhanh nhất trong thời gian 20 giây.

Dụng cụ thực hiện: Đồng hồ bấm giây, còi.

Chỉ tiêu sức bền:

Chạy 1500m (s):

Là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể trong một họat động nhất định nào đó với thời gian dài mà cường độ không bị giảm thiểu.

Phương pháp thực hiện: Cho 10 em thực hiện 1 lần chạy, được tính

bằng giây (s), với đường chạy 400m.VĐV thực hiện chạy 3/4 vòng sân.

Chỉ tiêu mềm dẻo: Dẻo gập thân (cm):

Test có đầy đủ độ tin cậy từ 8 tuổi trở lên. Test đánh giá độ dẻo của cột sống. Dụng cụ đo: Bục có độ cao 50cm có chia độ + thước kẻ

Phương pháp đo: Người đo đứng trên bục, các ngon chân của 2 chân chụm sát bục. Sau đó gập thân và giữ thẳng khớp gối. Gập bụng, 2 tay đặt chồng lên nhau và chạm quá mép bục xuống dưới (+cm), trên mép bục (-cm). Gập 2 lần, mỗi lần giữ trong 2 giây. Tính kết quả lần gập tốt nhất.

B. Thể lực chuyên môn:

Đá vòng cầu chân trước 20s/lần:

Đánh giá sức bền chuyên môn của kỹ thuật đá vồng cầu chân trước. Dụng cụ thiết bị: Thảm thi đấu, còi, vợt đá, đồng hồ bấm giây.

Phương pháp thực hiện: Người thực hiện ở tư thể thủ chiến đấu,chân nào đá thì đặt phía sau, khi nghe còi thì tiến lên đá vào mục tiêu bằng mu bằng chân; tiến hành xong thì đứng về tư thế thủ để thực hiện kỹ thuật đá vồng cầu chân trước trước tiếp theo. Cứ như vậy thực hiện 20 giây.

Cách tính kết quả: Tính số lần thực hiện đúng kỹ thuật trong thời gian qui định.

Đấm tay trước 20s/lần:

Đánh giá sức bền chuyên môn của kỹ thuật đấm tay trước. Dụng cụ thiết bị: Thảm thi đấu, còi, đồng hồ bấm giây.

Phương pháp thực hiện: Người thực hiện ở tư thể thủ chiến đấu,khi nghe còi thì tiến lên đấm vào mục tiêu; tiến hành xong thì đứng về tư thế thủ để thực hiện kỹ thuật đấm tay trước tiếp theo. Cứ như vậy thực hiện 20 giây.

Cách tính kết quả: Tính số lần thực hiện đúng kỹ thuật trong thời gian qui định.

Đấm tay sau 20s/lần:

Đánh giá sức bền chuyên môn của kỹ thuật đấm tay sau. Dụng cụ thiết bị: Thảm thi đấu, còi, đồng hồ bấm giây.

Phương pháp thực hiện: Người thực hiện ở tư thể thủ chiến đấu,khi nghe còi thì tiến lên dùng tay sau đấm vào mục tiêu; tiến hành xong thì đứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên karatedo trẻ lứa tuổi 16 18 tỉnh đồng tháp (Trang 34)