L ời cam đoan
1.2.4 Phương pháp xác định giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Theo Turner (2003) Phưng pháp xác định giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn được xác định theo phương pháp định giá giá trị kinh tế toàn phần là phương pháp nhằm đánh giá toàn bộ những lợi ích kinh tế mà hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể đem lại cho xã hội.
Hình 1.5 Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
(Nguồn: Turner, 2003 (trong Đinh Đức Trường, 2009))
Hình 1.5 thể hiện phương pháp phân tích giá trị kinh tế toàn phần của rừng ngập mặn dựa trên việc phân chia các lợi ích của rừng ra thành: Giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
Giá trị sử dụng là những hàng hóa và dịch vụ sinh thái mà rừng ngập mặn cung cấp cho con người và các hệ thống kinh tế và được chia thành 3 nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn.
- Giá trị sử dụng trực tiếp: được tính qua thông số về doanh thu hay thu nhập từ việc khai thác các sản phẩm của rừng. Giá trị sử dụng trực tiếp được tính toán từ số liệu điều tra phỏng vấn người dân địa phương như: thủy sản, gỗ.
- Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị, lợi ích từ những dịch vụ do hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp và các chức năng sinh thái như tuần hoàn dinh dưỡng, hấp thụ CO2, điều hoà khí hậu, phòng chống bão lũ.
- Giá trị lựa chọn về bản chất là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn mặc dù có thể sử dụng ở hiện tại nhưng chưa được sử dụng vì một lý do nào đó mà để lại để sử dụng ở tương lai. Ví dụ giá trị du lịch, cảnh quan, dược phẩm.
Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của rừng ngập mặn và được chia thành giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền.
- Giá trị tồn tại của rừng ngập mặn là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của một cá nhân khi biết được các thuộc tính của rừng ngập mặn đang tồn tại ở một trạng thái nào đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được trạng thái đó.
- Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai. Giá trị này cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Theo Dixon et al. (1993), các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của hệ sinh thái được chia thành ba nhóm chính là nhóm phương pháp dựa trên thị trường thực, nhóm phương pháp đánh giá dựa trên sự bộc lộ sở thích và nhóm phương pháp đánh giá dựa trên tuyên bố sở thích. Barbier (1997) thì phân chia các phương pháp thành ba loại là các phương pháp dựa vào thị trường thực, các phương pháp dựa vào thị trường thay thế và các phương pháp dựa vào thị trường giảđịnh. Về bản chất, hai cách phân loại trên là gần giống nhau nhưng cách phân loại của Dixon mang tính chất học thuật, còn cách phân loại của Barbier mang tính thực nghiệm hơn. Luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận của Barbier vì tính đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với điều kiện Việt Nam; cách phân loại này cũng phù hợp với tính chất nghiên cứu ứng dụng.
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tếđã phát triển các phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên. Cho đến nay, chưa có một hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá giá trị của hệ sinh
thái, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho hệ sinh thái như một dạng tài nguyên cụ thể. Về cơ bản, tương ứng với từng nhóm giá trị kinh tế khác nhau sẽ có những phương pháp đánh giá thích hợp.
Hình 1.6 Phân loại các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế
(Nguồn: Barbier, 1997 (trong Đinh Đức Trường, 2009))