Định giá giá trị kinh tế rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sử dụng ảnh SPOT 5 trong việc xác định giá trị kinh tế rừng ngập mặn ven biển mũi cà mau (Trang 35 - 37)

L ời cam đoan

2.2.4 Định giá giá trị kinh tế rừng

Phương pháp định giá giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định giá kinh tế tổng hợp cho vùng sinh thái ngập nước do Văn phòng Công ước RAMSAR và Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) (1997).

Bảng 2.1 Giá trị hệ sinh thái và phương pháp đánh giá

Các giá trị Phương pháp đánh giá

Giá trị từ gỗ, củi Phương pháp thu nhập

Giá trị sử dụng trực tiếp

Giá trị thuỷ sản Phương pháp giá thị trường

Giá trị sử dụng gián tiếp Giá trị hấp thu CO2 Phương pháp chi phí thay thế

- Xác định giá trị gỗ, củi

Giá trị về gỗ, củi được xác định qua phương pháp thu nhập: là phương pháp xác định giá trị sử dụng trực tiếp của một diện tích rừng cụ thể căn cứ vào thu nhập thuần túy từ gỗ, củi thuộc diện tích khu vực rừng đó được quy về thời điểm định giá. Giá trị này được xác định qua điều tra thu thập về đơn giá về gỗ được dùng làm vật liệu và đơn giá về mua củi đề làm nhiên liệu.

Giá trị về gỗ = Khối lượng gỗ (m3/ha) x Đơn giá (triệu đồng/m3

)

Khối lượng gỗ được xác định qua kết quả giải đoán ảnh viễn thám xác định được loại rừng. Kết quả giải đoán ảnh viễn thám kết hợp với điều tra thực địa xác định được khối lượng gỗ. Tổng giá trị của diện tích một hecta rừng ngập mặn cũng được điều tra thu thập từ người dân địa phương qua phiếu điều tra phỏng vấn.

- Xác định giá trị thủy sản

Giá trị về thủy sản được xác định qua giá trị thủy sản đánh bắt được và giá trị thủy sản nuôi của các hộ gia đình.

Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Trong đó:

Tổng thu nhập = Tổng sản lượng thu hoạch x Giá bán

Tổng chi phí bao gồm chi phí về đầu tư, cải tạo ao nuôi, chi phí về con giống, thức ăn.

- Xác định giá trị hấp thu CO2

Giá trị hấp thu CO2 được xác định qua phương pháp chi phí thay thế. Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị của các dịch vụ sinh thái rừng ngập mặn xấp xỉ bằng với chi phí để cung ứng hàng hoá và dịch vụ tương đương do con người tạo ra. Ví dụ, giá trị của rừng ngập mặn hoạt động như một vùng hồ tự nhiên có thể được ước lượng bằng chi phí xây dựng và hoạt động của một hồ nhân tạo có chức năng tương tự. Phương pháp này thường được sử dụng để xác định giá trị gián tiếp của rừng ngập mặn thông qua việc tìm hiểu giá thị trường của các dịch vụ tương đương do con người tạo ra. (Dixon, 1993)

Theo Dixon (1993), phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc lượng giá các dịch vụ của rừng ngập mặn, khá đơn giản trong ứng dụng do không phải thực hiện các cuộc điều tra chi tiết. Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp này là đôi khi rất khó tìm được các hàng hóa nhân tạo thay thế tương đương cho các hàng hoá và dịch vụ sinh thái. Từ đó, phương pháp chi phí thay thế có thể không đưa ra những đo lường giá trị kinh tế một cách chính xác mà thường là đánh giá quá cao hoặc quá thấp giá trị của rừng ngập mặn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sử dụng ảnh SPOT 5 trong việc xác định giá trị kinh tế rừng ngập mặn ven biển mũi cà mau (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)