Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ven biển mũi Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sử dụng ảnh SPOT 5 trong việc xác định giá trị kinh tế rừng ngập mặn ven biển mũi cà mau (Trang 78 - 91)

L ời cam đoan

3.2.2. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ven biển mũi Cà Mau

3.2.2.1. Đặc điểm nông hộ điều tra

- Trong tổng số 220 nông hộ được điều tra phỏng vấn thì chủ hộ là nam giới là 207 người (chiếm tỷ lệ 94,1%) còn lại 13 gia đình chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ 5,9%.

- Về trình độ học vấn thì số hộ gia đình không đi học hoặc chưa qua tiểu học chiếm tỷ lệ cao với 43,5%, số hộ có trình độ từ lớp 6 đến lớp 9 chiếm tỷ lệ 40,3%, còn lại 16,2% là số hộ gia đình có học vấn trên phổ thông. Nhìn chung học vấn của các hộ gia đình khu vực điều tra tương đối thấp, vì vậy qua hình 3.25 cho biết mối quan hệ giữa mức độ nhận thức và giá trị của rừng của người dân địa phương và khi được hỏi để đánh giá mức độ về nhận thức của người dân về tầm quan trọng của của rừng thì đa số hộ gia đình cho rằng rừng không có giá trị, điều này được chứng minh:

+ Trong tổng số 220 hộ gia đình thì có 19,1% số hộ gia đình cho biết là không biết tầm quan trọng của rừng và cho rằng rừng không quan trọng. Trong số hộ cho rằng rừng không quan trọng khi được hỏi về giá trị của rừng thì chỉ có 82,9% cho rằng rừng có giá trị, còn lại 17,1% lại cho rằng rừng không có giá trị.

+ Số hộ gia đình cho biết rừng rất ít quan trọng chiếm số lượng lớn với tỷ lệ 58,3% số hộ gia đình được điều tra. Trong số hộ gia đình cho rằng rừng rất ít quan trọng đó thì khi đánh giá về giá trị sử dụng của rừng thì 57,76% cho biết rừng có giá trị và 42,24% cho rằng rừng không có giá trị.

+ Trong số hộ gia đình được điều tra thì chỉ có 45 hộ gia đình (chiếm 22,6%) là cho rằng rừng rất quan trọng. Tuy nhiên trong số 45 hộ gia đình cho rằng rừng rất quan trọng thì khi được hỏi về giá trị của rừng lại có 8,9% đánh giá là rừng không có giá trị. Kết quả điều tra lồng ghép các câu hỏi về mức độ nhận thức của người dân về rừng và mức độ đánh giá giá trị sử dụng rừng của người dân địa phương chỉ ra rằng nhận thức của người dân ở khu vực nghiên cứu có sự không đồng nhất (sự nhầm lẫn với nhau) về mức độ nhận thức và giá trị sử dụng. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả các câu hỏi điều tra về giá trị sử dụng rừng của người dân địa phương.

3.2.2.2. Giá trị gỗ, củi

Theo kết quả điều tra thì ở khu vực mũi Cà Mau loại cây rừng chủ yếu là cây đước chiếm 46%, tiếp theo là loại mắm trắng chiếm 32% và các loại cây khác như mắm đen (15%), mắm ổi và dừa nước.

0 10 20 30 40 50

Mắm ổi Dừa nước Mắm đen Mắm trắng Đước

Loại cây T lệ p hầ n tr ăm

Hình 3.27 Biểu đồ tỷ lệ các loại cây ở khu vực mũi Cà Mau

Kết quả điều ra về loại cây rừng phân bố ở khu vực nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến việc định giá giá trị của rừng về gỗ, củi. Những khu vực mà ở đó loại cây rừng là cây đước chiếm tỷ lệ cao sẽ có giá trị hơn so với những khu vực mà ở đó các loại cây khác (như mắm, bần, dừa nước) chiếm tỷ lệ cao hơn cây đước. Vì giá trị sử dụng về gỗ của cây đước có giá trị hơn các loại cây khác. Các loại cây rừng được người dân ở khu vực này sử dụng làm củi đốt hay vật liệu để xây, cất nhà.

Qua biểu đồ hình 3.28 thể hiện sự quan hệ giữa nhận thức của người dân và việc sử dụng cây rừng, khi so sánh về mức độ nhận thức của người dân về giá trị của rừng (được thể hiện bằng biểu đồ hình cột) với nhận thức của người dân về việc sử dụng cây rừng làm gỗ để xây dựng (được thể hiện ở biểu đồ hình tròn) thì kết quả điều tra chỉ ra rằng: trong số hộ gia đình cho rằng rừng không có giá trị thì có tới 85% số hộ trong đó lại có sử dụng cây rừng làm gỗ để xây cất nhà, còn lại chỉ 15% số hộ là không sử dụng cây rừng trong xây, cất. Kết quả điều tra về số tiền người dân bỏ ra để mua một mét khối gỗ về xây dựng thì có giá khoảng 10 triệu đồng/m3

.

Biểu đồ hình 3.28 cũng thể hiện mối quan hệ giữa mức độ nhận thức giá trị của rừng (thể hiện bằng biểu đồ hình cột) với nhận thức của người dân về việc sử dụng cây rừng để làm nhiên liệu đốt (được thể hiện bằng biểu đồ hình tròn), khi điều tra thu thập thông tin về việc sử dụng cây rừng để làm củi đốt thì trong nhóm hộ cho rằng rừng có giá trị thì có tới hơn 87% số hộ cho rằng có sử dụng cây rừng làm nhiên liệu; trong nhóm hộ cung cấp thông tin là rừng không có giá trị về mặt kinh tế thì có 15% số hộ lại có sử dụng cây rừng làm nhiên liệu và khi tìm hiểu về việc nếu không sử dụng củi để làm nhiên liệu thì số tiền người dân bỏ ra để mua củi đốt là khoảng 510 nghìn đồng/m3.

Theo Nguyễn Ngọc Bình (2002) (trong Trương Thị Nga, 2002) tính trên một hecta rừng ngập mặn ở Cà Mau có thể khai thác khối lượng từ gỗ là 6,3 m3/ha/năm và khối lượng củi thu được là 2,7 m3/ha/năm. Nếu theo kết quả này thì giá trị sử dụng trực tiếp về gỗ, củi của khu vực ven biển mũi Cà Mau được tính.

Bảng 3.8 Giá trị sử dụng trực tiếp từ gỗ, củi khu vực ven biển mũi Cà Mau

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình được thực hiện vào năm 2002, khi đó một hecta rừng được tác giả đánh giá khối lượng từ gỗ là 6,3 m3/ha/năm và khối lượng củi thu được là 2,7 m3/ha/năm. Hiện nay khối tượng gỗ khai thác và khối tượng về củi của khu vực này tăng lên và theo kết quả điều tra thực hiện đề tài được thực hiện vào năm 2011, với diện tích là một hecta rừng thì có giá trị trung bình khoảng 105 triệu đồng. Theo kết quả giải đoán ảnh viễn thám phân vùng rừng ngập mặn (dựa theo mật độ che phủ của rừng) giá trị sử dụng trực tiếp của rừng về gỗ, củi được định giá là:

Nguồn lợi Khối lượng

(m3/ha) Đơn giá (nghìn đồng/m3) Giá trị (nghìn đồng/ha) Giá trị gỗ 6,3 10.000 63.000 Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị củi 2,7 510 1.377

Bảng 3.9 Giá trị gỗ theo mật độ che phủ của rừng ngập mặn khu vực ven biển mũi Cà Mau

Vùng (mức độ che phủ) Giá trị về gỗ củi (triệu đồng/ha)

Vùng I (<30%) < 32

Vùng II (31-50%) 32 - 53

Vùng III (51-70%) 53 - 74

Vùng IV (>70%) 74 - 105

- Khu vực I: Đây là khu vực có tỷ lệ che phủ của rừng chiếm dưới 30% diện tích đất nên theo phương pháp tính giá trị về gỗ củi (Giá trị gỗ củi = Giá trị gỗ củi (của khu vực chứa 100%) * 30%) thì khu vực này có giá trị về gỗ, củi dưới 32 triệu đồng/ha; - Khu vực II: Khu vực này có mật độ che phủ của rừng chiếm tỷ lệ từ 31 đến 50% diện tích đất và có giá trị về gỗ khoảng từ 32 triệu, (giá trị này được tính Giá trị gỗ củi = Giá trị gỗ củi (của khu vực chứa 100%) * 31%) đến dưới 53 triệu đồng/ha (giá trị này được tính Giá trị gỗ củi = Giá trị gỗ củi (của khu vực chứa 100%) * 50%);

- Khu vực III: Khu vực này có mật độ che phủ của rừng chiếm từ 51 đến 70% diện tich đất và giá trị trung bình gỗ, củi của khu vực này từ 53 triệu đồng/ha (giá trị này được tính Giá trị gỗ củi = Giá trị gỗ củi (của khu vực chứa 100%) * 51%) đến dưới 74 triệu đồng/ha (giá trị này được tính Giá trị gỗ củi = Giá trị gỗ củi (của khu vực chứa 100%) * 70%);

- Khu vực IV: Khu vực này có mật độ che phủ của rừng trên 70% so với diện tích đất và có giá trị trung bình vê gổ, củi từ 74 triệu (giá trị này được tính Giá trị gỗ củi = Giá trị gỗ củi (của khu vực chứa 100%) * 70%) đến 105 triệu đồng/ha (đây là giá trị của khu vực chứa 100%).

ểu đồ g ỗ củi ủa rừng ập mặn

32.00 43.00 64.00 74.00 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV

Vùng theo mật độ che phủ của rừng

G t rị g ỗ, c i ( tr iệ u đ ồn g/ h a)

3.2.2.3. Giá trị thủy sản

Theo số liệu điều tra tại khu vực nghiên cứu thì giá trị thủy sản của các hộ gia đình được thu thập từ giá trị tôm, cua, cá mà các nông hộ trong khu vực nuôi hoặc đánh bắt được. Lợi nhuận trung bình thu được tính trên diện tích hecta mà nông hộ thu được trong một năm là 52,30 triệu đồng. Trong đó, tổng thu nhập trung bình có được là khoảng 78,16 triệu đồng, tổng đầu tư trung bình 25,86 triệu đồng.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

T ổng thu Tổng đầu tư Lợi nhuận

Giá trị kinh tế G t rị t hủ y sả n (t ri ệu đ ồn g/ ha )

Hình 3.31 Biểu đồ tổng thu nhập, tổng chi và lợi nhuận từ thủy sản

Khi phân loại giá trị thủy sản của các hộ gia đình theo khu vực theo mật độ che phủ của rừng được trình bày qua biểu đồ ở hình 3.31 thì lợi nhuận thu được của các hộ gia đình ở khu vực II (khu vực có tỷ lệ rừng từ 31 đến 50% so với diện tích đất) là cao nhất 70,98 triệu đồng/ha, trong khi đó lợi nhuận thu được từ các nông hộ ở khu vực I (khu vực có tỷ lệ rừng nhỏ hơn 30%) chỉ là 44,14 triệu đồng/ha. Đây là khu vực có thu nhập thấp nhất trong các vùng có các mật độ che phủ của rừng vì ở khu vực này chủ yếu là các ao thủy sản mà không có bóng cây che phủ, do đó khi thời tiết chuyển mùa từ nắng sang mưa hay những cơn mưa lớn đột xuất sẽ gây sốc và chết cho thủy sản; Khu vực III (khu vực có tỷ lệ rừng che phủ từ 51 – 70%) có lợi nhuận thu được từ thủy sản là 53,19 triệu đồng/ha và khu vực IV (khu vực có tỷ lệ rừng che phủ trên 70%) có lợi nhuận thu được từ thủy sản là 51,96 triệu đồng/ha. Kết quả thống kê về lợi nhuận kinh tế thu từ thủy sản của các hệ sinh thái cho thấy giá trị thu được từ khu vực II có giá trị cao nhất. Đây là khu vực người dân địa phương áp dụng mô hình lâm ngư kết hợp với tỷ lệ che phủ rừng từ 31 đến 50% diện tích đất thì nguồn lợi thu được từ thủy sản là cao nhất.

60.99 100.49 86.49 77.35 17.36 30.22 33.30 25.39 44.14 70.98 53.19 51.96 0 20 40 60 80 100 Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV

Vùng theo mật độ che phủ của rừng

G t rị t hủ y sả n (t ri ệu đ ồn g) T ổng T hu T ổng đầu tư Lợi nhuận

Hình 3.32 Biểu đồ so sánh giá trị thủy sản theo mật độ che phủ của rừng

* Ghi chú: Giá trị thủy sản được tính trong đề tài là giá trị trung bình điều tra từ các nông hộ

Ø Giá tr t tôm

Trước đây, phần lớn khu vực nuôi được rừng ngập mặn che phủ, sau đó chủ ao chặt rừng đi để chuyển thành các ao nuôi, hiện tại không còn rừng ngập mặn trong ao nữa. Nuôi quảng canh tại các ao không có rừng được gọi là “nuôi trắng” (thuật ngữ địa phương) hoặc nuôi quảng canh (thuật ngữ của các nhà quản lý). Tuy nhiên, tại các ao gần vùng lõi rừng vẫn còn một phần rừng ngập mặn che phủ trong ao. Cách nuôi tôm trong những ao có rừng được gọi là nuôi sinh thái. Theo các nhà quản lý thủy sản tại địa phương thì năng suất nuôi tôm sinh thái cao và ổn định hơn năng suất nuôi tôm quảng canh vì rừng trong ao điều hòa vi khí hậu, cung cấp chất dinh dưỡng, thức ăn tự nhiên và bảo vệ ao tốt hơn.

Theo kết quả tính toán trong mẫu điều tra, năng suất trung bình của nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu năm 2011 là 488,5 kg/ha. Giá bán của tôm thành phẩm trên thị trường, theo điều tra các chủ hộ nuôi tôm trung bình là 160.000 đồng/kg. Với mức giá đó thì doanh thu từ nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu năm 2011 trung bình là 78,16 triệu đồng/ha.

Các chi phí liên quan trong quá trình nuôi tôm được chia thành chi phí đầu tư và chi phí sản xuất. Chi phí đầu tư bao gồm chi phí đào ao và chuẩn bị ao, xây đường bao cho đầm, chòi canh và các thiết bị khác. Chi phí đầu tư trung bình khoảng 15 triệu/ha.

Chi phí sản xuất bao gồm chi phí phục hồi đầm tôm, chi phí trung gian và chi phí lao động. Sau mỗi mùa vụ, người nông dân phải cải tạo lại các đầm nuôi tôm. Trước hết là bơm ra khỏi đầm. Sau đó là sục bùn trong vài ngày (phụ thuộc vào thời tiết và chất lượng của đầm). Sau khi thực hiện những công đoạn trên, nước được bơm lại vào đầm để phục vụ cho vụ nuôi tiếp theo. Chi phí phục hồi của đầm tôm quảng canh trung bình 1,5 triệu/ha. Chi phí trung gian là các chi phí như tôm giống, thức ăn, các loại thuốc phòng bệnh và một số nguyên liệu khác. Trong đó, chi phí mua tôm giống chiếm một phần quan trọng. Theo các doanh nghiệp nuôi tôm, giá tôm giống không biến động nhiều qua các năm, khoảng 350.000 đến 550.000 đồng/10.000 con, phụ thuộc vào chất lượng của từng loại. Nếu lấy số tôm giống thả trung bình trên một m2

là 3,5 con thì chi phí tôm giống trung bình cho một ha là 350.000 đồng/1ha.

Chi phí lao động được tính toán dựa trên số tiền thuê lao động và số lao động trong gia đình mỗi năm. Chi phí lao động bao gồm chi phí cải tạo ao, bảo vệ ao, chăm sóc và thu hoạch. Nguồn lao động bao gồm lao động tại gia và lao động thuê ngoài. Chi phí trung bình của thuê lao động ngoài năm 2011 là 100.000 đồng/ngày. Số ngày lao động trung bình trong năm là 90 ngày. Lao động tại gia cũng được qui đổi theo mức này để tính chi phí cơ hội của lao động. Như vậy, chi phí lao động trung bình cho một ha/năm là khoảng 9,0 triệu đồng.

Bảng 3.10 Giá trị kinh tế các hộ nuôi tôm khu vực Cà Mau

Đơn vị tính: đồng/ha

Doanh thu 78.160.000

Chi phí đầu tư 15.000.000

Chi phí trung gian

Chi phí cải tạo, phục hồi Chi phí tôm giống

1.500.000 350.000

Chi phí lao động 9.000.000

Lợi nhuận 52.310.000

Nguồn: Số liệu điều tra, 2011

Ø Giá trị thu từ cá: Kết quả tính toán khu vực điều tra, sản lượng trung bình của cá tại khu vực nghiên cứu năm 2011 là 177,80 kg/ha. Giá bán của cá trên thị trường, theo điều tra trung bình là 18.000 đồng/kg. Thu nhập từ cá tại khu vực nghiên cứu năm 2011 trung bình là 3,2 triệu đồng/ha.

Ø Giá trị thu nhập từ cua: Kết quả tính toán khu vực điều tra, sản lượng trung bình của cá tại khu vực nghiên cứu năm 2011 là 118,50 kg/ha. Giá bán của cá trên thị trường, theo điều tra trung bình là 150.000 đồng/kg. Thu nhập từ cua tại khu vực nghiên cứu năm 2011 trung bình là 17,78 triệu đồng/ha.

3.2.2.4 Giá trị hấp thCO2

Rừng đóng vai trò quan trọng trong chống lại biến đổi khí hậu do ảnh hưởng của nó đến chu trình cacbon toàn cầu. Tổng lượng hấp thụ dự trữ cacbon của rừng trên toàn thế giới, trong đất và thảm thực vật là khoảng 830 PgC, trong đó cacbon trong đất lớn hơn 1,5 lần cacbon dự trữ trong thảm thực vật (Brown, 1997). Đối với rừng nhiệt đới, có tới 50% lượng cacbon dự trữ trong thảm thực vật và 50% dự trữ trong đất (Dixon et al., 1994; Brown, 1997; IPCC, 2000; Pregitzer and Euskirchen, 2004).

Rừng trao đổi cacbon với môi trường không khí thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Rừng ảnh hưởng đến lượng khí nhà kính theo 4 con đường: cacbon dự trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng sử dụng ảnh SPOT 5 trong việc xác định giá trị kinh tế rừng ngập mặn ven biển mũi cà mau (Trang 78 - 91)