5. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Các phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu
Phân tích chỉ tiêu pH: Sử dụng máy đo pH để bàn sensION+PH3. Nhúng đầu điện cực vào mẫu thử. Khuấy nhẹ mẫu thử bằng đũa thủy tinh sau đó để yên cho ổn định. Màn hình sẽ hiển thị giá trị pH.
Phương pháp phân tích acid ascorbic
Phương pháp acid ascorbic là phương pháp phân tích nồng độ phosphate bằng phương pháp đo phổ dùng amonium molybdate.
Amonium molybdate và potassium antimonyl tartrate trong acid trung tính phản ứng với orthophosphate để tạo thành một acid dị đa acid phosphomolybdate bị khử thành dạng có màu xanh tập trung molybdate bởi acid ascorbic. Nồng độ của P- PO43- sẽ được xác định bởi máy so màu quang phổ ở bước sóng 880 ηm. Dung lượng hấp phụ phosphate được đánh giá thông qua công thức:
m V C C q e e 0
Trong đó, qe: Nồng độ phosphate bị hấp phụ trên vật liệu sau khi cân bằng, mg chất bị hấp phụ/g chất hấp phụ.
C0: Nồng độ ban đầu của phosphate, mg/L
Ce: Nồng độ cân bằng còn lại trong dung dịch của phosphate, mg/L V: Thể tích của nước nhiễm phosphate trong thí nghiệm, lít
32
Phương pháp hấp thụ phân tử (UV – VIS)
Phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV-VIS được sử dụng rất thuận lợi và phổ biến để phân tích các hợp chất và hỗn hợp, đặc biệt là các chất có màu. Phương pháp này được gọi là phương pháp phân tích trắc quang.
Dựa vào độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch, người ta sẽ xác định được nồng độ của chất tan. Khi nồng độ của chất tan giảm, độ hấp thụ của dung dịch giảm theo. Với chất có màu chỉ cần đo độ hấp thụ tại bước sóng cực đại, còn với một số chất không có màu đặc trưng, có thể đo ở bước sóng vùng tử ngoại hoặc tạo ra các hợp chất có màu của chúng để xác định tín hiệu hấp thụ.
Trong luận văn này, các mẫu dung dịch và một số chỉ tiêu chất lượng nước được xác định bằng phổ hấp thụ electron ở các bước sóng phù hợp trên máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV - VIS Specord 210 Plus - hãng sản xuất Analytik Jena.
Phương pháp đường chuẩn
Chuẩn bị dãy nồng độ (6 nồng độ) pha từ dung dịch chuẩn. Xác định các giá trị đo được y là mật độ quang A theo nồng độ x đã biết trước (C), từ đó sẽ xây dựng được đường chuẩn A = f(C), ta sẽ thu được một phương trình đường thẳng có dạng:
y = a.x + b
Trong đó: a là độ dốc hay hệ số góc; b là hệ số chặn hay giá trị đoạn cắt với trục tung.
Dựa vào giá trị đo được đối với từng mẫu (giá trị y), dựa vào phương trình
đường chuẩn y = a.x + b, sẽ tính được nồng độ x của dung dịch đang đo. Tùy thuộc vào độ lớn của nồng độ dung dịch mà người ta sẽ xây dựng đường chuẩn phù hợp hoặc pha loãng mẫu cần đo.
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tổng hợp số liệu, tính toán giá trị trung bình, xây dựng đường chuẩn và vẽ đồ thị biểu diễn dung lượng hấp phụ của vật liệu.
33
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN