Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu đến khả năng hấp phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp nano flowerlike oxide sắt ứng dụng để hấp phụ ion phosphate trong dung dịch (Trang 38 - 39)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.3. Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu đến khả năng hấp phụ

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với yếu tố: khối lượng vật liệu nano flowerlike oxide sắt. Các thí nghiệm được thực hiện ngẫu nhiên với 03 lần ở các điều kiện thí nghiệm giống nhau: Cân vật liệu nano flowerlike oxide sắt với khối lượng 5 mg, 10 mg, 20 mg, 30 mg, 50 mg, 100 mg cho vào các cốc thủy tinh (dung tích 100 mL) có chứa 50 mL dung dịch phosphate nồng độ 15 ppm, được điều chỉnh pH về giá trị thích hợp (xác định trong thí nghiệm “ảnh hưởng của pH dung dịch”). Tiếp theo, khuấy đều hỗn hợp và thực hiện quá trình

hấp phụ trong điều kiện nhiệt độ phòng (~ 300C). Sau thời gian hấp phụ cân bằng (được xác định từ thí nghiệm “ảnh hưởng của thời gian hấp phụ”), thu mẫu nước bằng cách lọc hỗn hợp qua giấy lọc. Sau đó, tiến hành xác định nồng độ phosphate trong dung dịch trước và sau khi hấp phụ bằng phương pháp trắc quang và đường chuẩn (có pha loãng cho phù hợp với phương trình đường chuẩn) để đánh giá ảnh hưởng của khối lượng vật liệu đến hiệu quả hấp phụ phosphate, đồng thời xác định khối lượng vật liệu thích hợp để sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

2.2.4.4. Ảnh hưởng của nồng độ phosphate trong dung dịch đầu vào và nhiệt độ môi trường hấp phụ

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 2 yếu tố: nồng độ phosphate trong dung dịch đầu vào (1 ppm, 5 ppm, 20 ppm, 40 ppm, 80 ppm) và nhiệt độ môi trường hấp phụ (20 oC, 30 oC, 40 oC). Các thí nghiệm được thực hiện ngẫu nhiên với 03 lần ở các điều kiện thí nghiệm giống nhau: Cân khối lượng vật liệu nano flowerlike oxide sắt (được xác định từ thí nghiệm “ảnh hưởng

30

của khối lượng vật liệu đến khả năng hấp phụ”) cho vào cốc thủy tinh (dung tích

100 mL) có chứa 50 mL dung dịch phosphate ứng với giá trị nồng độ đầu đã khảo sát, được điều chỉnh pH về giá trị thích hợp bằng dung dịch NaOH loãng và H2SO4 loãng (xác định trong thí nghiệm “ảnh hưởng của pH dung dịch”) và ở các giá trị nhiệt độ đã khảo sát. Tiếp theo, khuấy đều hỗn hợp và thực hiện quá trình hấp phụ. Sau thời gian hấp phụ cân bằng (được xác định từ thí nghiệm “ảnh hưởng của thời

gian hấp phụ”), thu mẫu nước bằng cách lọc hỗn hợp qua giấy lọc. Tiến hành để

xác định nồng độ phosphate trong dung dịch trước và sau khi hấp phụ bằng phương pháp trắc quang và đường chuẩn (có pha loãng cho phù hợp với phương trình đường chuẩn) để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ phosphate trong dung dịch đầu và của nhiệt độ môi trường hấp phụ đến hiệu quả hấp phụ phosphate.

Cách điều chỉnh nhiệt độ môi trường hấp phụ: đặt các cốc nước giả thải vào nồi đun cách thủy đã được điều chỉnh đến nhiệt độ cần khảo sát khoảng 30 phút, sử dụng nhiệt kế để duy trì nhiệt độ khảo sát nhằm ổn định nhiệt của nước thải ở mức nhiệt khảo sát, sau đó cho vật liệu hấp phụ vào cốc nước thải khuấy đều.

2.2.4.5. Thử nghiệm khả năng hấp phụ phosphate của vật liệu đối với nước thải chăn nuôi sau xử lí sinh học

Cân khối lượng vật liệu nano flowerlike oxide sắt thích hợp với thí nghiệm đã khảo sát cho vào cốc thủy tinh (dung tích 100 mL) có chứa 50 mL nước thải sinh hoạtsau xử lí sinh học. Các thí nghiệm được thực hiện ngẫu nhiên với 03 lần lặp lại ở các điều kiện thí nghiệm thích hợp đã khảo sát. Tiến hành xác định nồng độ phosphate trong nước thải trước và sau khi hấp phụ để đánh giá hiệu quả hấp phụ phosphate của vật liệu nano flowerlike oxide sắt đối với nước thải nhiễm phosphate.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp nano flowerlike oxide sắt ứng dụng để hấp phụ ion phosphate trong dung dịch (Trang 38 - 39)