Kinh nghiệm củaThụy Điển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 27)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm củaThụy Điển

Tại Thụy Điển, toàn bộ quá trình từ quyết định ban đầu tại Quốc hội về việc cải cách đến khi hoàn thiện mất khoảng 25 năm. Trong đó, khoảng 10 năm dành để điều tra bằng các câu hỏi đưa ra về việc cải cách này. Các câu hỏi liên quan đến việc có thể tách riêng hệ thống đăng ký đất và hệ thống tài sản hay không, cấu trúc của cơ sở dữ liệu, tập trung ở cấp trung ương hay theo các vùng, và hệ thống định danh tài sản.

Hệ thống thông tin đất đai (LIS) tích hợp các thông tin đăng ký đất đai và địa chính vào một hệ thống gồm những phần: Đăng ký tài sản, xác định các đối tượng trong hệ thống (thửa đất, các đơn vị tài sản), đăng ký đất đai, xác định các quyền đối với các đối tượng, thiết lập và địa chỉ, thuế và giá trị, lưu trữ dạng số.Là một hệ thống tích hợp nên LIS mang lại hai ưu thế:

- Về phổ biến thông tin: Nguồn thông tin có liên quan đến đất đai được phổ biến tới người dùng theo một cách thống nhất.

- Về quản lý hệ thống: Việc quản lý các thông tin liên quan đến đất đai được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Mô hình hệ thống dựa trên một thiết kế kiến trúc mà môi trường quản lý/cập nhật quản lý đất đai được tối ưu hóa cho các quy trình làm việc kết hợp với các thủ tục pháp lý và hệ thống phân phối được tối ưu hóa cho việc cung cấp, trao đổi và trình diễn dữ liệu. Mô hình này bao gồm 4 phần về nền tảng tương kết và giao tiếp bằng các định dạng tệp cụ thể dựa trên XML/GML.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)