Thực trạng hồ sơ địachính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 57)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Thực trạng hồ sơ địachính

3.2.3.1. Tình hình thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính chính qui:

Luận chứng kinh tế kỹ thuật đo đạc lập hồ sơ địa chính nam huyện Yên Sơn triển khai từ năm 1992 đến năm 1993, bao gồm 8 xã là: Đội Bình, Hoàng khai, Lưỡng Vượng, Nhữ khê, Nhữ hán, phú Lâm, Mỹ bằng, Kim Phú, tồng diện tích đo đạc là 14.699 ha.

Hiện trạng của tài liệu:

- Sau khi đo xong bản đồ địa chính của 08 xã, công tác cấp giấy đã không được thực hiện do không có kinh phí.

- Bản đồ địa chính đã đo được thành lập ở hệ toạ độ HN-72, không có bản số, chỉ là bản in trên giấy, sau gần 20 năm qua bản giấy đã co giãn đáng kể, không đảm bảo độ chính xác nếu thực hiện số hoá các tài liệu này.

- Trong quá trình xác minh thực địa cho thấy: gần 20 năm qua do mức độ phát triển dân cư, đặc biêt do quá trình dồn điền đổi thửa thực hiện vào năm 2003 nên bản đồ bản đồ địa chính của 08 xã đã biến động trên 60%. Hầu như các thửa đất không còn giống với thực tế về hình dạng và kích thước. Không thể chỉnh lý để cấp giấy vì sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề như chuyển hệ toạ độ, khối lượng đo bù gần như đo mới, các thửa đất còn nguyên hình dạng cũng không khớp với diện tích thực tế quản lý và đã cấp giấy.Căn cứ theo các qui định của Quy phạm pháp luật và Thông tư 09, nếu diện tích biến động trên 40% ở vùng dồn điền đổi thửa phải lập đo mới bản đồ địa chính.

- Bản đồ địa chính được đo đạc, thành lập năm 2012 theo quy định về bản đồ địa chính chính quy tổng số 2.679 tờ trên 33 xã thị trấn. Bao gồm các tài liệu giấy tờ theo quy định đo đạc địa chính như: (Bản mô tả ranh giới thửa

đất, phiếu xác nhận diện tích tới các chủ sử dụng; phiếu kết quả đo đạc thửa đất, bản quét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…).

- Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động không được thực hiện thường xuyên theo quy định, chưa đồng bộ giữa 03 cấp tỉnh, huyện và xã; từ đó dẫn tới tài liệu lưu trữ tại các cấp không được đồng nhất, khó đáp ứng được các yêu cầu công tác.

3.2.3.2.Tình hình thực hiện công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính theo chỉ thị 299/TTg:

-Hệ thống bản đồ giải thửa 299: được đo đạc, thành lập từ các năm 1985 - 1990 trên địa bàn xã. Tài liệu đã được sử dụng để thực hiện đăng ký ruộng đất, cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp và phục vụ các yêu cầu công tác quản lý đất đai tại địa phương trong nhiều năm từ khi được đo đạc thành lập đến thời điểm địa phương được đo đạc lập bản đồ địa chính đến nay tài liệu này được sử dụng để xác định nguồn gốc và phục vụ việc giải quyêt các vụ việc liên quan đến tranh chấp, kiến nghị…Tuy nhiên, hệ thống tài liệu bản đồ này được đo đạc, thành lập bằng phương pháp thủ công nên độ chính xác có nhiều hạn chế như: Chất lượng kém, thiếu chính xác (do công cụ đo đạc thô sơ), không có lưới khống chế mặt bằng và độ cao đo nối với toạ độ, độ cao Nhà nước, hơn nữa nhiều khu vực hiện nay đã có biến động lớn, trong khi đó tài liệu bản đồ chưa được cập nhật chỉnh lý thường xuyên nên hệ thống bản đồ giải thửa 299 hiện nay ít đáp ứng được các yêu cầu công tác thường xuyên; chủ yếu được sử dụng để làm tài liệu tham khảo, xác minh nguồn gốc đất đai phục vụ một số nhiệm vụ công tác thường có yêu cầu xem xét các tài liệu, số liệu có tính lịch sử như: công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất; công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp về đất đai…

3.2.3.3.Tình hình thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính đất lâm nghiệp và đồi núi chưa sử dụng theo chỉ thị 672 và dự án RIDP:

- Hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính đất Lâm nghiệp đầy đủ tại 3 cấp nhưng công tác cập nhật biến động không thường xuyên và liên tục do chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ hoàn chỉnh chủ yếu vẫn dự vào các tài liệu dạng giấy. Công tác thành lập bản đồ địa chính, giao đất và cấp GCNQSD đất lâm nghiệp theo dự án 672 và dự án RIDP. Phần bản đồ tỉnh đã thống nhất lập 1 bộ bản đồ chung khi thực hiện cả hai dự án, phần giao đất và cấp giấy thực hiện riêng theo từng dự án. Những xã đã giao đất theo dự án RIDP thì không giao đất theo dự án 672.

- Hệ thống bản đồ địa chính và các loại sổ bộ địa chính (gồm: Sổ Mục kê đất đai, Sổ Địa chính, Sổ Theo dõi cấp Giấy chứng nhận QSD đất, Sổ Đăng ký biến động đất đai):

Bảng 3.4. Thống kê hồ sơ địa chính huyện Yên Sơn

STT Tên tài liệu ĐVT Dạng

giấy Dạng số Thời gian lập 1 Bản đồ địa chính Tờ 2.679 2.679 Năm 2012

2 Sổ mục kê đất đai Quyển 220 220 Năm 2018

3 Sổ địa chính Quyển 350 350 Năm 1918

4 Bản đồ giải thửa 299 Tờ 900 900 Năm 1995

5 Hồ sơ kê khai, đăng ký Hồ sơ 458.969 Năm 2019

6 Sổ theo dõi cấp GCN Quyển 80 80 Năm 2018

7 Sổ đăng ký biến động đất đai Quyển 65 65 Năm 2018

Nguồn: Phòng đo đạc bản đồ và Viễn thám

3.2.4. Thực trạng cơ sở dữ liệu địa chính

- Cơ sở dữ liệu quản lý đất đai được triển khai thực hiện tại 03 xã, thị trấn với 458.969 thửa đất, diện tích 78.795,2 ha. Tuy nhiên, đối với hạng mục

xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thực hiện theo thiết kế kỹ thuật - dự toán được phê duyệt trước đây (phê duyệt năm 2008, điều chỉnh năm 2012) hiện nay không còn phù hợp với quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

- CSDL địa chính đã thực hiện 03/26 xã thị trấn. (hoàn thành vào cuối năm 2019). Gồm Bản lưu giấy chứng nhận, các tài liệu quét chụp giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và các tài liệu sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây được quét dưới dạng file *.pdf, sử dụng tài liệu này để xây dựng kho hồ sơ quét. Kết quả kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thành lập bản đồ địa chính được 458.969 hồ sơ thửa đất được sử dụng nhập vào cơ sở cơ sở dữ liệu thuộc tính và 2.679 tờ bản đồ đã được chuẩn hóa tích hợp vào dữ liệu không gian.

- Theo thiết kế sản phẩm CSDL địa chính sẽ được tích hợp, quản lý, vận hành theo mô hình tập trung tại cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) và kết nối tới cấp huyện, cấp xã qua đường truyền mạng để khai thác, sử dụng, cập nhật dữ liệu theo phân quyền quy định do kinh phí chưa cấp đủ nên CSDL này mới dừng lại ở cấp xã chưa được tích hợp đồng bộ cấp huyện nên việc vận hành chư được triển khai nên hiệu quả từ việc xây dựng CSDL chưa cao.

3.2.5. Đánh giá về thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính, CSDL địa chính và nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Yên Sơn nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Yên Sơn

3.2.5.1. Đánh giá về thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính huyện Yên Sơn - Đánh giá về tính đầy đủ, tính thống nhất theo quy định

Hồ sơ địa chính không đầy đủ theo quy định và số lượng tại ba cấp còn thiếu nhiều. Thông tin trên hồ sơ không được cập nhật thường xuyên liên tục nên thông tin không đồng bộ không phù hợp với hiện trạng

Hồ Sơ địa chính dược lập qua nhiều thời kỳ và cơ bản chỉ có ở dạng giấy nên tính toàn vẹn và đầy đủ hồ sơ còn hạn chế cụ thể như hồ sơ lưu ba cấp chưa đầy đủ, việc chỉnh lý biến động chưa thường xuyên dẫn đến việc không thống nhất giữa thông tin trên hồ sơ và thông tin hiện trạng gây khó khăn trong việc quản lý đất đai đặc biệt là sử lý các nội dung liên quan đến giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo.

- Đánh giá hiệu quả hồ sơ địa chính trong quản lý đất đai

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình khắc phục những tôn tại hạn chế của hệ thống hồ sơ địa chính tại huyện Yên Sơn nhưng để giải quyết bài toán hoàn thiện hồ sơ địa chính để quản lý đất đai phát huy tình hiệu quả và hạn chế đoen thư khiếu nại là vấn đề khó khăn do rất nhiều nguyên nhân như nhân lực còn thiếu; hồ sơ thất lạc, công tác bảo quản không tốt và nguyên nhân quan trọng là kinh phì để dành cho việc thành lập, chỉnh lý hồ sơ rất hạn chế.

3.2.5.2. Đánh giá hiện trạng về CSDL địa chính huyện Yên Sơn:

Hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện hiện chưa có. Các dữ liệu địa chính đang được quản lý ở dạng đơn giản chủ yếu là dưới dạng giấy, tra cứu và tổng hợp rất khó khăn. Các loại hồ sơ được lưu dưới dạng số còn rất ít và không được xây dựng theo hệ thống.

3.2.5.3. Xác định nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Yên Sơn trong thời điểm hiện nay:

Trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa mạnh như hiện nay thị trường bất động sản ngày càng phát triển và sôi động kéo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước phải có đủ công cụ, để quản lý theo tiêu chính nhanh, thuận tiện, chính xác như vậy việc xây dựng CSDL là điều tất yếu.

Xét hiện trạng CSDL của huyện Yên Sơn Dương hiện nay chưa đủ điều kiện để đáp ứng được mục tiêu trên nên nhu cầu để hoàn thiện và vận hành là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

3.3. Nghiên cứu lựa chọn xây dựng cơ sở dữ liệu của xã Lang Quán, huyện Yên Sơn

3.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu xã Lang Quán. Quán.

Bảng 3.5: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (tính đến 31/12/2020)

Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Yên Sơn

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2020 trên địa bàn xã Lang Quán có 1.400,4 ha đất cần cấp theo hiện trạng. Trong đó, Tổng số diện tích đã cấp là 1.393,1 ha với 6.424 Giấy chứng nhận đã được cấp (chiếm 99,5%), còn 7.3 ha diện tích đất trên toàn xã chưa được cấp giấy chứng nhận.

STT Loại đất Diện tích đất cần cấp theo hiện trạng Kết quả cấp Giấy chứng nhận Tỷ lệ diện tích đã cấp (%) Diện tích còn lại cần tiếp tục xử lý theo quy định (ha) Số lượt hộ gia đình, cá nhân Tổng số Giấy chứng nhận đã cấp Diện tích đã cấp GCN (ha) 1 2 3 4 5=6+7+8 9.0 10=9/3*100 11=3-9 Cấp trước năm 2013 997.9 1,562 1,843 997.9 100.0 0.0 Cấp trong năm 2013 254.9 929 1,614 254.9 100.0 0.0 Tổng toàn xã lũy kế đến 10/9/2019 1,400.4 3,292 6,424 1,393.1 99.5 7.3 1 Nhóm đất nông nghiệp 1,345.6 2,158 5,289 1,345.6 100.0 0.0 Đất sản xuất nông nghiệp 612.5 1,303 4,240 612.5 100.0 0.0 Đất lâm nghiệp 696.6 713 907 696.6 100.0 0.0 Đất nuôi trồng thuỷ sản 36.5 142 142 36.5 100.0 0.0 Đất nông nghiệp khác 0 0 - 0.0 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 54.9 1,134 1,135 47.5 86.7 7.3

Đất ở tại nông thôn 54.9 1,134 1,135

47.5 86.7 7.3 Đất ở tại đô thị 0 0 - 0.0 Đất SX,KD phi nông nghiệp 0 0 - 0.0

Do đặc thù địa bàn là xã nông nghiệp nên diện tích đất của xã tập trung vào nhóm đất nông nghiệp. Với diện tích đất ở về cơ bản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên vẫn còn một số thửa chưa được cấp giấy với nhiều các lý do khác nhau như: thiếu giấy tờ, nguồn gốc không rõ ràng, hiện tượng tranh chấp….Ngoài ra, diện tích đất chuyên dùng hiện được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả.

3.3.2. Tình hình hồ sơ địa chính

Tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Lang Quán bao gồm nhiều loại, có thể tổng hợp theo các giai đoạn như sau:

- Sổ mục kê (03 quyển) và bản đồ (24 tờ) thành lập theo Chỉ thị 299/TTg ngày 24/06/1977 của Hội đồng Chính phủ: được nghiệm thu năm 1995 và đưa vào sử dụng phục vụ công tác quản lý đất đai giai đoạn này. Tuy nhiên, tài liệu này chủ yếu sử dụng đối với khu vực đất nông nghiệp; có hạn chế là tỷ lệ đo vẽ 1:1.000 nên sai số lớn.

- Các loại sổ địa chính, sổ mục kê, sổ biến động thành lập theo quy định của Luật Đất đai. Các tài liệu này hiện đã được thay thế bằng các loại tài liệu số.

- Tài liệu kê khai đất tổ chức theo Chỉ thị 245/TTg ngày 22/04/1996 và Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính Phủ.

- Bản đồ địa chính chính quy, tỷ lệ 1/1000: gồm 89 tờ bản đồ và 89 quyển Sổ dã ngoại, được nghiệm thu hoàn thành năm 2014, hiện sử dụng cả dạng giấy và dạng số. Đây là tài liệu nền cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương hiện nay.

Bảng 3.6: Tài liệu hồ sơ địa chính xã Lang Quán

STT Tên tài liệu ĐVT Dạng

giấy Dạng số

Thời gian lập

1 Bản đồ theo tài liệu 299/TTg Tờ 24 0 1995

2 Sổ mục kê theo tài liệu

299/TTg Quyển 03 0 1995

3 Bản đồ địa chính năm 2014, tỷ

lệ 1:1000 Tờ 89 89 2014

4 Sổ Mục kê đất đai Quyển 03 03 2016

5 Sổ Địa chính Quyển 06 06 2016

6 Sổ theo dõi cấp Giấy chứng

nhận Quyển 03 03 2016

7 Sổ Đăng ký biến động đất đai Quyển 03 0 2004

8 Sổ địa chính điện tử Quyển 6225 6225 2016

Nguồn: Văn phòng đăng ký đất chi nhánh huyện Yên Sơn

3.3.3. Đánh giá chung về tình hình hồ sơ địa chính phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Lang Quán dữ liệu địa chính tại xã Lang Quán

* Thuận lợi:

- Nguồn tài liệu phong phú.

- Đã thành lập xong bản đồ địa chính chính số.

- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đã được quan tâm, gắn với công nghệ thông tin trong quản lý.

* Khó khăn:

- Do có nhiều nguồn tài liệu, nên cần chuẩn hóa tài liệu, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

- Do tình hình địa phương hiện trạng đã thay đổi nhiều so với bản đồ địa chính lập năm 2014 và đặc biệt là bản đồ 299 nên vấn đề chỉnh lý, cập nhật dữ liệu so với hiện trạng còn chưa được quan tâm thường xuyên thực hiện.

3.4.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính. a) Chuyển đổi dữ liệu. a) Chuyển đổi dữ liệu.

Bản đồ địa chính xã Lang Quán được biên tập chuẩn theo thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Ta tiến hành kiểm tra và xuất bản đồ sang file Shape phục vụ việc chuyển đổi dữ liệu sang phần mềm ArcGIS 10.3

Đầu tiên ta mở bản đồ chuẩn hoá trên phần mềm Gcadas chạy trên nền của Microstation V8i

Hình 3.3: Chuẩn hoá Bản đồ địa chính xã Lang Quán

Hình 3.4: Nhập dữ liệu địa chính vào Gcadas

Kết nối cơ sở dữ liệu với Gcadas và kiểm tra bảng nhãn thửa đã gán đầy đủ thông tin thửa đất

- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính.

+ Phân lớp đối tượng không gian địa chính trong nội dung bản đồ địa chính. + Biên tập, chuẩn hóa nội dung đối tượng, tuyên bố đối tượng không gian địa chính: Ứng dụng phần mềm Gcadas để thiết kế, xây dựng thư viện Styles

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)