3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.4. Đánh giá một số thuận lợi và khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đất đai tại Việt Nam
* Thuận lợi:
- Ngành Quản lý đất đai Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, hệ thống cơ quan quản lý đất đai đã phát triển ở cả bốn cấp hành chính; Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai rất đông đảo, được đào tạo khá bài bản và kinh quanhiều hoạt động, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn;
- Hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế đã mang lại nhiều bài học và kinh nghiệm quản lý và ứng dụng khoa họccông nghệ từ các quốc gia có hệ thống quản lý đất đai tiên tiến để áp dụng trongđiều kiện Việt Nam;
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ được phát triển qua nhiều năm và từng bước đổi mới;
- Hệ thống pháp luật đất đai đã được xây dựng,được chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần, từng bước hoàn thiện, nội dung tương đối đầyđủ và cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai;
- Các quy trình chuyên môn - pháp lý, kỹ thuật - công nghệ trong quản lý đất đai đã được hìnhthành, phát triển phù hợp với quy định của pháp luật, với các công nghệ đangđược áp dụng, đáp ứng yêu cầu tạo ra các sản phẩm kỹ thuật, tài liệu pháp lý cần thiết trong quản lý đất đai;
- Dữ liệu, thông tin, hồ sơ kỹ thuật và pháp lý về đất đai được xây dựng, quản lý và khai thác một cách có hệ thống tại tất cả các cấp;
- Nhà nước và toàn xã hội đều quan tâm tới chính sách, pháp luật đất đai,tới công tác quản lý đất đai;
- Nhu cầu về phát triển hệ thống quản lý đất đai hiệnđại đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là động lựcđể Nhà nước và toàn xã hội tạo điều kiện, cung cấp các nguồn lực cho ngànhQuản lý đất đai phát triển.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức:
- Cơ sở dữ liệu đất đai là một cơ sở dữ liệu lớn, chi phí đầu tư cao nên cần phải có thiết kế và bước đi phù hợp;
- Do đặc điểm về lịch sử nên dữ liệu đầu vào của cơ sở dữ liệu đất đai ở từng địa phương là khác nhau. Mỗi địa phương cần xây dựng cho mình lộ trình, kế hoạch thực hiện cho phù hợp;
- Dữ liệu không gian và thuộc tính địa chính chưa được cập nhật thường xuyên nên lạc hậu so với hiện trạng thực tế, cần thực hiện khảo sát, chỉnh lý thường xuyên, cần thiết phải đo vẽ bổ sung;
- Đội ngũ cán bộ được đào tạo, phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và trong các điều kiện khác nhau nên trình độ không đồng đều, đặc biệt còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ mới. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa ngành.