5. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.1.4.1. Yếu tố khách quan
- Luật pháp, chính sách của nhà nước
Để hoạt động thanh tra đầu tư XDCB đạt được hiệu quả cần dựa trên những văn bản pháp lý có liên quan bao gồm: Hệ thống chế tài xử phạt, thẩm quyền thu thập thông tin…Từ đó đảm bảo sự minh bạch trong công tác thanh tra đầu tư XDCB và đảm bảo quyền của chủ đầu tư XDCB được bảo vệ xứng đáng.
Thanh tra đầu tư XDCB phải dựa trên cơ sở văn bản pháp luật, các quy định của nhà nước. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác thanh tra. Hiệu quả hoạt động thanh tra đầu tư XDCB phụ thuộc nhiều vào hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến điều chỉnh hoạt động thanh tra đầu tư XDCB. Thanh tra đầu tư XDCB thực hiện quyền kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động kê khai nộp đầu tư XDCB. Hệ thống pháp luật đầy đủ, phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý sẽ thúc đẩy thanh tra đầu tư XDCB hoạt động hiệu quả. Ngược lại, nếu các văn bản pháp luật không đầy đủ, không phù hợp với thực tế yêu cầu của quản lý đầu tư XDCB sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả thanh tra đầu tư XDCB. (Nguyễn Thanh Hiền, 2018)
- Sự phối hợp các đơn vị liên quan
Để hoạt động thanh tra đầu tư XDCB đạt được kết quả tốt, cơ quan đầu tư XDCB và các đoàn thanh tra, cán bộ thanh tra rất cần sự phối hợp với các bên có liên quan như: Kho bạc, các sở ban ngành... Điều này giúp cán bộ thanh tra đầu tư XDCB thu thập đầy đủ được thông tin để kết luận thanh tra
đầu tư XDCB chính xác, toàn diện và khách quan. Sự phối hợp tốt giữa thanh tra đầu tư XDCB và các bên liên quan trong hoạt động thanh tra đầu tư XDCB là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, thông tin cũng như giúp làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra đầu tư XDCB…
Bên cạnh đó, mỗi một ngành mỗi một lĩnh vực đều có những đội thanh tra riêng, nếu không có sự phối hợp tốt dẫn đến thanh tra chồng chéo về nội dung dẫn đến hiệu quả công việc không cao mà lại ảnh hưởng rất nhiều đến chủ đầu tư. Do vậy, hoạt động thanh tra cần có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan. (Nguyễn Thanh Tùng, 2019)
1.1.4.2. Yếu tố chủ quan - Bộ máy thanh tra
Tổ chức bộ máy thanh tra có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động thanh tra và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống thanh tra các cấp khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có tác dụng nâng cao hiệu quả thanh tra đầu tư XDCB. Bộ máy thanh tra đầu tư XDCB được tổ chức hợp lý, bao quát được các đối tượng thanh tra và các gian lận, sai sót sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống đầu tư XDCB và đảm bảo hiệu quả quản lý cao. Ngược lại, cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra không phù hợp, cồng kềnh không chuyên nghiệp, phân định không rõ trách nhiệm giữa các bộ phận sẽ làm tăng chi phí thanh tra và kìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy quản lý đầu tư XDCB, từ đó làm giảm tính hiệu quả của thanh tra đầu tư XDCB.
Ở một khía cạnh khác, khi nghiên cứu ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật đầu tư XDCB và thông qua tác động của cán bộ thanh tra, những người có vai trò đáng kể trong sự vận hành hiệu quả cơ chế tự khai đầu tư XDCB, tự nộp đầu tư XDCB tại nhiều quốc gia. Bên cạnh vai trò chủ yếu là ngăn chặn và phát hiện việc không tuân thủ đầu tư XDCB, những cán bộ thanh tra đầu tư XDCB thường được yêu cầu giải thích các văn bản đầu tư XDCB phức tạp và
thực hiện việc kiểm tra mở rộng các tài liệu và sổ sách của chủ đầu tư XDCB…Do đó, công tác thanh tra đầu tư XDCB sẽ không đạt được mục tiêu đề ra nếu thiếu các cán bộ thanh tra có năng lực. Ngoài ra, các cán bộ thanh tra cần được giao nhiều vai trò quan trọng nên cần tuyển dụng và giữ được các cán bộ thanh tra giỏi với kiến thức kỹ thuật, kỹ năng thanh tra và hiểu biết riêng. (Nguyễn Thị Bình, 2012)
- Trình độ cán bộ thanh tra
Thái độ của cán bộ thanh tra đầu tư XDCB trong quá trình thanh tra có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ của chủ đầu tư XDCB. Cách cán bộ thanh tra tiếp xúc với chủ đầu tư XDCB trong quá trình thanh tra có thể có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ của chủ đầu tư XDCB trong tương lai. Chẳng hạn như: Nếu chủ đầu tư XDCB được tôn trọng trong quá trình thanh tra, chủ đầu tư XDCB có thể được khuyến khích để tuân thủ các quy định trong đầu tư XDCB một cách tự nguyện hơn, ngược lại nếu cán bộ thanh tra đầu tư XDCB thực hiện việc thanh tra mà khiến cho chủ đầu tư XDCB cảm thấy không được giúp đỡ thì sẽ làm giảm động lực tự nguyện tuân thủ các quy định về đầu tư XDCB.
Như vậy, yếu tố con người rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới hiệu quả thanh tra đầu tư XDCB. hông có nguồn nhân lực thanh tra chuyên nghiệp, không có sự hiểu biết sâu rộng về đầu tư XDCB, kế toán, kỹ năng thanh tra và không có phẩm chất đạo đức tốt thì dù cơ quan đầu tư XDCB có cơ sở vật chất hiện đại, chi phí đầu tư lớn, cũng không thể đạt được hiệu quả thanh tra cao. (Trường Cán bộ Thanh tra, 2014)
- Cơ sở vật chất thực hiện thanh tra
Trong bối cảnh hiện nay, trình độ của chủ đầu tư XDCB ngày càng cao, mức độ phức tạp và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng sâu rộng, cán bộ thanh tra khó có thể kiểm tra theo phương pháp thủ công như trước đây mà cần được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại khi tác nghiệp,
am hiểu về phần mềm, cũng như kỹ thuật mới trong xây dựng cơ bản. Trong quá trình thanh tra hiện đại, tất cả các công việc của thanh tra đầu tư XDCB cần phân tích và nhận dạng các rủi ro, xếp hạng rủi ro, kiểm tra rủi ro đến việc thanh tra rủi ro tại các công trình xây dựng cơ bản đều phải có sự hỗ trợ của công nghệ máy tính và các thiết bị công nghệ mới. Mức độ thành công của hoạt động thanh tra đầu tư XDCB trên cơ sở phân tích các rủi ro phụ thuộc chủ yếu vào mức độ ứng dụng công nghệ vào việc hỗ trợ cho công tác thanh tra. (Trường Cán bộ Thanh tra, 2014)
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác thanh tra đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN
1.2.1. Kinh nghiệm tăng cường công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN của một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình
Trong những năm qua, thanh tra Thái Bình đã thực hiện rất tốt hoạt động thanh tra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách của mình: Xử lý kinh tế là đã thu hồi được 12,3 tỷ đồng, giảm trừ quyết toán là 7,8 tỷ đồng phạt hành chính là 3,7 tỷ đồng ngoài ra bán tang vật tịch thu được 674 triệu đồng. Để có được kết quả trên thanh tra Thái Bình đã đã thực hiện tốt một số biện pháp như sau:
Thứ nhất: Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch. Trong quá trình xây dựng kế hoạch có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn khác để có thể nắm bắt thông tin cũng như xác định các dự án, công trình đang có những biểu hiện vi phạm pháp luật. Thêm vào đó, xây dựng tốt kế hoạch sẽ làm giảm thiểu được chồng chéo giữa các cơ quan thanh tra, tăng tính hiệu quả của hoạt động thanh tra.
Thứ hai: Tìm hiểu kỹ đối tượng thanh tra. Cán bộ thanh tra sẽ tiến hành tìm hiểu kỹ lưỡng các đối tượng liên quan đến hoạt động thanh tra nhằm xác định chính xác các hành vi vi phạm của mình. Bên cạnh đó, thu thập thông tin
giúp hoạt động thanh tra hiệu quả hơn, giảm các trường hợp tẩu tán các vi phạm hoặc khôi phục các bằng chứng giả mạo của mình.
Thứ ba: Thực hiện tốt các bước thanh tra. Cán bộ thanh tra luôn tuân thủ các bước của hoạt động thanh tra nhằm tránh những thiếu sót hoặc bỏ qua những sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu chuẩn bị dự án, đến khâu thực hiện, nghiệm thu và bàn giao công trình cho các đơn vị vận hành. (Thanh tra tỉnh Thái Bình, 2019, 2020)
1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình trong những năm qua đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát triển kinh tế trong đó đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh. Với việc triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhưng vẫn hiệu quả, đây là kết quả của hoạt động thanh tra.
Thanh tra xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã thu được một số kết quả nhất định như thu hồi được 12,5 tỷ đồng, giảm trừ quyết toán 6,8 tỷ đồng phạt hành chính là 965 triệu đồng… Để đạt được kết quả trên thanh tra tỉnh đã thực hiện một số biện pháp như sau:
Thu thập thông tin tốt: Để có thể thực hiện tốt hoạt động thanh tra thì cần thu thập được tốt thông tin về các đối tượng thanh tra: Xác định các công trình, dự án có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật hoặc thông qua các nguồn tin tố cáo của người dân, thông qua cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng để thu thập thông tin về các đối tượng cần thanh tra.
Giám sát chặt chẽ hoạt động thanh tra: Lãnh đạo các cơ quan thanh tra luôn quan tâm, giám sát chặt chẽ cũng như đánh giá chất lượng thanh tra. Bằng biện pháp này lãnh đạo luôn nắm được tình hình thực hiện thanh tra, sẵn sàng cùng cán bộ giải quyết các vướng mắc. Ngoài ra, lãnh đạo cũng có thể đánh giá được chất lượng của các cuộc thanh tra như nào để sớm có những biện pháp khắc phục.
Nâng cao chất lượng và đạo đức cán bộ thanh tra: Hiện nay khi các hành vi gian lận đã trở lên phức tạp rất nhiều, cũng như hành vi vi phạm với số lượng lớn và có tổ chức. Chính vì vậy, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra luôn đảm bảo tốt nhất: Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng chuyên môn… nhằm tăng kiến thức trong thanh tra. Thêm vào đó, lãnh đạo luôn giám sát để các quyết định của thanh tra không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động. (Thanh tra tỉnh Ninh Bình, 2019, 2020)
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên
Từ bài học kinh nghiệm của hai tỉnh Ninh Bình và Thái Bình, có một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động thanh tra xây dựng cơ bản như sau:
Thứ nhất: Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch thanh tra. Với việc lập kế
hoạch tốt sẽ giúp hiệu quả hoạt động thanh tra được tốt hơn. Thêm vào đó nó sẽ giảm sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, giảm áp lực lên các đối tượng thanh tra. Ngoài ra, nó sẽ giúp việc phân bổ nguồn lực để thực hiện hoạt động thanh tra được tốt hơn.
Thứ hai: Thực hiện tốt các bước thanh tra. Việc thực hiện tốt các bước sẽ
giúp cán bộ thanh tra rà soát được nội dung cần thanh tra, tránh tình trạng bỏ sót hoặc thiếu nội dung thanh tra từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đến giai đoạn thực hiện đầu tư, và nghiệm thu bàn giao công trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thứ ba: Nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất của cán bộ thanh
tra. Lĩnh vực thanh tra là lĩnh vực có nhiều nhạy cảm, nội dung của công việc nhiều. Chính vì vậy, để có thể thanh tra tốt thì cán bộ cần nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn và các quyết định sau thanh tra không bị tác động bên ngoài.
Thứ tư: Giám sát chặt chẽ hoạt động thanh tra. Với việc giám sát chặt
chẽ hoạt động thanh tra lãnh đạo có thể đánh giá được hiệu quả công việc, giám sát tình hình thực hiện cũng như sớm có những điều chỉnh để cán bộ thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
- Giải pháp nào cần thực thi để tăng cường công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các thông tin thứ cấp được thu thập đó là các báo cáo về công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Báo cáo về xây dựng kế hoạch thanh tra tại phòng nghiệp vụ 1, báo cáo kết quả hoạt động thanh tra tại phòng nghiệp vụ 2, 3,4. Thu thập báo cáo về thực hiện kết luận sau thanh tra tại phòng giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra;…
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Mục đích điều tra: Nhằm có được những đánh giá của các bên có liên quan đến công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN (cán bộ thanh tra và chủ đầu tư). Đây là căn cứ để có những đánh giá một cách chính xác về hoạt động thanh tra từ hai phía: Cán bộ và chủ đầu tư để thấy được những ưu điểm và nhược điểm.
Đối tượng điều tra:
+ Cán bộ thanh tra: Đây là các cán bộ đang làm việc tại thanh tra tỉnh, thanh tra của các UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên tỉnh Thái Nguyên.
+ Chủ đầu tư: Đây là các đơn vị thực hiện thi công xây dựng, giám sát các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Thái nguyên sử dụng ngân sách nhà nước.
Tổng thể và xác định mẫu:
+ Đối với cán bộ thanh tra: Tính đến thời điểm 31.12.2020 thì có 59 cán bộ thanh tra tỉnh và có 68 cán bộ thanh tra đang công tác tại phòng thanh tra của các UBND cấp huyện. Như vậy ta có 127 cán bộ thanh tra, do đó tác giả tiến hành điều tra tổng thể.
+ Đối với chủ đầu tư: Tính đến thời điểm ngày 31.12.2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 353 chủ đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đây là tổng thể điều tra về chủ đầu tư, với tổng thể này, tác giả sử dụng công thức tính mẫu Slovin để xác định số mẫu cần thiết đó là:
n= : trong đó n là số mẫu điều tra, N tổng số chủ đầu tư, e là sai số và trong nghiên cứu tác giả lựa chọn e = 0,05. Ta có, n = = 188
Như vậy tổng số đối tượng cần điều tra là 127 cán bộ thanh tra và 188 chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN.
Nội dung điều tra: Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thông qua mail, gọi điện....cán bộ thanh tra về một số nội dung như (đánh giá về giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc dự án) nội dung câu hỏi đã được chuẩn bị tại Phụ lục 01. Đối với chủ đầu tư tác giả xem xét những vấn đề liên quan đến hoạt