5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Giám sát và đánh giá công tác thanh tra
Trong quá trình thanh tra, cán bộ thanh tra cần tuân thủ các quy định của pháp luật, giám sát chất lượng của cuộc thanh tra. Đồng thời, việc đánh giá kết quả công tác thanh tra cũng như sử dụng kết quả đánh giá vào mục đích quản lý chưa được chú trọng làm hạn chế chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra đầu tư XDCB.
Quy chế giám sát công tác thanh tra với mục tiêu là theo dõi, nắm bắt việc chấp hành pháp luật, quy trình thanh tra đầu tư XDCB cũng như tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, ý thức kỷ luật…để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, quy trình thanh tra, mục đích yêu cầu, nội dung thanh tra…theo phương án triển khai thanh tra đầu tư XDCB đã được xây dựng, phê duyệt qua đó đảm bảo hiệu quả, chất lượng của công tác thanh tra.
Giám sát việc chấp hành pháp luật của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra gồm: Việc thực hiện các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra, việc thực hiện các quyền, trách nhiệm của Đoàn thanh tra trong công tác thanh tra, việc thực hiện các quy định của pháp luật, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử…
Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và triển khai công tác thanh tra của Đoàn thanh tra gồm: Tiến độ và kết quả đã đạt được so với các yêu cầu trong Quyết định thanh tra, phương án triển khai thanh tra, khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác thanh tra và tác động đối với việc hoàn thành phương án triển khai thanh tra.
Để công tác giám sát công tác thanh tra được thực hiện hiệu quả, đúng quy định của pháp luật…cũng cần quy định rõ việc đoàn thanh tra có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, khách quan các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát, công chức được giao nhiệm vụ giám sát như: Phương án triển khai thanh tra và các tài liệu có liên quan, báo cáo tiến độ, kết quả thanh tra, phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu.
Thực hiện giám sát thanh tra, đó là: Cần nêu rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức giám sát cụ thể, tiến độ thực hiện và phân công thực hiện giám sát. Kế hoạch giám sát phải được phê duyệt của Lãnh đạo cơ quan Thanh tra và được gửi cho Đoàn thanh tra để phối hợp thực hiện. Tổ giám sát, công chức được giao nhiệm vụ giám sát có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo kế hoạch giám sát được phê duyệt và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo.
Báo cáo kết quả giám sát là tài liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý và phải được lập thành văn bản với nội dung: Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đoàn thanh tra, những ý kiến khác nhau giữa đối tượng thanh tra và Đoàn thanh tra, kiến nghị các biện pháp xử lý đối với những nội dung này, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện công tác thanh tra của Đoàn thanh tra cũng như tổ chức giám sát công tác thanh tra.