Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin thứ cấp được thu thập đó là các báo cáo về công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Báo cáo về xây dựng kế hoạch thanh tra tại phòng nghiệp vụ 1, báo cáo kết quả hoạt động thanh tra tại phòng nghiệp vụ 2, 3,4. Thu thập báo cáo về thực hiện kết luận sau thanh tra tại phòng giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra;…

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Mục đích điều tra: Nhằm có được những đánh giá của các bên có liên quan đến công tác thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN (cán bộ thanh tra và chủ đầu tư). Đây là căn cứ để có những đánh giá một cách chính xác về hoạt động thanh tra từ hai phía: Cán bộ và chủ đầu tư để thấy được những ưu điểm và nhược điểm.

Đối tượng điều tra:

+ Cán bộ thanh tra: Đây là các cán bộ đang làm việc tại thanh tra tỉnh, thanh tra của các UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên tỉnh Thái Nguyên.

+ Chủ đầu tư: Đây là các đơn vị thực hiện thi công xây dựng, giám sát các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Thái nguyên sử dụng ngân sách nhà nước.

Tổng thể và xác định mẫu:

+ Đối với cán bộ thanh tra: Tính đến thời điểm 31.12.2020 thì có 59 cán bộ thanh tra tỉnh và có 68 cán bộ thanh tra đang công tác tại phòng thanh tra của các UBND cấp huyện. Như vậy ta có 127 cán bộ thanh tra, do đó tác giả tiến hành điều tra tổng thể.

+ Đối với chủ đầu tư: Tính đến thời điểm ngày 31.12.2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 353 chủ đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đây là tổng thể điều tra về chủ đầu tư, với tổng thể này, tác giả sử dụng công thức tính mẫu Slovin để xác định số mẫu cần thiết đó là:

n= : trong đó n là số mẫu điều tra, N tổng số chủ đầu tư, e là sai số và trong nghiên cứu tác giả lựa chọn e = 0,05. Ta có, n = = 188

Như vậy tổng số đối tượng cần điều tra là 127 cán bộ thanh tra và 188 chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN.

Nội dung điều tra: Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thông qua mail, gọi điện....cán bộ thanh tra về một số nội dung như (đánh giá về giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc dự án) nội dung câu hỏi đã được chuẩn bị tại Phụ lục 01. Đối với chủ đầu tư tác giả xem xét những vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra tại các dự án.

Các câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ trả lời của người được hỏi với 5 mức độ: 1: Rất không đồng ý, 2: hông đồng ý, 3: Không ý kiến, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý

(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 2)

Để xác định ý kiến đánh giá của các cán bộ thanh tra và chủ đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố, nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1: Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Không ý kiến, 4 là Đồng ý, 5: Rất đồng ý). Căn cứ vào kết quả điều

tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Rất đồng ý 4,21- 5,00

4 Đồng ý 3,41- 4,20

3 Không ý kiến 2,61- 3,40

2 hông đồng ý 1,81- 2,60

1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80

Một phần của tài liệu Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 33)