Các kỹ năng đối với người phỏng vấn

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực đề tài phân tích chương 4 tuyển dụng (Trang 33 - 35)

IX. Phỏng vấn trong tuyển dụng

7.Các kỹ năng đối với người phỏng vấn

Để cuộc phỏng vấn có kết quả tốt thì nhà tuyển dụng cũng nên để tâm đến việc chọn ra những phỏng vấn viên có kỹ năng cần thiết.

7.1 Kỹ năng đặt câu hỏi để đạt mục tiêu:

Người phỏng vấn đặt các câu hỏi thích hợp liên quan đến công việc. Dưới đây là một số lưu ý khi đặt câu hỏi:

- Phải chuẩn bị câu hỏi từ trước

- Hỏi có mục đích rõ ràng : Lấy sự kiện hay lấy ý kiến - Hỏi câu hỏi phù hợp với đối tượng

- Đi từ tổng quan đến chi tiết - Nên hỏi ngắn gọn, rõ ràng - Nên hỏi mỗi câu một vấn đề

- Phải kết nối với câu trả lời của người bị chất vấn - Không được ngắt lời khi người khác trả lời - Không được định kiến trước

- Hỏi câu hỏi mở cho ứng viên có cơ hội trình bày kinh nghiệm và ý tưởng. Nên hạn chế câu hỏi đóng, vì có thể câu trả lời chúng ta đã biết trước hoặc mang tính tra hỏi, đánh đố.

Ví dụ:

• Nên: Anh/chị cho biết nhận xét của mình về những khó khăn khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)?

• Không nên: Theo Anh/chị Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có gặp khó khăn không?

- Bên cạnh những câu hỏi chuyên môn cần có những câu hỏi về kiến thức xã hội

Ví dụ:

• Thời gian gần đây trong giới trẻ nổi lên hiện tượng Hip-hop, anh/chị nhận định thế nào về hiện tượng này?

• Cá Basa khác với cá Saba ở điểm nào, xuất xứ từng lọai cá?

• Hành động của Mỹ không ủng hộ thủy sản Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ vì những lý do gì?

- Kiên trì : chờ bằng được trả lời, hoặc hỏi lại ứng viên

- Chấp nhận các phương án thay thế: có thể người bị hỏi không biết cách trả lời, hoặc người bị hỏi không muốn trả lời

- Đặt câu hỏi theo nguyên tắc “Tam giác quan hệ” (Cái gì? Thế nào? Kết quả?).

7.2 Kỹ năng lắng nghe

 Các phỏng vấn viên cần ghi lại những ý kiến quan trọng để không bị quên hoặc nêu ra những câu hỏi quá bất ngờ. Điều này làm cho người được phỏng vấn cảm nhận rằng phỏng vấn viên đang rất quan tâm đến những điều mà họ đang trình bày. Việc ghi chép cẩn thận, quản lý một cách có thể giúp phỏng vấn viên đưa ra những quyết định đúng đắn, những phương hướng, kế hoạch cụ thể phù hợp nhất.

 Tập trung chú ý vào người nói: Một người lắng nghe tốt là một người "tập trung vào người khác" hơn là "tập trung vào mình". Mục đích là để hiểu

người khác. Tập trung chú ý vào người nói sẽ giúp phỏng vấn viên lắng nghe mà không bị gián đoạn.

 Sử dụng các kỹ năng liên quan như liên hệ bằng mắt, mỉm cười, giữ im lặng...

 Sử dụng các cụm từ giải thích để làm cho dễ hiểu: sử dụng những cụm từ giải thích ngắn gọn ý của ứng viên bằng việc nhắc lại thông tin của ứng viên bằng lời lẽ của mình. Phỏng vấn viên phải chắc chắn đã nắm rõ ý của ứng viên.

7.3 Những kỹ năng khác:

Ngoài ra, cũng có những kỹ năng khác giúp cho phỏng vấn viên có thể thực hiện được các cuộc phỏng vấn một cách hiệu quả như:

- Kỹ năng quan sát (đặc biệt cần thiết trong phỏng vấn nhóm) - Kỹ năng thu thập thông tin: tốc kí, nắm ý, rút ra thông tin cốt lõi... - Kỹ năng giao tiếp

- Khiếu hài hước ...

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực đề tài phân tích chương 4 tuyển dụng (Trang 33 - 35)