3. Giải pháp
3.5 Nâng cao ý thức, trách nghiệm của công chúng
Cần chú trọng phát huy vai trò tích cực của từng cá nhân khi tham gia mạng xã hội. Khi tham gia vào không gian mạng, mỗi người dân đồng thời đóng cả 3 vai trò: Sản xuất thông tin, tiêu thụ thông tin và phát tán thông tin. Do đó, việc ngăn chặn, đẩy lùi tin giả phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành vi của mỗi cá nhân. Khi tiếp nhận thông tin, cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thận trọng; tuyệt đối không đăng tải, bình luận những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật...
Trong khi chính quyền Thành phố, các lực lượng tuyến đầu đang căng sức, đang gồng mình, thậm chí nhiều người kiệt sức thì việc người dân chỉ cần chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch đã là đang góp sức vào cuộc “chiến đấu” chung. Điều đó không quá khó khăn, chỉ là những hành động giản đơn như thực hiện quy định 5K, là ở trong nhà không ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết, không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng…Trong cuộc chiến đấu với đại dịch này, trách nhiệm có lẽ không của riêng ai mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Mỗi người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm công dân của mình.
Hơn lúc nào hết, sự hợp tác của người dân, sự thấu hiểu, sẻ chia của người dân để có sự đoàn kết, chung tay lúc này mới tạo thành khối sức mạnh vững chắc để chiến thắng đợt dịch này.
Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, mỗi người dân chính là một chiến sĩ, không chỉ chiến đấu chống dịch COVID-19, mà còn cần tỉnh táo, có trách nhiệm trước “virus” tin giả để vừa có thể góp phần chiến thắng đại dịch, vừa chung tay xây dựng được một môi trường mạng xã hội thực sự văn minh, lành mạnh.
KẾT LUẬN
Qua các phân tích tình hình chiến lược về tổng quan cơ sở lý luận tóm lại, lý
thuyết truyền thông có 3 loại: Loại thứ nhất xác định bản chất và nội dung của quá trình truyền thông; Loại thứ hai đề cập đến quá trình cơ bản chung cho tất cả các loại hình truyền thông của con người; Loại thứ ba đề cập đến bối cảnh mà quá trình truyền thông xảy ra.
Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kinh nghiệm, kỹ năng... nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức. Trong thời đại, công nghệ 4.0 như hiện nay sức lan tỏa ngày càng phát triển trên các trang mạng xã hội với tốc độ nhanh chóng.
Thứ nhất, hiệu quả truyền thông từ chưa biết đến đã biết. Chưa biết và đã biết đều
được bàn luận trên góc độ của chủ thể truyền thông. Trong nghiên cứu truyền thông, hiệu quả thường được chia thành ba cấp độ: nhận biết chia sẻ, thái độ tình cảm và hành vi. Đối với những cái mà phương tiện truyền thông truyền phát đi, các phương tiện truyền thông truyền thống thường không nắm bắt được hiệu quả mang tính nền tảng – tức hiệu quả nhận biết – có bao nhiêu người chia sẻ hoặc tiếp xúc với một thông tin nào đó, hiệu quả truyền thông mang tính nền tảng này thường được hiển thị bằng các chỉ số rating và readership. Cũng chính vì lẽ đó, cần thiết lập một hệ thống điều tra giám sát độc lập bên ngoài bằng một tổ chức điều tra nghiên cứu thứ ba để tìm hiểu tình hình công chúng, cung cấp các dữ liệu phản hồi một cách khách quan và toàn diện.
Thứ hai, đo lường chính xác hơn, ít bị chi phối, trong điều kiện không ảnh hưởng
gì đến hoạt động sử dụng máy tính bình thường của công chúng, giới truyền thông vẫn có thể nắm bắt được các dữ liệu về hiệu quả truyền thông mang tính nền tảng, đồng thời số liệu đo lường được cũng chính xác hơn phương pháp đo của các phương tiện truyền thông truyền thống.
Thứ ba, đánh giá hiệu quả và giám sát nội dung từ phân tách đến thống nhất. Phương pháp đo rating truyền thống thường áp dụng hai hệ thống riêng biệt, một hệ thống đo lường công chúng và nội dung. Mặt khác giám sát các chương trình được trình chiếu, đặc biệt là chương trình quảng cáo. Tuy nhiên, hoạt động đo lường trên mạng Internet lại khác, giám sát nội dung và đo lường công chúng có thể sử dụng chung hệ thống mạng, khi theo dõi nội dung truyền thông, đặc biệt là chương trình quảng cáo
Những ảnh hưởng và tác động của truyền thông đến đời sống người dân.
Xã hội càng phát triển, trình độ hiểu biết của con người ngày càng được nâng cao thì mô hình truyền thông áp đặt một chiều cũng đứng trước nguy cơ sụp đổ và buộc phải dần chuyển hoá theo khuynh hướng mới. Do đó mô hình truyền thông đại chúng 2 chiều và đa chiều ra đời. Với mô hình này vai trò của công chúng tiếp nhận được phát hiện như một trong những yếu tố quyết định quá trình truyền thông. Mặt khác, truyền hình cũng có lượng người xem vô cùng lớn với 90% dân số Việt Nam sử dụng và được nhiều người chú ý, gây hiệu quả mạnh, tác động được đến nhiều đối tượng, giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi,
chưa dừng lại ở đó Ti-vi. Tuy độ tin tưởng của công chúng với hai phương tiện truyền thông trên đều trên 50% nhưng cách truyền tải không thu hút và khó tiếp cận nên đây vẫn không là lựa chọn thường xuyên của công chúng khi tiếp cận thông tin. Theo như khảo sát của chúng tôi thì trong thời gian dịch bệnh Covid 19 vừa qua thì mạng xã hội là kênh thông tin được công chúng sử dụng nhiều nhất chiếm hơn 77% những kênh truyền thông mà công chúng thường xuyên truy cập và tìm kiếm thông tin. Người dân cho biết kể từ khi dịch Covid-19 được phát hiện ở Việt Nam, việc tuyên truyền về cách phòng, chống dịch đã được các cơ quan, nhất là Bộ Y tế, triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau. Có những bài hát về cách phòng dịch đã được các hãng truyền thông lớn của quốc tế nhắc tới. Có lẽ vì vậy mà những quy định về các "K" trong 5K phòng, chống dịch đã được người dân hiểu và thực hiện khá hiệu quả. Trong suốt đại dịch
COVID-19 tại Việt Nam, kiến thức và nhận thức phòng ngừa bệnh của người dân đã thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực. Hầu hết trong số họ đã xem các thông tin COVID-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng kể cả mạng kết nối xã hội hiện nay.
Khi ta coi truyền thông xã hội như nguồn cấp dữ liệu đầu vào cho bản thân, thì các thuật toán dễ dàng đưa chúng ta vào trạng thái đồng thuận quá mức.
Nhưng trong khi "bong bóng nhận thức" chỉ đơn giản là bỏ qua các quan điểm trái ngược, thì một "buồng vang" khiến những người ở trong nó chủ động không tin tưởng vào người khác. Ngày nay, internet trở thành một không gian cực kỳ rộng lớn với người sử dụng. Nói cách khác là khi tham gia hoạt động trên internet, người sử dụng có khả năng kiểm soát, điều khiển bản thân hay không.
Kết luận: Kiểm chứng thông tin đối với mỗi cá nhân sẽ là điều rất quan trọng và cần thiết vì mỗi cá nhân cần phải tiếp nhận với nguồn tin đúng sự thật để có được sự hiểu biết.
Tác động tiêu cực và tích cực truyền thông mang đến trong đại dịch Covid-19 và giải pháp
Trong thời gian đại dịch, báo chí và truyền thông được xem là «cây cầu» kết nối giữa mọi người, đặc biệt khi các tỉnh, thành đang triển khai lệnh phong tỏa theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả đã góp phần không chỉ thông tin đầy đủ, chân thật mà còn hỗ trợ cho người dân có những quyết định đúng đắn trong ứng xử, sinh hoạt cộng đồng trong mùa dịch. Công tác truyền thông thông tin đã góp phần tạo đồng thuận xã hội, niềm tin của nhân dân, khơi dậy tinh thần dân tộc, yêu nước để phòng, chống dịch thành công. Qua báo chí, đã tiếp thêm động lực, sức mạnh cho các cán bộ, chiến sỹ ở tuyến đầu chống dịch, động viên, khuyến khích người dân bình tĩnh, chủ động.
Sự gia tăng của thông tin sai lệch trên các nền tảng truyền thông xã hội nhanh hơn sự lây lan của Bệnh do vi rút Corona và nó có thể tạo ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe trong bối cảnh một thảm họa như COVID-19.
Trên cơ sở các quy định của Luật An ninh mạng, Bộ luật Hình sự, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng..., cần bổ sung những chế tài cụ thể để hạn chế tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật.
Đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong ngăn chặn, xử lý tin giả. Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường công tác nắm bắt, phát hiện kịp thời tin giả, sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch COVID- 19.
Truyền thông đại chúng nói riêng và truyền thông nói chung đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại ngày nay, nhất là trong công cuộc tuyên truyền và phòng chống Covid-19. Để phát huy vai trò, hiệu quả của truyền thông trong công tác tuyên truyền dịch bệnh, cung cấp thông tin nhanh chóng chính xác và tạo điều kiện tốt cho các cơ quan báo chí Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đó, kiên quyết xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân đưa thông tin sai lệch về chủ trương, chính sách, lập trường của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề Covid-19. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong việc sử dụng Internet, mạng xã hội nhằm thông tin, tuyên truyền sâu rộng, chính xác về dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Trước những cơ hội tiềm năng và thách thức mới mà truyền thông đại chúng đem lại, công chúng cần hiểu biết được vai trò của mình trên mạng xã hội – nơi dòng chảy thông tin là vô tận và không ngừng nghỉ.
Qua nghiên cứu, sinh viên đã phân tích những ảnh hưởng quan trọng của việc sử dụng truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam thông qua các thành tựu và hạn chế mà truyền thông đem lại. Liên hệ sâu sắc tới hoạt động tuyên truyền và phòng chống đối với dịch bệnh Covid-19 ở các nước trên Thế Giới để từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, hiểu sâu sắc tình hình dịch bệnh của đất nước. Nhận thức được tầm ảnh hưởng của truyền thông đối với công tác tuyên truyền thông tin liên quan tới đại dịch quốc gia, sinh viên đưa ra những đề xuất về việc quản lý, sử dụng truyền thông một cách phù hợp và hiệu quả nhằm đấu tranh truyền thông đen, những thông tin khiến dư luận hoang mang, nâng cao nhận thức của người dân tại Việt Nam
Sinh viên thực hiện hy vọng rằng, nội dung tiểu luận sẽ góp phần mở rộng thông tin, kiến thức về Truyền thông trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 để mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về Truyền thông trong việc tuyên truyền phòng chống đại dịch Covid-19 của quốc gia, đồng thời cũng góp phần đề xuất những biện pháp ứng dụng các cách thức nhận biết về dịch bệnh và thông tin cho thực tiễn Truyền thông tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên), Báo chí và Truyền thông đa phương tiện, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
2. GS. TS. Tạ Ngọc Tấn, Báo Chí Truyền Thông Hiện Đại, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
3. TS. Lê Hải, Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Với Giới Trẻ Việt Nam, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
4. PGS. TS. Dương Xuân Sơn, Các loại hình Báo Chí và Truyền thông, Nhà Xuất Bản Thông Tin và Truyền Thông
5. Nguyễn Thu Trang (2021), Sức mạnh truyền thông, báo chí trong đại dịch Covid- 19, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, https://vass.gov.vn/bao-ve-nen- tang-tu-tuong-cua-dang/Suc-manh-truyen-thong-bao-chi-trong-dai-dich-Covid-19- 41?fbclid=IwAR3dREa-
R677gzCpkjXV3C5m_Cr729EjUtPCTi8PksVKwHEr2b3QJGh0_eM
6. Hồng Nhì (2015), Thủ tướng: Phải đưa thông tin chính thống lên mạng xã hội, Báo điện tử Vietnamnet, http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/216829/thu-tuong-- phai-dua- thong-tin-chinh-thong-len-mang-xa-hoi.html
7. TS Tạ Quang Đạo (2021), Bài 3: Tăng cường “vaccine” phòng ngừa, loại trừ tin giả, Báo Điện Tử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, https://dangcongsan.vn/canh- bao-thong-tin-gia/bai-3-tang-cuong-vaccine-phong-ngua-loai-tru-tin-gia-
589099.html
8. TS Tạ Quang Đạo (2021), Bài 2: Tin giả nhưng... hậu quả thật, Báo Điện Tử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, https://dangcongsan.vn/canh-bao-thong-tin-gia/bai-2-tin- gia-nhung-hau-qua-that-589098.html
9. Hồng Phúc (2021), Hiệu quả của công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid- 19, Trang tin điện tử ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hieu-qua-cua-cong-tac-tuyen-truyen-phong-chong- dich-covid-19-1491881553?fbclid=IwAR0lnsW-
n3UP9OpCMEHwpKdjXHVEXE40oK_h6R5vHgC8hglsKziptaeehtM
10. Bùi Thu Hoài (2014), Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội,
https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/luan-van-ths-truyen-thong-dai-chung-tac-dong- cua-mang-xa-hoi-den-gioi-tre
11. NCS Dương Thị Phương Chi - Trường Đại học Nghiên cứu Quốc gia Tổng hợp Perm, Liên bang Nga -(Bài đăng trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 6/2019), Sử dụng truyền thông xã hội trong nghiên cứu khoa học,
https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t3414/su-dung-truyen-thong-xa-hoi-trong- nghien-cuu-khoa-hoc.html
12. Sanjukta Mukherji (2013),Truyền thông xã hội trong giáo dục - Mặt tươi sáng, elearningindustry
https://elearningindustry.com/social-media-in-education-the-bright-side 13. Richard Wilson, Mặt tối của truyền thông xã hội, sentium,
https://sentium.com/the-dark-side-of-social-media/
14. Chu Xuân Đại Thắng, (2021) Nhận diện “truyền thông đen”phá hoại công cuộc phòng chống covid
- https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Nhan-dien-Truyen-thong-den-pha- hoai-cong-cuoc-phong-chong-COVID-19-i621661/
15. Tân Linh, 05/08/2021, Khai thác tối đa lợi thế của mạng xã hội để tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19,
https://tinhuyquangtri.vn/khai-thac-toi-da-loi-the-cua-mang-xa-hoi-de-tuyen-truyen- phong-chong-dich-covid-19-
16. Bích Phương, 2021, Phương án thông tin - tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới,
https://thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2021-9-3/Phuong-an-thong-tin--tuyen-truyen-ung- dung-cong-ng02snzj.aspx
17. Nguyễn Thu Trang, 09/08/2021, Sức mạnh truyền thông, báo chí trong đại dịch Covid-19, Viện Hàn Lâm Khoa Học xã hội Việt Nam
https://vass.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/Suc-manh-truyen-thong-bao- chi-trong-dai-dich-Covid-19-41