Tác động tích cực

Một phần của tài liệu đồ án 40 trang (Trang 30 - 32)

1.1 Là “cây cầu” kết nối giữa mọi người

Trong thời gian đại dịch, báo chí và truyền thông được xem là “cây cầu” kết nối giữa mọi người, đặc biệt khi các tỉnh, thành đang triển khai lệnh phong tỏa theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Báo chí và truyền thông, truyền tải thông tin về phòng, chống dịch đã có những đóng góp không nhỏ qua đó, góp phần quan trọng cùng với nhiều

phương tiện thông tin đại chúng sử dụng nhiều kênh truyền thông trong việc phòng, chống dịch COVID-19 đang trong một diễn biến đáng quan ngại. Báo chí và truyền thông luôn đi đầu trong việc cập nhật nhanh chóng diễn biến dịch bệnh, vì thế, những thông tin về dịch bệnh đến được với mọi người nhanh hơn, rộng rãi hơn; mọi người kết nối, liên kết với nhau nhiều hơn. Từ đó, những câu chuyện đẹp, những hình ảnh cảm động đã được truyền

đi nhanh hơn, giúp mọi người vững tin hơn vào sự tử tế của đại bộ phận trong xã hội chúng ta…

Thông qua các kênh truyền thông hình ảnh những “ATM gạo”, các “gian hàng 0 đồng”, “chuyến xe nghĩa tình”, khung avatar đính kèm lời nhắc nhở 5K, thông điệp tri ân tuyến đầu chống dịch, lời kêu gọi cùng nhau cố gắng, cùng hoạt động hết công suất của các nhóm thiện nguyện trong những ngày qua không những chỉ có tác dụng giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn mà còn kích thích, nảy nở lòng nhân hậu, bao dung của mọi người. Các thông tin về số ca nhiễm, số tiền ủng hộ, số người tử vong vì dịch bệnh, các thông tin liên quan đến vaccine liên tục được cập nhật đã giúp mọi người có hình dung đầy đủ hơn về dịch bệnh. Đặc biệt, thông qua các kênh truyền thông các văn bản chính thống được ban hành được nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội một cách nhanh chóng, kịp thời cũng trở thành công cụ đắc lực, trong phòng chống dịch COVID-19. Đặc biệt, những ngày gần đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện những hình ảnh đẹp của lực lượng chức năng, cũng như người dân tiếp sức, hỗ trợ cho bà con di chuyển bằng xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê đã lan tỏa những giá trị tốt đẹp, cao cả của người dân Việt Nam. Mặt khác, những hình ảnh “biết nói” về tình hình dịch bệnh trên thế giới; hay các thông báo khẩn về truy vết người tiếp xúc các trường hợp F1 của bệnh nhân COVID-19 trong cả nước đều được chia sẻ, cập nhật nhanh chóng. 1.2. Nâng cao tinh thần đoàn kết chống dịch

Hằng ngày, những hình ảnh người cách ly từ tâm dịch, hoạt động của đội ngũ y, bác sĩ, những chiến công thầm lặng của lực lượng bộ đội biên phòng, công an, đội ngũ cán bộ, người dân ở cơ sở… đã được báo chí phản ánh để cộng đồng cùng chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm và tham gia.

Hằng ngày, các ý kiến từ những đồng chí lãnh đạo, các chuyên gia đầu ngành, những tâm sự của các “nhân vật chính” trong mặt trận chống dịch nóng bỏng trên cả nước đã đến với công chúng qua báo chí và truyền thông. Tất cả đã góp phần không chỉ thông tin đầy đủ, chân thật mà còn hỗ trợ cho người dân có những quyết định đúng đắn trong ứng xử, sinh hoạt cộng đồng trong mùa dịch.

Để có được kết quả ấy, nhiều nhà báo cũng phải dấn thân nơi tuyến đầu, chấp nhận rủi ro, bất trắc trong tác nghiệp, phải khắc phục thiếu thốn về phương tiện chuyên dụng… Họ cũng có thể là những F1 tiềm ẩn trong khi tác nghiệp ngay trong tâm dịch.

1.3 Góp phần lan tỏa những năng lượng tích cực trong xã hội

Công tác truyền thông thông tin đã góp phần tạo đồng thuận xã hội, niềm tin của nhân dân, khơi dậy tinh thần dân tộc, yêu nước để phòng, chống dịch thành công. Trong đó có việc tuyên truyền, quán triệt lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, đồng sức, đồng lòng quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19

Theo Thủ tướng, ngành tuyên giáo và và truyền thông thông tin, các cơ quan báo chí, truyền thông, các giới văn nghệ sĩ của nước ta đã đóng góp rất quan trọng vào công cuộc phòng, chống dịch.

“Chúng ta đã thông tin kịp thời, minh bạch”, áp dụng công nghệ trong đưa tin. Rất nhiều hình ảnh ấn tượng về chiến sỹ áo trắng, cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an gác dọc biên giới, những câu chuyện chiến sỹ không thể về thắp hương khi bố mất hay không thể về thăm con mới sinh… đều được báo chí, truyền thông đưa lên. Qua báo chí, đã tiếp thêm động lực, sức mạnh cho các cán bộ, chiến sỹ ở tuyến đầu chống dịch, động viên, khuyến khích người dân bình tĩnh, chủ động.

Truyền thông đã góp phần lan tỏa những năng lượng tích cực trong xã hội, nhân rộng những người tốt việc tốt, mô hình tốt, công ty tốt, cách làm ăn hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội bật dậy nhanh sau dịch.

Một phần của tài liệu đồ án 40 trang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w