Thảo luận với khách hàng và phát hành BCKiT

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 178 - 199)

Sau khi được bổ sung và hoàn thiện theo ý kiến của các cấp soát xét, báo cáo kiểm toán được gửi cho khách hàng để khách hàng góp ý trao đổi thêm về nội dung báo cáo kiểm toán, đặc biệt về những sai phạm đã được kiểm toán viên phát hiện những đơn vị khách hàng chưa đồng ý sửa BCTC. Có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Đơn vị khách hàng đồng ý với ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán. Trường hợp này kiểm toán viên và công ty kiểm toán không cần phải làm gì thêm.

- Đơn vị khách hàng chưa thỏa mãn với ý kiến của kiểm toán viên về những hạn chế của BCTC và đưa ra các bằng chứng mới để chứng minh thì kiểm toán viên cần xem xét, đối chiếu với các bằng chứng liên quan mà kiểm toán viên đã thu thập được trong quá trình kiểm toán để xem xét tính thuyết phục của ý kiến giải trình và bằng chứng kiểm toán mà đơn vị khách hàng đã đưa ra. Nếu kiểm toán viên cho rằng ý kiến giải trình của đơn vị khách hàng là có tính thuyết phục thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể thay đổi lại cách diễn đạt trong báo cáo kiểm toán, hoặc có thể thay đổi lại ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên cho rằng ý kiến

179

của khách hàng là không thuyết phục thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ không thay đổi ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán.

Sau khi đã sửa đổi báo cáo kiểm toán lần cuối cùng và được Ban giám đốc phê chuẩn chính thức, kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chính thức để gửi cho đơn vị khách hàng.

Theo ví dụ về cuộc kiểm toán BCTC cho công ty ABC của công ty TNHH kiểm toán S thực hiện: Do còn một số hạn chế về phạm vi kiểm toán và số liệu kế toán nên công ty TNHH kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến nhận xét và lập báo cáo kiểm toán dạng “ngoại trừ” theo mẫu biểu ở bảng 6.9 sau đây:

Bảng 6.9 : Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chinh

Hà nội, ngày 20 tháng 2 năm N+1 Công ty TNHH kiểm toán S Số 46/N/BCKT

BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Kính gửi: Ban giám đốc công ty ABC

Chúng tôi, công ty TNHH kiểm toán S đã kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N của công ty ABC bao gồm: bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm N, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày.

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính này thuộc về trách nhiệm của Ban giám đốc công ty ABC. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính này căn cứ trên kết quả kiểm toán của chúng tôi.

Cơ sở để đưa ra ý kiến

Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để có được đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh, những thông tin trong báo cáo tài chính, đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng các ước tính và xét đoản quan trọng của Ban giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát BCTC.

Chúng tôi tin tưởng rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý cho ý kiến kiểm toán.

Hạn chế của cuộc kiểm toán

Do hợp đồng kiểm toán với công ty ABC được ký vào ngày 25/01/N+1 nên KTV không tham gia chứng kiến kiểm toán tiền mặt, nguyên vật liệu, công cụ tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang , tài sản cố định của công ty tại thời điểm 31 tháng 12 năm N. Với các tài liệu hiện có tại công ty và bằng các thủ tục kiểm toán thay thế khác chúng tôi không thể đưa ra ý kiến nhận xét về tính hiện hữu và đúng đắn về giá trị cũng như các

180

ảnh hưởng nếu có của các khoản mục này đến các chỉ tiêu khác đã được trình bày trên báo cáo tài chính .

Các khoản công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng tại ngày 31 /12 /N công ty chưa tiến hành đối chiếu xác nhận đầy đủ từ các đối tượng có liên quan. Với các tài liệu hiện có tại công ty và bằng các thủ tục kiểm toán thay thế khác, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến nhận xét về tính đúng đắn về giá trị cũng như các ảnh hưởng nếu có của các khoản mục này đến các chỉ tiêu khác đã được trình bày trên báo cáo tài chính.

Khoản chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được kết chuyển để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm tài chính N mà đang được phản ánh ở khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm N.

Trong năm tài chính N, công ty cần thực hiện trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi.

Trong năm tài chính N, công ty cần hạch toán khoản doanh thu cho thuê nhà phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác.

Ý kiến của kiểm toán viên

Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của những hạn chế đã nêu trên, xét trên mọi phương diện trọng yếu, báo cáo tài chính đề cập trên đây đã phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31 tháng 12 năm N cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các chuẩn mực, kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.

Công ty TNHH kiểm toán S

(Dấu công ty)

Giám đốc Kiểm toán viên

Chứng chỉ KTV số 00X/KTV Chứng chỉ KTV số 00Y/KTV (đã ký) (đã ký)

Cùng với báo cáo kiểm toán, công ty kiểm toán thường gửi thư quản lý cho đơn vị khách hàng (kèm theo hoặc tách rời Bộ báo cáo kiểm toán).

Theo thông lệ hiện hành, bộ báo cáo kiểm toán được phát hành gửi cho đơn vị khách hàng bao gồm:

- Báo cáo của Ban giám đốc - Báo cáo kiểm toán về BCTC

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán - Thư quản lý (nếu có)

181

Trong đó:

Báo cáo của Ban giám đốc có thể do Ban giám đốc đơn vị khách hàng lập và chuyển cho kiểm toán viên hoặc do kiểm toán viên lập trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, chuyển cho giám đốc đơn vị khách hàng ký, sau đó chuyển lại cho kiểm toán viên để đóng kèm báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán về BCTC do kiểm toán viên và công ty lập, do giám đốc và kiểm toán viên trưởng nhóm ký, đóng dấu công ty kiểm toán. Trường hợp có hai công ty kiểm toán cùng thực hiện hợp đồng kiểm toán thì do giám đốc hai công ty ký và đóng dấu hai công ty kiểm toán. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán: Thường bao gồm bốn BCTC theo quy định hiện hành. BCTC đã được kiểm toán có thể đã được đơn vị khách hàng sửa lại theo yêu cầu của kiểm toán viên. Hoặc kiểm toán viên lập lại BCTC sau kiểm toán rồi chuyển cho đơn vị khách hàng ký.

Thư quản lý do kiểm toán viên lập, gửi cho đơn vị khách hàng (xem Bảng 6.10) Các bộ phận trên đây thường đóng thành bộ, có đóng dấu giáp lai của công ty kiểm toán để gửi cho đơn vị khách hàng. Tuy nhiên, kiểm toán viên có thể gửi thư quản lý riêng cho đơn vị khách hàng mà không bắt buộc gửi kèm ba bộ phận trên.

Sau khi đã phát hành bộ báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần xem xét ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán để có biện pháp xử lý phù hợp với yêu cầu của nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, kiểm toán viên cần kiểm tra xem đơn vị khách hàng đã công bố báo cáo kiểm toán kèm với thông tin BCTC trích dẫn có hợp lý và đúng đắn không…

Ngoài ra, KTV và công ty kiểm toán cần theo dõi sau cuộc kiểm toán trên những nội dung sau:

+ Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của kiểm toán viên có được phản ánh đầy đủ , kịp thời trên các sổ kế toán có liên quan hay không.

+ Các sai sót, tồn tại mà kiểm toán viên đã nêu đã được đơn vị tiếp thu và giải quyết như thế nào.

Kết thúc cuộc kiểm toán, hai bên thống nhất thanh lý hợp đồng kiểm toán.

Bảng 6.10: Thư quản lý của Công ty TNHH kiểm toán S

THƯ QUẢN LÝ

Công ty TNHH kiểm toán S Địa chỉ : .…

Vũng tàu, ngày tháng năm N + 1

Kính gửi: Công ty:

Thưa Quý Ông,

Chúng tôi, Công ty kiểm toán ABC, Công ty TNHH kiểm toán S đã hoàn thành công việc kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N của Công ty XYZ (gọi tắt là “Công ty” ). Trong quá trình kiểm toán, chúng tôi đã soát xét

182

HTKSNB, hệ thống kế toán của Công ty và các ghi chép kế toán cho năm tài chính nói trên. Kèm theo thư này là các nhận xét về những điểm còn tồn tại và những gợi ý của chúng tôi nhằm trợ giúp BGĐ Công ty hoàn thiện hệ thống kế toán và HTKSNB.

Tuy nhiên, các vấn đề nêu ra ở đây đã có được thông qua việc thực hiện các phương pháp kiểm toán thông thường, được xây dựng nhằm mục đích chủ yếu để cho phép chúng tôi đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính của Công ty. Do đó, các nhận xét và gợi ý này không bao gồm tất cả những yếu điểm có thể có của HTKSNB và hệ thống kế toán của Công ty. Điều này chỉ đạt được trong một cuộc kiểm tra đặc biệt và chi tiết hơn.

Tất cả các vấn đề nêu trong Thư quản lý đã được thảo luận với Ban Giám đốc Công ty, ý kiến của Công ty được ghi trong mục “Ý kiến của Công ty”.

Chúng tôi muốn nhân cơ hội này được bày tỏ sự cảm ơn tới Ông Giám đốc, Bà Kế toán trưởng Công ty XYZ cùng các nhân viên đã hợp tác và giúp đỡ chúng tôi trong thời gian tiến hành kiểm toán.

Trân trọng, XXX

Giám đốc

Thay mặt và đại diện CÔNG TY KIỂM TOÁN ABC và Công ty TNHH kiểm

toán S

Mục lục

NỘI DUNG

1.Tổ chức công tác quản lý, lưu trữ chứng từ của Công ty 2.Quản lý và hạch toán nhập, xuất kho nguyên vật liệu 3.Quản lý và theo dõi nhập, xuất kho hàng hóa

…..

12.Theo dõi và hạch toán thu nhập khác, chi phí khác chi 13.Các vấn đề khác

1. Tổ chức công tác quản lý, lưu trữ chứng từ kế toán của Công ty

Bộ máy kế toán toàn Công ty gồm kế toán phụ trách tại Văn phòng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán, ngoài ra Công ty có 4 Xí nghiệp, Chi nhánh và 1 Đội sản xuất kinh doanh vẫn hạch toán riêng. Năm N, công tác quản lý và theo dõi sổ sách kế toán trong toàn Công ty vẫn chưa nhất quán, các Xí nghiệp đã áp dụng phần mềm kế toán của Công ty, riêng 2 Chi nhảnh vẫn thực hiện ghi chép số liệu kế toán thủ công.

Việc lưu trữ chứng từ chưa theo một phương pháp thống nhất. Tại Văn phòng Công ty và hầu hết các Xí nghiệp đã có phương pháp theo dõi sổ cách từng công trình cũng như từng hệ thống tài khoản rõ ràng minh bạch. Tuy nhiên, Xí nghiệp 3 chưa áp dụng được hệ thống quản lý trên. Năm N, tại Xí nghiệp 3, việc lưu trữ chứng từ từng công trình chưa khoa học nên việc kiểm tra đối chiếu chứng từ rất khó khăn, các hồ sơ từng công trình chỉ lưu các bản nghiệm thu, quyết toán với chủ đầu tư, quyết toán với nội bộ, một số phiếu nhập xuất kho và hóa đơn phô tô (nếu có), không có bảng kê chi phí công trình kèm theo hồ sơ, các hóa đơn chứng từ không lưu đầy đủ.

183

Tại Đội sản xuất, chứng từ phiếu thu chi không được kế toán Đội quản lý và lưu giữ nên Kiểm toán viên không kiểm tra được phiếu thu, chi của Đội.

Ý kiến của Kiểm toán viên:

Công ty áp dụng phần mềm kế toán cho toàn bộ các Xí nghiệp, Chi nhánh, Đội sản xuất sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho quá trình tổng hợp, quản lý số liệu. Phần mềm kế toán cần được cập nhập và bảo trì thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót về số liệu kế toán.

Hệ thống sổ kế toán nói chung và hồ sơ công trình nói riêng cần được quản lý chặt chẽ đảm bảo phục vụ tối đa, hiệu quả cho việc kiểm tra đối chiếu. Các kế toán chuyên quản trên Công ty cần bố trí thời gian hướng dẫn cụ thể cho kế toán tại Xí nghiệp, Chi nhánh thực hiện tập hợp sổ sách, chứng từ đầy đủ theo quy định về lưu trữ chứng từ kế toán cũng như theo hệ thống chung trong toàn Công ty. Doanh thu và chi phí là hai yếu tố chủ chốt tạo nên kết quả hoạt động kinh doanh nên Công ty, Xí nghiệp phải tập hợp đầy đủ hồ sơ, chứng từ làm cơ sở cho việc hạch toán, đồng thời phục vụ cho công tác kiểm tra của các cơ quan liên quan.

Ý kiến của Công ty:

Nhất trí với ý kiến của Kiểm toán viên.

2. Quản lý và hạch toán nhập, xuất kho nguyên vật liệu

Công ty áp dụng tính giá hàng xuất kho theo phương pháp đích danh nhưng tại các Xí nghiệp còn chưa thực hiện nhất quán. Việc hạch toán nhập, xuất vật tư vào từng công trình chưa dựa vào nhu cầu vật tư sử dụng thực tế nên còn tình trạng điều chỉnh tăng, giảm chi phí dở dang của công trình này sang công trình khác khi có tổng hợp quyết toán. Cụ thể tại các Xí nghiệp còn một số tồn tại như sau:

Tại Xí nghiệp 1

Xí nghiệp hạch toán nhập lại phế liệu là 36.493.473 đồng, tuy nhiên qua kiểm tra không có Phiếu nhập kho phế liệu với giá trị này.

Hiện nay, tại Xí nghiệp vẫn còn tình trạng vật tư đã nhập kho, thậm chí đã xuất sử dụng cho công trình nhưng kế toán vẫn chưa hạch toán nhập kho trên sổ kế toán do hóa đơn chưa về dẫn đến hiện tượng xuất kho âm vật tư. Ví dụ Mã hàng 0045 - Vật liệu X, mua của người bán H tháng 11/N.

Tại Xí nghiệp 2

Xí nghiệp chưa quản lý và kiểm soát nhập xuất vật tư chặt chẽ, các phiếu nhập xuất kho chưa được đánh số, ghi ngày tháng theo thứ tự. Kiểm tra quyển Phiếu nhập kho số 01/N, thứ tự đánh số phiếu như sau:

Ngày, tháng ghi phiếu Số phiếu

20/08/N 42

28/08/N 43

11/10/N 44

22/09/N 46

19/05/N 47

Ý kiến của Kiểm toán viên:

184

đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật, theo dõi chi tiết từng thứ, từng chủng loại, quy cách theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn luôn phải đảm bảo sự khớp đúng cả về giá trị và hiện vật, giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Kế toán cần đảm bảo thủ tục chứng từ đầy đủ, đúng đắn. Các phiếu nhập xuất kho cần ghi đầy đủ các yếu tố thông tin theo quy định phục vụ cho công tác kiểm tra, quản lý và theo dõi. Việc ghi sổ kế toán phải đảm bảo trên cơ sở chứng từ đúng quy tắc kế toán.

Ý kiến của Công ty:

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 178 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)