Công việc kế toán trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kế toán (Trang 42 - 54)

hình thức sở hữu, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán

2.6.2.1. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán

Điều 43 Luật kế toán 2015 quy định công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán như sau:

1. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.

2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này

(Theo điều 43 - thông tư 88/2015)

2.6.2.2. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán

Điều 44 Luật kế toán 2015 quy định về Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán như sau:

34 1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;

b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.

(Theo điều 44 - thông tư 88/2015)

2.6.2.3. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán

Điều 45 Luật kế toán 2015 quy định về Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán như sau:

1. Các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất. 2. Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này;

b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất;

c) Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.

(Theo điều 45 - thông tư 88/2015)

2.6.2.4. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán

Điều 46 Luật kế toán 2015 quy định về Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán như sau:

1. Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

35 2. Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.

(Theo điều 46 - thông tư 88/2015)

2.6.2.5. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu

Điều 47 luật kế toán 2015 quy định về công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu như sau:

1. Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.

2. Đơn vị kế toán sau chuyển đổi căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.

(Theo điều 47 - thông tư 88/2015)

2.6.2.6. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản

Điều 48 luật kế toán 2015 quy định về công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản như sau:

1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;

b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động;

c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại điều 41 của luật này.

2. Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì tòa án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán quy định tại khoản 1 điều này.

(Theo điều 48 - thông tư 88/2015)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật số: 88/2015/QH13, Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015.

2. Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật kế toán, Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016

3. Nghị định số 41/2018/NĐ-CP, nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018

36 4. Thông tư 200/2014/TT-BTC

5. Thông tư 133/2016/TT-BTC

6. Thông tư 199/2011/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng.

7. https://docs.kreston.vn/vbpl/

BÀI TẬP CHƯƠNG 2 Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu 1: Trình bày quy định của pháp luật về tài khoản kế toán và sổ kế toán. Câu 2: Trình bày xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán. Câu 3: Trình bày sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán.

Câu 4: Trình bày hình thức xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán. Câu 5: Trình bày các quy định của pháp luật về báo cáo tài chính.

Câu 6: Trình bày các quy định của pháp luật về hoạt động kiểm tra kế toán. Câu 7: Trình bày bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán.

Câu 8: Trình bày các quy định của pháp luật về hoạt động kế toán trong những trường

hợp đặc biệt.

Câu 9: Trình bày công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán. Câu 10: Trình bày công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc

hình thức sở hữu.

Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm (Hãy chọn câu trả lời đúng nhất)

Câu 1: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Kỳ kế

toán gồm:

A. Kỳ kế toán năm.

B. Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý.

C. Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng. D. Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán tháng.

Câu 2: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 do cơ

quan nào sau đây quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đơn vị tính sử dụng trong kế toán?

A. Sở Tài chính.

B. UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. C. Bộ Tài chính.

D. Chính phủ.

Câu 3: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Kế toán

ở đơn vị kế toán gồm:

A. Kế toán tài chính và kế toán thương mại.

B. Kế toán tài chính và kế toán sản xuất kinh doanh. C. Kế toán tài chính và kế toán quản trị.

37 D. Kế toán tài chính và kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.

Câu 4: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, một

trong những điều kiện để Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán được phép kinh doanh dịch vụ kế toán:

A. Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. B. Có vốn kinh doanh trên 01 tỷ đồng.

C. Chủ hộ có trình độ đại học chuyên ngành tài chính – kế toán.

D. Tất cả các người trong hộ đều có trình độ kế toán từ đại học trở lên.

Câu 5: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây: A. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

B. Công ty hợp danh; C. Doanh nghiệp tư nhân; D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 6: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, đơn vị

kế toán phải kiểm kê tài sản: A. Cuối tháng.

B. Hàng ngày.

C. Cuối kỳ kế toán năm. D. Cuối kỳ kế toán quý.

Câu 7: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, cơ quan

nào sau đây hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động: A. Bộ Tài chính.

B. UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. C. Sở Tài chính.

D. Kiểm toán Nhà nước.

Câu 8: Theo Điều 55 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, kế toán

trưởng có quyền sau đây:

A. Điều hành về kế toán, chuyên môn và hoạt động của đơn vị; B. Tổ chức hoạt động kinh doanh, kế toán của đơn vị;

C. Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

D. Độc lập về kế toán nhưng phụ thuộc vào thủ trưởng đơn vị.

Câu 9: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 cơ quan

nào sau đây chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kế toán: A. Sở Tài chính.

B. UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. C. Bộ Tài chính.

38

Câu 10: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, ai là

người chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán: A. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

B. Kế toán trưởng của đơn vị kế toán. C. Giám đốc Trung tâm lưu trữ tỉnh. D. Văn thư của đơn vị kế toán.

Câu 11: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, kể từ

ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán, Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn:

A. 03 tháng. B. 06 tháng. C. 09 tháng. D. 12 tháng.

Câu 12: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, cơ

quan nào quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.

A. Quốc hội.

B. Kiểm toán Nhà nước. C. Chính phủ.

D. Bộ Tài chính.

Câu 13: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, tài liệu

kế toán phải được lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán: A. Dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán.

B. Sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính năm. C. Có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

D. Có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Câu 14: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, khi

phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay công việc sau đây:

A. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan thanh tra.

B. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan Công an.

C. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

39

Câu 15: Theo quy định hiện hành, mỗi đơn vị có bao nhiêu hệ thống sổ kế toán cho

một kỳ kế toán năm?

A. Một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm B. Hai hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm C. Ba hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm D. Bốn hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm

Câu 16: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Đơn

vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện: A. Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, lập báo cáo tài chính.

B. Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính.

C. Khóa sổ kế toán, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính. D. Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính.

Câu 17: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 cơ quan

nào sau đây trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.

A. Sở Tài chính. B. UBND cấp tỉnh. C. UBND cấp huyện.

D. Các Sở, ban ngành cấp tỉnh.

Câu 18: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, đơn vị

kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện:

A. Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.

B. Bàn giao chứng từ kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.

C. Bàn giao sổ, chứng từ kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.

D. Bàn giao toàn bộ báo cáo tài chính liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.

Câu 19: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, các

đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện:

A. Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất. B. Bàn giao toàn bộ chứng từ kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất. C. Bàn giao toàn bộ chứng từ, sổ kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.

D. Bàn giao toàn bộ chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán hợp nhất.

40

Câu 20: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, tài

khoản kế toán dùng để:

A. Phản ánh vào sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính.

B. Hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật kế toán (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)