c) Không tổ chức thực hiện việc kiểm soát chất lượng dịch vụ đối với dịch vụ kiểm toán, dịch vụ soát xét, thông tin tài chính, dịch vụ bảo đảm khác và dịch vụ liên quan;
d) Không thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng cho từng cuộc kiểm toán;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đúng thực tế cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán.
e) Không giải trình, hợp tác với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán;
g) Không bố trí kiểm toán viên hành nghề và những người có trách nhiệm liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra;
h) Không ký báo cáo kết quả kiểm tra ngay khi kết thúc cuộc kiểm tra. 5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, điểm đ, điểm e khoản 4 điều này.
(Theo Điều 68- nghị định 41/2018/NĐ-CP)
5.12. Thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập kiểm toán độc lập
Điều 69. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại điều 70, điều 71 của nghị định này.
2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
(Theo Điều 69 - nghị định 41/2018/NĐ-CP)
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra tài chính
1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
2. Chánh thanh tra Sở tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
104 a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điều 5 nghị định này. 3. Chánh thanh tra Bộ tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điều 5 nghị định này.
(Theo Điều 70 - nghị định 41/2018/NĐ-CP)
Điều 71. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điều 5 nghị định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
105 b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điều 5 nghị định này.
(Theo Điều 71- nghị định 41/2018/NĐ-CP)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số: 88/2015/QH13, Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015.
2. Nghị định số 41/2018/NĐ-CP, nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018
3. https://docs.kreston.vn/vbpl/
BÀI TẬP CHƯƠNG 5 Phần 1: Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Khái niệm kế toán, vai trò của kế toán?
Câu 2: Trách nhiệm của đơn vị kế toán trong quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin
tài liệu kế toán?
Câu 3: Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kế toán?
Câu 4: So sánh Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
Câu 5: Có bao nhiêu chuẩn mực kế toán? Kể tên?
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, kế toán có nhiệm vụ gì? Câu 7: Pháp luật quy định các yêu cầu kế toán cụ thể như thế nào? Câu 8: Kế toán thực hiện theo các nguyên tắc cụ thể như thế nào?
Câu 9: Thế nào là chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán? Câu 10: Xin hỏi tài sản công có phải là đối tượng kế toán hay không? Pháp luật quy
định như thế nào về đối tượng kế toán?
Câu 11: Kế toán ở đơn vị kế toán bao gồm những loại kế toán nào?
Câu 12: Đơn vị tính sử dụng trong kế toán được quy định như thế nào? Doanh nghiệp
Hùng Phát hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Doanh nghiệp chọn đơn vị tính sử dụng trong kế toán USD, tất cả các báo cáo đều ghi sổ bằng USD. Việc làm này đúng hay sai? Giải thích?
Câu 13: Pháp luật quy định như thế nào về chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán? Câu 14: Kỳ kế toán được pháp luật quy định như thế nào?
Câu 15: Đơn vị A khi tổ chức hội nghị đã tự ý tăng số lượng đại biểu tham dự, tẩy
xóa chứng từ kế toán khi quyết toán việc tổ chức. Xin hỏi hành vi này của đơn vị có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
Câu 16: Khi kiểm tra chứng từ kế toán của doanh nghiệp A, kiểm toán phát hiện các
106 chứng từ kế toán và đề nghị doanh nghiệp phải bổ sung. Xin hỏi ý kiến của kiểm toán trong trường hợp này có đúng không? Nội dung chứng từ kế toán bao gồm những vấn đề gì?
Câu 17: Việc thực hiện chứng từ điện tử được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Câu 18: Anh A là cán bộ phụ trách Phòng Maketing của công ty X. Khi làm chứng
từ thanh toán công việc của phòng anh A đã không trực tiếp ký mà đóng dấu chữ ký sẵn của mình. Xin hỏi việc làm của anh A nói trên có được chấp nhận hay không theo quy định của pháp luật?
Câu 19: Việc quản lý, sử dụng chứng từ kế toán được thực hiện như thế nào?
Câu 20: Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán có trách nhiệm như thế
nào?
Câu 21: Do mối quan hệ là cháu họ của Giám đốc công ty nên vừa qua công ty Y đã
ký hợp đồng nhận chị H, là cử nhân hành chính vào làm kế toán viên cho công ty. Tuy nhiên, một số ý kiến trong công ty đã phản đối việc tuyển dụng này với lý do chị H không đáp ứng tiêu chuẩn của người làm kế toán. Đề nghị cho biết pháp luật quy định về tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán như thế nào?
Câu 22: Theo quy định của pháp luật, những đối tượng như thế nào không được làm
kế toán?
Câu 23: Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong đơn vị. Đề nghị cho biết, vị trí
này được pháp luật quy định như thế nào?
Câu 24: Doanh nghiệp T là một doanh nghiệp lớn kinh doanh mặt hàng sản xuất hàng
nông sản. Thời gian vừa qua, trong quá trình sản xuất kinh doanh, kiểm toán đã phát hiện doanh nghiệp có một số sai sót về nghiệp vụ kế toán. Do vậy, Giám đốc doanh nghiệp đã quyết định tuyển dụng chị H làm kế toán trưởng mới. Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ban giám đốc đã thắc mắc vì cho rằng chị H có trình độ trung cấp kế toán thì không đáp ứng tiêu chuẩn của kế toán trưởng. Đề nghị cho biết pháp luật quy định như thế nào về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng?
Câu 25: Pháp luật quy định về trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng như thế nào? Câu 26: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không tuyển nhân viên kế toán
mà chỉ thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng được không?
Câu 27: Chứng chỉ kế toán viên được quy định như thế nào?
Câu 28: Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên có được
đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hay không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
Câu 29: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình
như thế nào theo quy định của pháp luật?
Câu 30: Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán của
doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện gì?
Câu 31: Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
107
Câu 32: Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán?
Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm (Hãy chọn câu trả lời đúng nhất)
Câu 1: Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 gồm có:
A. Bảy Chương 73 Điều B. Sáu Chương 74 Điều C. Sáu Chương 73 Điều D. Bảy Chương 74 Điều
Câu 2: Luật Kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2015 do cơ quan sau
đây thông qua:
A. Chủ tịch nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam B. Bộ Tài chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam C. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam D. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 3: Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 thay thế:
A. Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 B. Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015
C. Pháp lệnh kế toán và thống kê ngày 10/5/1988 D. Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003
Câu 4: Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực thi
hành:
A. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. B. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. C. Từ ngày 20 tháng 11 năm 2016. D. Từ ngày 20 tháng 11 năm 2015.
Câu 5: Theo quy định tại Điều 4 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày
20/11/2015, kế toán có nhiệm vụ:
A. Thu thập số liệu kế toán và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toánvà chế độ kế toán.
B. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toánvà chế độ kế toán.
C. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toánvà chế độ kế toán.
D. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán.
Câu 6: Theo quy định tại Điều 5 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày
20/11/2015, yêu cầu kế toán:
A. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán. B. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán và báo cáo tài chính.
108 C. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
D. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán.
Câu 7: Theo quy định tại Điều 6 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày
20/11/2015, nguyên tắc kế toán:
A. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
B. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
C. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
D. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán.
Câu 8: Theo quy định tại Điều 7 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày
20/11/2015, Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán do cơ quan sau đây quy định trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam:
A. Quốc hội.
B. Kiểm toán nhà nước. C. Chính phủ.
D. Bộ Tài chính.
Câu 9: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Kế toán
ở đơn vị kế toán gồm:
A. Kế toán tài chính và kế toán thương mại.
B. Kế toán tài chính và kế toán sản xuất kinh doanh. C. Kế toán tài chính và kế toán quản trị.
D. Kế toán tài chính và kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.
Câu 10: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, cơ
quan nào sau đây hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động: A. Bộ Tài chính.
B. UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. C. Sở Tài chính.
D. Kiểm toán Nhà nước.
Câu 11: Theo quy định tại Điều 10 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày
20/11/2015 do cơ quan nào sau đây quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đơn vị tính sử dụng trong kế toán
A. Sở Tài chính.
109 C. Bộ Tài chính.
D. Chính phủ.
Câu 12: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Kỳ kế
toán gồm:
A. Kỳ kế toán năm.
B. Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý.
C. Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng. D. Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán tháng.