Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 33)

7. Cấu trúc của Luận văn

1.5. Tiểu kết chương 1

Tại chương 1, luận văn đã giải quyết được những vấn đề lý luận căn bản, cốt lõi liên quan đến đề tài như sau:

1.Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật Việt Nam được nghiên cứu, tiếp cận trong mối quan hệ tác động qua lại giữa pháp luật với tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải. Trên cơ sở đó, luận văn đã lần lượt nghiên cứu, làm rõ những vấn đề, như nguồn gốc, bản chất của thanh tra, những yếu tố, dấu hiệu nhận diện thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải gồm: mục đích, chủ thể, đối tượng, quy trình, phương thức, tính chất hoạt động thanh tra; vị trí, vai trò và đặc điểm. Theo đó, thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải có vai trò là chức năng, công cụ, phương thức kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; kiểm định, đánh giá hiệu quả, trình độ quản lý nhà nước. Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải có các đặc điểm riêng biệt, như hoạt động có tính chuyên sâu về chuyên môn kỹ thuật; thường xuyên, kịp thời, linh hoạt và có tính xã hội trong hoạt động. Từ những phân tích đó, luận văn đã thống nhất đưa ra định nghĩa thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.

2.Phân tích, đưa ra các yếu tố vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động đến thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và điều chỉnh pháp luật về thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải. Trong đó có yếu tố đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cải cách hành chính và mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền; yêu cầu cấp bách trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CỦA THANH TRA SỞ GTVT LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)