7. Cấu trúc của Luận văn
3.3. Tiểu kết chương 3
a) Phân tích, đánh giá, xác định cụ thể các phương hướng để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng nói riêng và Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải nói chung đặt trong bối cảnh cải cách hành chính hiện nay đồng thời định hướng các vấn đề căn bản của việc đổi mới thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật Việt Nam, gồm:
- Hoàn thiện tổ chức, bao gồm: định hướng kiện toàn bộ máy Thanh tra Sở giao thông vận tải và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tăng cường thẩm quyền cho Chánh Thanh tra Sở giao thông vận tải.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, bao gồm: việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vị trí, vai trò quan trọng của công tác thanh tra và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, bên cạnh đó cần thực hiện đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra sở theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm trong thực thi công vụ và đảm bảo nguyên tắc chính xác; khách quan, trung thực; công khai, minh bạc; kịp thời phát hiện xử lý sai phạm trong công tác của Thanh tra Sở giao thông vận tải Lâm Đồng và nâng cao chất lượng kết luận thanh tra và thực hiện kiến nghi ̣sau thanh tra.
b) Trên cơ sở định hướng đã được phân tích đánh giá, luận văn đã đưa ra 03 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Lâm Đồng nói riêng và thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải nói chung, cụ thể:
- Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Lâm Đồng, bao gồm: đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Thanh tra 2010, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay đồng thời hoàn thiện các quy định về hoạt động nghiệp vụ Thanh tra sở giao thông vận tải Lâm Đồng; đề xuất ban hành thông tư quy định về xử lý cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giao thông vận tải vi phạm pháp luật và đóng góp ý kiến cho Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng và ban hành những văn bản, quyết định đầy đủ, chi tiết hơn trong lĩnh vực ngành nói chung và về cơ cấu tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở giao thông vận tải Lâm Đồng nói riêng
- Nhóm giải pháp về tổ chức của Thanh tra Sở giao thông vận tải Lâm Đồng, bao gồm: hoàn thiện tổ chức bộ máy và củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Thanh tra
Sở giao thông vận tải Lâm Đồng bao gồm việc tuyển dụng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và giải quyết các vướng mắc trong việc sử dụng lao động hợp đồng; chấn chỉnh công tác của Thanh tra Sở theo hướng tăng cường hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật chuyên ngành; hạn chế thực hiện kiểm tra, giám sát đối với cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực/ngành
- Nhóm giải pháp về hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Lâm Đồng, bao gồm: tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức Thanh tra Sở giao thông vận tải Lâm Đồng; tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải với các cơ quan hữu quan; tăng cường công tác thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm của Thanh tra Sở giao thông vận tải.
KẾT LUẬN
Đề tài “Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” trên cơ sở hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải tác giả đã nghiên cứu, phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng; từ đó tạo ra cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật về Thanh tra ngành giao thông vận tải. Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ cấu tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng một cách hệ thống, tác giả chú trọng làm rõ cơ sở lý luận của thanh tra ngành giao thông vận tải nói chung và Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng nói riêng; thực trạng về thanh tra giao thông vận tải qua thực tiễn tại Sở giao thông vận tải Lâm Đồng. Luận văn đi sâu vào phân tích những căn cứ, quan điểm, nhận thức khoa học về khái niệm, các hình thức hoạt động thanh tra giao thông vận tải, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải; đồng thời chỉ ra được những hạn chế, bất cập trong thực tiễn tổ chức bộ máy và hoạt động Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng hiện nay. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn và nhìn nhận về những yêu cầu khách quan nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước nói chung và Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng nói riêng; cùng với những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, Luận văn đưa ra những phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng. Cụ thể, phương hướng hoàn thiện trong thời gian tới chú trọng vào những vấn đề sau:
1. Về tổ chức của Thanh tra Sở giao thông vận tải Lâm Đồng
Thứ nhất, kiện toàn bộ máy Thanh tra Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ hai, tăng cường thẩm quyền cho Chánh Thanh tra Sở GTVT. 2. Về hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Lâm Đồng
Thứ nhất, nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vị trí, vai trò quan trọng của công tác thanh tra.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra.
Thứ ba, thực hiện đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra sở theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc chính xác; khách quan, trung thực; công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm trong công tác của Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng; tăng cường mối quan hê ̣ phối hơp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra
Thứ năm, nâng cao chất lượng kết luận thanh tra và thực kiến nghi ̣sau thanh tra. Trên cơ sở những phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng.
Thứ hai, hoàn thiện tổ chức bộ máy và củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng.
Thứ ba, chấn chỉnh công tác của Thanh tra Sở theo hướng tăng cường hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật chuyên ngành; hạn chế thực hiện kiểm tra, giám sát đối với cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực/ngành.
Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng.
Thứ năm, tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng với các cơ quan hữu quan.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm của Thanh tra Sở giao thông vận tải
Trên đây là những giải pháp tác giả đề xuất với mong muốn kiện toàn bộ máy Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra sở trong thời gian tới phù hợp với tình hình thực tế, cũng như những đòi hỏi của xã hội.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu, đi sâu vào phân tích những nội dung cơ bản, trọng tâm của việc tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Chính trị (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2.Bộ Giao thông Vận tải (2011), Chỉ thị số 10/CT-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2011 Về việc tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.
3.Bộ Giao thông Vận tải (2012), Chỉ thị số 09/CT-BGTVT ngày 8 tháng 8 năm 2012 về việc tăng cường các giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4.Bộ Giao thông vận tải (2012), Thông tư 10/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.
5.Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an (2013), Kế hoạch số 12593/KHPH- BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 về công tác phối hợp tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ.
6.Bộ Giao thông Vận tải (2014), Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25 tháng 2 năm 2014 Quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải.
7.Bộ Giao thông Vận tải (2017), Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT ngày 28 tháng 2 năm 2017 Quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
8.Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
9.Chính phủ (2012), Nghị định Số 07/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 2 năm 2012 Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 về tổ chức và hoạt động Thanh tra Ngành giao thông vận tải.
11. Phạm Tuấn Khải, Thanh tra Chính phủ (2014): Thanh tra nhà nước chuyên ngành, những vấn đề cần chú ý khi đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học thanh tra, tập III của Thanh tra Nhà nước.
hoạt động Thanh tra chuyên ngành - những vấn đề lý luận và thực tiễn, TTCP – 2014. 13. Nguyễn Văn Mạnh (2002): Vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học thanh tra, (II-B), tr.109.
14. Nguyễn Văn Mạnh (2003): Một số ý kiến về đổi mới tổ chức hoạt động thanh tra bộ, ngành, Kỷ yếu nghiên cứu khoa học thanh tra, (V), tr.184-185.
15. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia. 16. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Luật Thanh tra.
17. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Luật Giao thông đường bộ.
18. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2010), Luật Thanh tra. 19. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp.
20. Sở GTVT Lâm Đồng (2015), Quyết định số 821/QĐ-SGTVT ngày 17/12/2015 quy định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra Sở GTVT.
21. Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng (2018), Báo cáo số 239/BC-TTS ngày 15/12/2018 về báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2018
22. Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng (2019), Báo cáo số 215/BC-TTS ngày 10/12/2019 về báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2019
23. Thanh tra Sở GTVT Lâm Đồng (2020), Báo cáo số 228/BC-TTS ngày 18/12/2020 về báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2020.
24. Trần Văn Trường, Bộ Giao giao thông vận tải (2017): Nhận diện về thanh tra chuyên ngành – qua thực tiễn ngành Giao thông vận tải, Theo Tạp chí Thanh tra số 02- 2017, tr14.
25. Trần Văn Trường, Bộ Giao thông vận tải (2017): Một số vấn đề đổi mới quản lý nhà nước về giao thông vận tải trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí giao thông vận tải (05), tr 177 - 179 xuất bản năm 2017.
26. Trần Văn Trường, Bộ Giao thông vận tải (2018): Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học, Học viện khoa học xã hội.
27. Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng thanh tra khối nội chính, Vụ II Thanh tra Chính phủ (2010): Mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện quyền thanh tra và quản lý nhà nước về thanh tra, TTCP – 2010.
28. Trần Văn Tuyền, Tổng Thanh tra Chính phủ (2009): Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngành Thanh tra trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Luận cứ khoa học và hoàn thiện pháp luật về thanh tra, năm 2009.
29. Ủy Ban Thanh tra của Chính phủ (1977): Một số văn kiện chủ yếu của Đảng và Chính phủ về công tác thanh tra, Hà Nội.
30. UBND tỉnh Lâm Đồng (2016), Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 03/03/2016 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
31. Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học (1998), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, tr.882.
32. Nguyễn Thị Hải Yến, Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ (2012): Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, TTCP – 2012.