Nguồn: Trang 29, “Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản 40 năm nhìn lại và định hướng tương lai”.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác Giáo dục giữa Nhật Bản và Việt Nam trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI (Trang 25 - 27)

phái cử cộng sự tiếng Nhật, với khoảng 3000 người Nhật tới giảng dạy tại các nước Đông Nam Á. Chương trình sẽ kéo dài 7 năm từ 2014-2020.

Tại Việt Nam, tính đến năm 2017, Quỹ đã phái cử 30 cộng sự tiếng Nhật, số lượng này đứng thứ 3 tại khu vực sau Indonesia và Thái Lan. Năm 2013, dự án đưa tiếng vào các trường phổ thông đã được thử nghiệm tại Việt Nam. Đến năm 2015, nhiều trường đã chính thức đưa tiếng Nhật vào giảng dạy với tư cách là ngoại ngữ thứ nhất. Đặc biệt, từ tháng 9/2017, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở cấp tiểu học với chương trình học tiếng Nhật tại 5 trường tiểu học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về nghiên cứu Nhật Bản: Ngành Nhật Bản học được mở rộng nhanh chóng, từ chỗ chỉ có một Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản duy nhất thuộc chính phủ thì nay cả nước có hàng chục cơ sở nghiên cứu Nhật Bản các khoa giảng dạy chuyên ngành Nhật Bản học tại các trường đại học với đội ngũ hành trăm nhà nghiên cứu. Về mặt không gian Nghiên cứu về Nhật Bản học không chỉ tập trung vào hai thành phố lớn mà mở rộng ra nhiều thành phố khác. Hàng năm Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản tài trợ khoảng vài chục dự án cho giao lưu và nghiên cứu Nhật Bản học.

2.4.2. Mặt tích cực

- Thứ nhất, trong 47 năm qua, cùng với việc thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng phát triển. Sở dĩ có được những thành quả đáng tự hào như trên, ngoài lý do khách quan là sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hai nước tạo môi trường thuận lợi cho việc hợp tác, còn có một số nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ nhu cầu, thực lực và khả năng đáp ứng của hai nước.

+ Về phía Việt Nam, trong điều kiện chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, việc cải cách giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho đất nước là một đòi hỏi cấp bách. Chúng ta đang cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các quốc gia có kinh nghiệm và khả năng tài chính về vấn đề này. Trong khi đó, Nhật Bản là cường quốc kinh tế đứng

thứ 3 trên thế giới, có trên 100 năm kinh nghiệm cải cách giáo dục và đào tạo nhân lực nên đáp ứng được các nhu cầu cấp bách của chúng ta. Như vậy là, với nhu cầu của Việt Nam và khả năng đáp ứng của Nhật Bản, mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực này là hoàn toàn khả thi và có triển vọng.

- Thứ hai, việc giao lưu văn hóa và giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản đã thúc đẩy mạnh mẽ việc quảng bá văn hóa nghệ thuật Nhật Bản đến người dân Việt Nam bằng các chương trình tuần lễ phim Nhật Bản, triển lãm nghệ thuật,... Và đặc biệt là các học bổng giáo dục đã thúc đẩy sự quan tâm và yêu thích Nhật Bản của người Việt Nam lên tới 97% cao nhất trong các nước ASEAN. Con số du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản bằng học bổng của chính phủ Nhật Bản và số lượng người tham dự kỳ thi năng lực tiếng Nhật hàng năm đã chiếm con số lớn nhất Đông Nam Á32. Từ năm 2008, một trào lưu Việt Nam đã hình thành ở Nhật Bản với sự yêu thích các món ăn Việt Nam như phở, nem cuốn,.. yêu thích các trang phục áo dài Việt Nam và phong trào giới trẻ Nhật Bản đi du lịch Việt Nam33.

- Thứ ba, Theo kết quả của cuộc khảo sát tuyển sinh sinh viên quốc tế năm 2018 do Tổ chức dịch vụ sinh viên Nhật Bản (JASSO) thực hiện, số lượng du học sinh Việt Nam đang học tại Nhật Bản đang ngày càng tăng cao, có tổng cộng 72,354 sinh viên Việt học ở đất nước hoa anh đào tính đến ngày 1/5/2018, tăng 17.3% so với năm 2017 (61,671 người). Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản trong năm 2018 chiếm 24.2% tăng 1.1% so với năm 2017(23.1%), và đứng thứ 2 sau Trung Quốc (chiếm 38.4% tổng số thành phần) về số lượng sinh viên quốc tế theo quốc gia34.

- Thứ tư, theo đánh giá về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo số lượng sinh viên Việt Nam học tập ở Nhật Bản, số lượng sinh viên Nhật Bản học ở Việt Nam những năm gần đây tăng rất nhanh. Thậm chí

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác Giáo dục giữa Nhật Bản và Việt Nam trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w