có ý kiến cho rằng hiện đang xuất hiện một “phong trào Đông Du” mới của Việt Nam35.
2.4.3. Mặt hạn chế
Tuy vậy, cũng vẫn còn có những vấn đề cần phải giải quyết nếu muốn phát triển hợp tác giáo dục giữa hai nước sâu sắc hơn nữa.
Thứ nhất, về hợp tác giáo dục, hiện nay hai nước mới chỉ hạn chế ở việc Việt Nam cần gì thì Nhật Bản hỗ trợ về cái đó, trong khuôn khổ của nguồn vốn ODA, trong khi quan hệ hợp tác là phải từ hai phía, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Rõ ràng là chúng ta cần có một định hướng tổng thể, một kế hoạch hợp tác dài hơi với phía bạn, trong đó cũng cần chú trọng đến việc Việt Nam có thể cung cấp được những dịch vụ giáo dục và môi trường nghiên cứu như thế nào cho người Nhật Bản.
Việt Nam ở vị trí địa lý quan trọng về mặt chính trị, lại là điểm giao tiếp của văn hóa Trung Hoa và các luồng văn hóa Đông Nam Á, đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây từ thời Pháp thuộc. Văn hóa Việt Nam thực sự là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu Nhật Bản. Nếu chúng ta có những chính sách và biện pháp khuyến khích rõ ràng thì chắc chắn trong tương lai gần việc giao lưu học tập và nghiên cứu với Nhật Bản sẽ rất phát triển. Mặt khác, việc hợp tác giáo dục cũng cần được triển khai hơn nữa ở các cấp giáo dục trung học và tiểu học. Cần tăng cường sự hợp tác về mặt học thuật trong giáo dục ở các cấp độ này, chứ không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, hay việc giao lưu thanh, thiếu niên như hiện nay.
Thứ hai, việc hợp tác giáo dục trong quan hệ Việt Nam và Nhật Bản vẫn còn một số hạn chế nhất định như vẫn chưa triển khai rộng rãi hợp tác nghiên cứu giữa các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học của Việt Nam và Nhật Bản.
Thứ ba, Quỹ tài chính cho nghiên cứu và giáo dục còn hạn hẹp kinh phí không đáp ứng đủ nhu cầu nghiên cứu và đào tạo giáo dục mỗi năm chỉ mời được một vài người, và hiện
chỉ có nguồn tài trợ từ Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản, Quy phát triển học thuật JSPS cần xã hội hóa các thành quả nghiên cứu để nâng cao nhận thức và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước
Thứ tư, về tài trợ học bổng vẫn chưa có nguồn tài trợ khác ngoài các nguồn tài trợ từ chính phủ nên vẫn chưa thúc đẩy mạnh mẽ du học và trao đổi sinh viên hai nước các trường nên có chế độ ưu đãi đặc biệt để thu hút sinh viên Việt Nam hoặc Nhật Bản du học.
Thứ năm, chưa có sự tăng cường hợp tác đào tạo theo hình thức du học tại chỗ, Việt Nam trên đà phát triển nên rất cần các nguồn lực chất lượng cao còn Nhật Bản là một quốc gia phát triển có một chế độ giáo dục ưu việt có thể giúp Việt Nam nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.
Thứ sáu, Về đào tạo tiếng Nhật chỉ mới thí điểm dạy tiếng Nhật từ bậc tiểu học và đào tạo hạn chế ở bậc THCS cần đưa tiếng Nhật trở thành ngoại ngữ phổ biến trong tuyển sinh, tuyển dụng ở Việt Nam có như vậy mới thúc đẩy hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu.
Ngoài ra, về hợp tác nguồn nhân lực chưa có nhiều hình thức sự hợp tác trên nhiều mặt việc giao lưu giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế cần xây dựng thêm các trung tâm hợp tác nguồn nhân lực.
Tiểu kết
Như vậy, trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những mục tiêu và nội dung rõ ràng, thiết thực. Trên cơ sở nội dung và mục tiêu đó thì hai bên bắt đầu quá trình triển khai để hiện thực hóa những cam kết đã nêu. Nhìn chung, trong mối quan hệ này thì Nhật Bản là nước chủ động, cho nhiều hơn là nhận so với Việt Nam. Điều này cũng dễ hiểu vì một lẽ tất nhiên: Trình độ giáo dục và đào tạo giữa 2 nước có một sự chênh lệch lớn. Nếu so với nền giáo dục có hơn 100 năm cải cách và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào như Nhật Bản thì chặng đường để Việt Nam đạt đến những thành tựu vượt bậc như Nhật Bản thì còn xa,
nhất là hiện nay, vấn đề cải cách chương trình giáo dục của Việt Nam ở các cấp bậc còn nhiều ý kiến trái chiều, thiếu sự đồng thuận nhất trí. Trong hai thập niên vừa qua thì Nhật Bản nói được thì làm được. Họ đã hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam, từ nguồn vốn cho đến việc xây dựng cơ sở vật chất, viện trợ không hoàn lại, cho đến việc phổ biến các giá trị văn hóa và ngôn ngữ Nhật cho Việt Nam. Phía Việt Nam liên kết, thực hiện cam kết của mình bằng việc trao đổi du học sinh, cung cấp học bổng du học cho học sinh sinh viên Nhật Bản sang học tập tại Việt Nam. Việt Nam cũng cho phép Nhật Bản triển khai chương trình giảng dạy tiếng Nhật ở các cấp, cho phép Nhật liên kết trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với các trường đại học, học viện của Việt Nam. Về lĩnh vực liên kết đào tạo nguồn nhân lực thì Việt Nam chủ động hơn. Đó là việc Việt Nam xuất khẩu lao động sang Nhật, đưa người tài sang Nhật học tập dưới hình thức tu nghiệp sinh, thực tập sinh. Nói tóm lại, mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Nhật Bản và Việt Nam có nhiều triển vọng tốt, nhưng để mối quan hệ hợp tác sâu rộng, bền chặt hơn nữa thì cần có sự thiện chí, nhiệt tâm từ cả hai bên.
CHƯƠNG 3.