VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP HỘI AN
3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế xã hội TP Hội An
Những năm qua, TP.Hội An và các xã đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Phát triển kinh tế luôn giữ ở mức tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với định hướng thế mạnh về dịch vụ - du lịch và thương mại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng chung về dịch Covid-19 nên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố hiện gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ - du lịch - thương mại chiếm 72%; công nghiệp - xây dựng 22,5%; nông nghiệp 5,5%. Tổng giá trị ngành dịch vụ - du lịch - thương mại đạt hơn 2.313 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng 2.260 tỷ đồng; nông nghiệp 615 tỷ đồng.
3.1.1.1.Các chỉ tiêu phát triển thành phố Hội An đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hội An lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định các chỉ tiêu phát triển đến năm 2025, tầm nhìn 2030:
- Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) toàn thành phố 5 năm: 88.800 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân: 11%. Trong đó, nhóm ngành du lịch - dịch vụ - thương mại tăng bình quân 11%, nhóm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 12,5%, nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 0,02%.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm khoảng 18.000 tỷ đồng; tổng thu ngân sách 5 năm 12.050 tỷ đồng, tăng bình quân 6,82%; tổng chi ngân sách 5 năm 8.285 tỷ đồng, tăng bình quân 5,5%; trong đó chi đầu tư 4.300 tỷ đồng, tăng bình quân 6,69%, chi thường xuyên 3.985 tỷ đồng, tăng bình quân 4,18%.
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 100 triệu đồng. - Tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành nghề dịch vụ - du lịch chiếm khoảng 50%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 20%, nông - ngư nghiệp chiếm khoảng 30%; lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 40%.
- Tiếp tục giữ vững không còn hộ nghèo và giảm nghèo bền vững. 3.1.1.2. Các nhóm nhiệm vụ chủ yếu
Một là, Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế đảm bảo tính lâu dài và bền vững.
Hai là, Thực hiện đột phá về đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đồng bộ đô thị và nông thôn, quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Ba là, Thực hiện đột phá về xây dựng, phát triển văn hóa và con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Bốn là, Đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Năm là,Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và phát triển.
Sáu là, Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả của chính quyền.
Tám là, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, thực hiện đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ.
3.1.2. Phương hướng đầu tư XDCB phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
-Khai thác, quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư và nguồn nội lực của nhân dân để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Tiếp tục triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, phát huy giá trị các chương trình, dự án trọng điểm của thành phố như: Bãi xe khu Công viên văn hóa đa chức năng;
-Kênh tiêu và đường giao thông từ khối Xuân Hòa - Tu Lễ đến sông Thu Bồn; Xử lý chống thấm thân đập tại hồ Bãi Bìm, Tân Hiệp; Sửa chữa mái ngói và các khu vệ sinh tại chợ Hội An (đơn nguyên Trần Phú); Tuyến đường bao từ Hai Bà Trưng đến nhà ông Xí, thôn Trà Quế, Cẩm Hà; Sửa chữa và nâng cấp Trung tâm VHTT phường Sơn Phong;
-Nạo vét sông Hoài từ cầu Quảng Trường đến giáp lăng Ngọc Thành; Sửa chữa nhà hát Hội An; Xây dựng bãi đỗ xe vào Trung tâm phố cổ (cà phê Làng Việt); Hạ tầng trong khu phố cổ; Nâng cấp mở rộng Cầu dân sinh Cẩm Kim; Nạo vét Kênh Hói Muống đoạn từ đầu tuyến đến Cầu Sông Đò;
-Đề án "Cải tiến phương thức bán vé tham quan Khu phố cổ Hội An bằng hình thức vé tham quan số hóa; Sửa chữa Trung tâm xã hội đường Phạm Hồng Thái (bố trí địa điểm làm việc cho các cơ quan); Nhà truyền thống cơ quan Quân sự Thành phố; Mái che Châu Ấn thuyền và một số dự án đã có định hướng và quy hoạch.
-Xây dựng cụm trường Mẫu giáo và tiểu học Cẩm Phô; Xây dựng hệ thống khử mùi và bể xử lý sự cố tại Trạm bơm SPA 2 thuộc hệ thống thu gom nước của Thành phố; Bảo quản tu bổ phục hồi di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều);
-Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về di dời, tái định cư, GPMB các chương trình dự án. Công khai, thực hiện tốt chế độ chính sách,
đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư đúng tiến độ. Đồng thời làm tốt công tác quy hoạch và thi công các khu tái định cư đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng để nhân dân an tâm khi chuyển đến nơi ở mới và giải quyết kịp thời các chính sách ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho nhân dân phải di dời phục vụ các dự án.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP HÔI AN
Để thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tận dụng mọi cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của thành phố Hội An, đồng thời phải thực hiện đồng bộ các biện pháp chấn chỉnh trong quản lý vốn đầu tư và xây dựng, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
Mặt khác, để nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN góp phần thực hiện kế hoạch và mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố Hội An trong những năm tới đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền thành phố phải thường xuyên tăng cường công tác chỉ đạo đối với các phòng, ngành, các địa phương cơ sở các cấp xã, phường cũng như các tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân trên toàn thành phố phải nâng cao tinh thần vai trò trách nhiệm và thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý vốn đầu tư XDCB, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
3.2.1. Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước về vốn đầu tư ở địa phương có chất lượng, khoa học, kịp thời và đồng bộ
UBND thành phố Hội An cần chỉ đạo rà soát, đánh giá hệ thống văn bản pháp luật đầu tư XDCB hiện hành một cách thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện các tồn tại, hạn chế bất cập, kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ đối với các văn bản không phù hợp. Kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản
luật có liên quan đến vốn đầu tư XDCB như: Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư… bảo đảm tính nhất quán, minh bạch, ổn định, rõ trách nhiệm và chế tài cụ thể, công khai các quy định pháp luật và trong quá trình thực hiện; bảo đảm tính hợp lý trong mối quan hệ giữa Trung ương, địa phương, giữa các Bộ tổng hợp và các Bộ quản lý ngành, giữa các sở và UBDN thành phố Hội An, cụ thể:
- Ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường trách nhiệm của các phòng: Kinh tế - Hạ tầng, Tài chính – Kế hoạch và Ban quản lý các dự án đầu tư XDCB thành phố trong việc đề cao trách nhiệm quản lý vốn đầu tư XDCB, bộ máy thực thi công vụ cần được kiện toàn, tuyển dụng đúng ngành nghề, giao việc phù hợp với chuyên môn, tăng cường tuyên truyền tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cụ; có quy định cụ thể hình thức thưởng phạt nghiêm minh đối với những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây thất thoát lãng phí NSNN;
- Ban hành Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hội An đối với các nhiệm vụ: Quy hoạch, kế hoạch, thiết kế - dự toán, thẩm định, phê duyệt, chấm thầu, trình tự về thời gian cấp phát và quyết toán vốn đầu tư đối với các công trình dự án thuộc thẩm quyền UBND thành phố Hội An quyết định đầu tư hoặc những phần việc thuộc thẩm quyền cấp thành phố theo hướng: Chính xác, nhanh gọn, giảm thiểu các thủ tục hành chính tránh gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát lãng phí và tham ô; đồng thời ban hành quy chế nâng cao năng lực, trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra, thanh tra nội bộ ở các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN thuộc thành phố và các cấp trực thuộc làm chủ đầu tư;
- Ban hành văn bản chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Kho bạc thành phố thường xuyên rà soát, phân loại đối với những công trình, dự án được đầu tư từ nguồn vốn NSNN nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai, những dự án đã có quyết định đầu tư nhưng chưa bố trí vốn để đề xuất bố trí và quyết định biện pháp chuyển đổi hình thức phù hợp đối với từng dự án như: Hệ thống chợ nông thôn có thể chuyển sang hình thức xã hội hóa đầu tư hoặc huy động các nguồn vốn khác để thực hiện hoặc tạm dừng ở điểm
dừng kỹ thuật phù hợp mà vẫn phát huy hiệu quả vốn đầu tư, hạn chế thấp nhất đến việc đầu tư không hiệu quả, không kịp thời ảnh hưởng đến việc phát huy nguồn vốn đầu tư;
- Ban hành văn bản chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư đối với công tác giám sát: Các nhà thầu nhận thầu quy hoạch, lập dự án, khảo sát thiết kế - lập dự toán, thi công, giám sát thi công đối với các công trình dự án do UBND thành phố Hội An và các đơn vị thuộc huyện làm chủ đầu tư;
- Ban hành Văn bản chỉ đạo, hưởng dẫn, đồng thời tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ giám sát cộng đồng ở cơ sở xã, phường; ưu tiên và thực hiện nghiêm túc việc chi trả kinh phí cho đội ngũ cán bộ giám sát cộng đồng khi thực hiện giám sát các công trình dự án theo quy định;
- Ban hành văn bản đối mới công tác quản lý chất lượng công trình: Trách nhiệm toàn diện đối với công tác quản lý chất lượng thuộc về chủ đầu tư, trong đó đặc biệt việc quản lý công tác giám sát nhà thầu thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo hồ sơ mời thầu và hồ sợ dự thầu đã được phê duyệt; Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư cần phải kiểm tra hiện trường thường xuyên, liên tục để nhằm kịp thời phát hiện những sai sót cũng như những yếu tố mới nảy sinh trong quá trình thi công để đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời đưa lại hiệu quả cao nhất, đồng thời cũng hạn chế được các sai sót khác như việc thông đồng giữa cán bộ giám sát và nhà thầu thi công…;
- Ban hành văn bản quy định, chấn chỉnh về công tác khảo sát nguồn vật liệu xây dựng, kiểm soát, quản lý chất lượng, giá thành vật liệu xây dựng áp dụng trong tính toán chi phí đầu tư bảo đảm tiết kiệm nguồn vốn, tăng hiệu quả đầu tư. Theo đó kịp thời quy hoạch các mỏ đất phù hợp để phục vụ đầu tư xây dựng các công trình dự án trên địa bàn thành phố, trình UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời đề nghị Sở Xây dựng hàng tháng phải có thông báo giá đất trên địa bàn cùng với thông báo giá vật liệu các loại, theo đó yêu cầu các nhà thầu tư vấn thiết kế lập dự toán căn cứ phân vùng vị trí vật liệu để lập dự toán công trình cho sát thực tế, tránh tình trạng như hiện nay mỗi công trình, dự án Chủ đầu tư phải xin Sở Xây dựng có
thông báo giá đất riêng cho dự án, tạo cơ chế xin cho có thể dẫn đến thất thoát NSNN;
- Hàng năm UBND thành phố Hội An phải phê duyệt chương trình, kế hoạch về thanh tra, kiểm tra công tác đầu tư XDCB, đưa các công trình dự án trọng điểm của thành phố có quy mô, tính chất phức tạp vào chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát về nhân lực, thiết bị của nhà thầu đưa vào thi công xây dựng; kiểm tra chất lượng phòng thí nghiệm; đảm bảo môi trường, an toàn lao động …đối với tất cả các công trình dự án trong quá trình triển khai thực hiện thi công.
3.2.2 Hoàn thiện công tác quy hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản
Trong thời gian tới công tác quy hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản cần phải tiến hành hoàn chỉnh và đồng bộ, phù hợp với quy hoạch chung của cả nước, của ngành và khu vực. Khắc phục tình trạng quy hoạch có quá nhiều mục tiêu, cần tập trung cho những mục tiêu chính, hiệu quả và phát triển bền vững, loại bỏ các mục tiêu không cơ bản theo chiều rộng hoặc ở bước trung gian. Tăng các mục tiêu quy hoạch có tính định lượng, giảm thiểu các mục tiêu chung chung, không thể định lượng được. Cần có sự bổ sung mục tiêu theo định hướng đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm thực hiện các mục tiêu chiến lược đã được xác định.
Cần rà soát lại một cách chặt chẽ quy hoạch nhằm khắc phục tình trạng chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu những luận cứ khoa học và còn chứa đựng những yếu tố chủ quan mang tính chất cục bộ theo kiểu khép kín dẫn đến chồng chéo và dàn trải trong đầu tư.
Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Rà soát, bổ sung cập nhật và hiệu chỉnh các dự án đã được phê duyệt. Kết hợp quy hoạch xây dựng với quy hoạch đất đai và quy hoạch kinh tế xã hội tránh tình trạng quy hoạch “treo”.
Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ lập, duyệt và quản lý quy hoạch. Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch. Hàng năm giành khối lượng kinh phí phù hợp với nhiệm
vụ quy hoạch để đáp ứng tiến độ làm công tác quy hoạch tránh hiện tượng làm dự án vướng đến đâu mới làm công tác quy hoạch đến đó hoặc triển khai các dự án khi không có quy hoạch.
Các cấp, các ngành hiểu được tầm quan trọng của công tác quy họach, trước hết là các Sở chuyên ngành: Xây dựng, Giao thông, Công thương,Văn hóa thể thao và Du lịch…
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, công tác quy hoạch ngành phải được thống nhất về nội dung, phương pháp, trình tự và phê duyệt, cần có sự phối